Alexander Rodchenko (Phần 2)

Trong phần thứ hai của loạt bài về người nghệ sĩ – nhà thiết kế Nga tiên phong hàng đầu đầu thế kỷ 20, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông, bao gồm hội hoạ, thiết kế áp phích, và nhiếp ảnh. Tất cả những tác phẩm này, theo cách riêng, đều đã có tầm ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực của chúng.

  • Nghệ thuật của tương lai sẽ không phải những thứ trang trí ấm cúng cho những căn hộ đóng kín.
  • Tôi đã bị thuyết phục rằng sự đại diện sẽ không bao giờ quay lại với cách mà nó từng là và sự phi-đại diện rồi cũng sẽ tới lượt nó tiêu tan, mở ra con đường cho một điều gì đó hoàn toàn mới mà có khởi đầu diễn ra vào ngay lúc này như tôi cảm thấy.
  • Một người cần phải ghi nhận một vật thể bằng nhiều cú máy, từ nhiều điểm nhìn khác nhau và trong nhiều tình huống khác nhau, như khi một người điều tra vật thể ấy bằng cách đi vòng quanh nó chứ không phải cứ nhìn mãi qua một lỗ khoá lần nữa và lần nữa.
  • Tôi muốn chụp những bức ảnh phi thường mà chưa từng được chụp trước đây… những bức ảnh vừa đơn giản vừa phức tạp mà sẽ khiến người xem thích thú đến choáng ngợp… Tôi cần phải đạt được điều đó để nhiếp ảnh có thể bắt đầu được coi là một hình thức của nghệ thuật.

1915: Vũ điệu. Một bố cục phi vật thể

Sơn dầu trên toan. Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin, Moscow, Nga

Năm 1912 tại Kazan, Rodchenko tham dự một buổi giảng của các hoạ sĩ Vị lai Nga Wassily Kamensky, David Burliuk, và Vladimir Mayakovsky. Ông lập tức đã bị thuyết phục, rời bỏ kiểu cách của Art Nouveau đã xuất hiện trong một vài tác phẩm trước đó và bắt đầu phân mảnh hoá những hình khối để tạo ra những bố cục năng động. Vũ điệu (Dance) có lẽ là tác phẩm mang đậm phong cách Vị lai nhất của Rodchenko, và rõ ràng có những sự tương đồng giữa tác phẩm này và các tác phẩm của các nghệ sĩ Vị lai Ý như Umberto Boccioni và Gion Severini.

Tuy nhiên, Rodchenko đã sớm trở nên thiếu hứng thú với phong cách này và, sau đấy, bắt đầu tạo ra những hình ảnh còn trừu tượng hơn nữa, dẹp sang bên tất cả những gợi ý cuối cùng về ảo ảnh mà Vũ điệu tạo ra.

1918: Bức tranh phi vật thể số 80 (Đen trên Đen)

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Mỹ

Rodchenko đã chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chủ nghĩa Tối thượng của Kazimir Malevich, đặc biệt bởi những tác phẩm như Hình vuông đen (Black Square) (1915) mà đã giảm thiểu những thành phần của một tác phẩm hội hoạ xuống còn một hình vuông đen đơn nhất vọng lại hình dạng của tấm toan vẽ. Tuy nhiên, Rodchenko đã từ chối chủ nghĩa duy linh của Malevich và thay vào đó là một nỗ lực nhấn mạnh và các phẩm chất về chất liệu của bức tranh, cụ thể là bề mặt và cấu trúc bề mặt (hay “faktura” như cách người Nga gọi). 

Bức tranh phi vật thể số 80 (Non-Objective Panting No. 80) là điển hình cho chặng sự nghiệp này của Rodchenko và là một phần của chuỗi tranh tương tự tên Đen trên đen (Black on Black), mà đã được trưng bày cùng năm bức tranh trắng của Malevich ở Moscow năm 1919. Triển lãm này đóng vai trò quan trọng đưa thẳng Rodchenko lên hàng ngũ tiên phong của tiền tiến Nga.

1920: Kiến tạo số 127 (Hai đường tròn)

Sơn dầu trên toan. Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin, Moscow Nga

Vào năm 1920, Rodchenko không còn cảm thấy bắt buộc phải lấp đầy các hình tượng hình học cơ bản của mình bằng những lớp màu dễ dàng phân biệt được nữa. Tác phẩm Kiến tạo số 127 (Construction No. 27) bao gồm hai đường tròn, được vẽ một cách hoàn hảo, giao nhau. Những đường tròn trắng trên nền đen hình thành một cấu trúc các yếu tố liền kề mạnh mẽ giải phóng đường nét khỏi bất cứ ý nghĩa dễ nhận biết nào. Bố cục hình học cân bằng và cụ thể này nhấn mạnh mối bận tâm của Rodchenko với kỹ thuật và thiết kế mà được ông duy trì trong suốt sự nghiệp của mình. 

Rodchenko đến được với những bố cục như này bằng cách dần dần loại bỏ tất cả những gì ông cho là không cần thiết trong lĩnh vực hội hoạ; sau khi giảm thiểu màu sắc về màu đen và nhấn mạnh cấu trúc của bề mặt, ông nắm bắt đường nét như thành phần quan trọng và căn nguyên nhất của phương tiện hội hoạ. Sự phát triển này có thể chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng của Wassily Kandinsky. Hai nghệ sĩ vốn có mối quan hệ chặt chẽ, mặc dù Kandinsky nhấn mạnh vào những khả năng biểu hiện của đường nét, Rodchenko nhấn mạnh vào những khả năng của đường nét như là một công cụ của kiến tạo.

Rodchenko có nhiều tác phẩm tranh và cả tác phẩm điêu khắc vang vọng lại cùng một tinh thần như của Kiến tạo số 27 hay Hai đường tròn, ví dụ như tác phẩm Điêu khắc treo năm 1920 này

1921: Đỏ thuần khiết, Vàng thuần khiết, Lam thuần thiết

Sơn dầu trên toan. Lưu trữ về Alexander Rodchenko và Varvara Stepanova, Moscow, Nga

Tại đây, Rodchenko tái diễn giải hình thức nghệ thuật mang tính biểu tượng của truyền thống phương Tây – tam liên hoạ – mà vốn được dành riêng cho những tái hiện của các cảnh tượng tôn giáo. Tác phẩm này phản ánh niềm hứng thú của Rodchenko đối với Malevich qua năm tháng, nhưng thay vì theo đuổi chủ nghĩa duy linh như Malevich, ông nhấn mạnh vào những phẩm chất vật lý và vật chất của hội hoạ – trong trường hợp này, màu sắc. 

Rodchenko coi những bức tranh này như tuyên ngôn cuối cùng của mình về hội hoạ, như những lời nổi tiếng mà ông đã viết “Tôi đã rút gọn hội hoạ xuống kết luận logic của nó và trưng bày ba bức tranh: đỏ, xanh lam, và vàng. Tôi khẳng định: mọi thứ đã kết thúc. Những màu cơ bản. Mỗi mặt phẳng là một phẳng và không có bất cứ sự đại diện nào ở đó.” Những thử nghiệm đơn sắc này hẳn đã là một hình mẫu quan trọng cho những thế hệ nghệ sĩ trừu tượng sau đó, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa Tối giản.

1923: Ma-két cho quảng cáo Bánh quy Tháng Mười Đỏ

Màu goát trên giấy – Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Mỹ

Khi Rodchenko từ bỏ hội hoạ vào năm 1921, ông cũng từ bỏ rất nhiều những thái độ truyền thống của người nghệ sĩ như một người bình luận về xã hội và thay vào đó bắt đầu đặt những tài năng của mình vào việc phục vụ công nghiệp Nga và cuộc cách mạng đương còn non trẻ. Đây là một ví dụ ban đầu cho nền công nghiệp Nga, quảng cáo hãng bánh kẹo Tháng Mười Đỏ. Những dạng hình học sắc nét xác định bố cục thông qua sự sắp xếp đan xen của những đường ngang và dọc. Bản thân những chữ cái cũng mang tính cách điệu. Các thiết kế của Rodchenko vừa lạ mắt vừa hấp dẫn, và là một nguồn ảnh hưởng quan trọng tới những đơn vị thí nghiệm nghệ thuật then chốt như Bauhaus của Đức.

1924: Sách (Áp phích quảng cáo cho Nhà xuất bản Lengiz)

Cắt ghép ảnh và màu goát trên giấy – Bộ sưu tập cá nhân

Áp phích này được cho là đã mang lại cho Rodchenko nhiều danh tiếng và sự tán dương nhất từ những người bảo trợ của ông trong chính phủ Xô viết. Bố cục này là điển hình cho việc sử dụng kỹ thuật cắt ghép ảnh (kết hợp nhiếp ảnh và văn bản) trong thời kỳ này của Rodchenko. Và nó cũng phản ánh cách mà Rodchenko nâng cấp quảng cáo của Nga sử dụng những bố cục hình học và màu sắc chói mắt để tuyên bố sự hiện đại. Trong khi các thiết kế của ông hướng tới quảng bá các công ty và mặt hàng riêng lẻ, chúng cũng tán thành những mục tiêu của cách mạng chính trị một cách thường là rõ ràng.

1930: Cầu thang

In bạc gelatin – Bộ sưu tập cá nhân

Đây là một trong những tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc nhất của Rodchenko. Ông thường được ghi nhận là người đưa ra những nguyên tắc chính cho nhiếp ảnh hiện đại, được ca ngợi vì sử dụng những góc máy và phối cảnh khác thường. 

Ở đây, ông đặt mô típ của một người phụ nữ với đứa trẻ đối lập với hình thức hình học nghiêm khắc của môi trường nhân tạo. Vị trí đặt máy ở một góc đặc biệt cung cấp một bố cục sáng tạo tuy nhiên trôi chảy và được cân bằng một cách cẩn trọng. Những bố cục như này đã là một nguồn ảnh hưởng quan trọng tới Tầm nhìn mới (New Vision), trào lưu nhiếp ảnh hiện đại đã lan rộng khắp châu Âu vào những năm 1920 và 1930.

Dịch: Hương Mi Lê

Cùng tác giả

#Tag

Alexander Rodchenko Hương Mi Lê Lê Hương Mi Series Lịch sử thiết kế đồ họa

iDesign Must-try

Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Các dự án chính phủ như WPA (Work Progress Administration) và cơ quan tư như CCA (Container Corporation of America) của Mĩ đều là những động lực quan trọng cho…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Một trong những động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của thiết kế đồ hoạ Mĩ là làn sóng nhập cư của những nhân tài từ châu Âu…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Phong trào Hiện đại đã không có được chỗ đứng sớm ở Hoa Kì. Khi triển lãm huyền thoại Armory giới thiệu chủ nghĩa Hiện đại với nước Mĩ, nó…
Isamu Noguchi (Phần 2)
Isamu Noguchi (Phần 2)
Trong phần thứ hai cũng là phần cuối của loạt bài về Isamu Noguchi, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông, trải rộng từ tượng, phù…
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Ben Shahn (Phần 3)
Ben Shahn (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài 3 phần về Ben Shahn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tác phẩm quan trọng của ông, bao gồm Cầu thang đỏ…