Chủ nghĩa Kiến tạo (Phần 1)

El Lissitzky gọi những bức tranh Proun của mình là “nhà ga nơi người ta chuyển chuyến từ hội hoạ sang kiến trúc”, các tác phẩm mang tính kiến trúc của ông trở thành cầu nối giữa các ngành đa dạng trong chủ nghĩa Kiến tạo. Chúng ta cùng tìm hiểu một trào lưu cực kỳ avant-garde, cực kỳ kỷ-hiện-đại, thần bí và khoa học, mà đã tạo nên những nguồn cảm hứng và ảnh hưởng bất tận tới nghệ thuật và thiết kế từ đầu thế kỷ 20 tới nay.

  • “Người nghệ sĩ xây dựng một biểu tượng mới với cây cọ của mình. Biểu tượng này không phải một hình thức dễ nhận biết của mất cứ thứ gì mà đã được sẵn hoàn thiện, tạo ra, tồn tại trên tế giới này – nó là biểu tượng của của một thế giới mới, được xây dựng dựa trên và vì con người.” – El Lissitzky
  • “Chúng tôi cho rằng đặc điểm cơ bản của thời đại này là sự thành công của phương pháp xây dựng … Mọi tác phẩm có tổ chức – cho dù đó là một ngôi nhà, một bài thơ, hay một bức tranh – đều là một vật thể được điều hướng tới một kết thúc cụ thể mà được tính toán để không khiến người ta quay lưng khỏi cuộc sống, mà để triệu tập họ đóng góp vào tổ chức của đời sống.” – El Lissitzky and Ilya Ehrenberg.

Tóm lược Chủ nghĩa Kiến tạo (1915 – cuối những năm 1930)

Kiến tạo là phong trào nghệ thuật hiện đại cuối cùng và có sức ảnh hưởng nhất bùng nở ở Nga trong thế kỷ 20. Nó phát triển giống như cách những người Bolshevik (một phe phái trong Đảng Công nhân Xã hội – Dân chủ Nga trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 dưới sự dẫn dắt của Lenin) lên nắm quyền trong Cách mạng Tháng Mười năm 1917, và ban đầu nó đóng vai trò như một cột thu lôi thu hút những hy vọng và ý tưởng của nhiều nghệ sĩ Nga tiên tiến nhất, những người ủng hộ mục đích của cuộc cách mạng. Nó vay mượn những ý tưởng của chủ nghĩa Lập thể, Siêu việt và Vị lai, nhưng cốt lõi của nó là một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với cách chế tạo vật thể, một phương pháp tìm cách xoá bỏ mối quan tâm nghệ thuật truyền thống với ‘cấu tạo’/‘bố cục’ (composition), và thay thế nó với ‘kiến tạo’/‘xây dựng’ (construction).

Người mới (New Man) (1923) bởi El Lissitzky. Được in và xuất bản bởi Rob. Leunis & Chapman, Hanover, Đức. Đây là một phần trong hồ sơ thiết kế trang phục cho một vở opera Vị lai mang tên Chiến thắng mặt trời (Victory over the Sun, Победа над Cолнцем)

Chủ nghĩa Kiến tạo kêu gọi một sự phân tích kỹ thuật kỹ lưỡng của các chất liệu hiện đại, và hy vọng rằng nghiên cứu này cuối cùng sẽ mang lại những ý tưởng có thể được đưa vào sử dụng trong sản xuất hàng loạt, phục vụ mọi nhu cầu của một xã hội Cộng sản hiện đại. Tuy nhiên, sau cùng thì phong trào lại bị lúng túng trong việc cố gắng thực hiện chuyển đổi từ xưởng của nghệ sĩ sang nhà máy. Một số tiếp tục giữ vững giá trị của tác phẩm trừu tượng, mang tính phân tích, và giá trị của nghệ thuật như chính nó; những nghệ sĩ này có một sự tác động to lớn đến việc truyền bá chủ nghĩa Kiến tạo khắp châu Âu. 

Trong khi đó, những người khác lại đẩy sang một giai đoạn mới nhưng ngắn ngủi và đáng thất vọng được gọi là chủ nghĩa Sản xuất, trong đó các nghệ sĩ làm việc trong ngành công nghiệp.

Chủ nghĩa Kiến tạo của Nga suy thoái vào giữa những năm 1920, một phần là nạn nhân của sự thù địch ngày càng tăng của chế độ Bolshevik đối với nghệ thuật tiền tiến. Nhưng nó vẫn sẽ tiếp tục là một nguồn cảm hứng cho những nghệ sĩ ở phương Tây, duy trì một phong trào gọi là Kiến tạo Quốc tế, phát triển mạnh mẽ ở Đức trong những năm 1920, và di sản của nó tồn tại đến những năm 1950.

Các ý tưởng và thành tựu chính

  • Những nghệ sĩ Kiến tạo đã đề xuất thay thế mối quan tâm truyền thống của nghệ thuật với cấu tạo bằng một sự chú trọng vào kiến tạo. Các vật thể được tạo ra không phải để thể hiện cái đẹp, hay cách nhìn của người nghệ sĩ, hoặc để đại diện cho thế giới, mà là để thực hiện một phân tích cơ bản về chất liệu và hình thức của nghệ thuật, một phân tích có thể dẫn đến việc thiết kế các vật dụng có công năng. Đối với nhiều người đi theo chủ nghĩa Kiến tạo, điều này đòi hỏi một đạo lý về “sự thật đối với chất liệu”/“chân lý nằm trong chất liệu”, niềm tin rằng những chất liệu chỉ nên được sử dụng phù hợp với khả năng của chúng, và theo một cách thể hiện những công dụng mà chúng có thể mang lại. 
  • Nghệ thuật Kiến tạo thường hướng đến việc thể hiện cách những chất liệu hoạt động – chẳng hạn như để hỏi rằng những chất liệu như gỗ, thuỷ tinh và kim loại có những tính chất khác nhau nào. Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật sẽ được quyết định bởi chất liệu của nó (không phải ngược lại, như trường hợp của các loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó các nghệ sĩ ‘biến đổi’ các nguyên vật liệu cơ bản thành một thứ gì đó rất khác biệt và đẹp đẽ). Đối với một số người, những yêu cầu này là một phương tiện giúp họ đạt được cái tối hậu, mục tiêu chuyển những ý tưởng và thiết kế vào sản xuất hàng loạt; đối với những người khác, nó lại là chính cái tối hậu, một phong cách hiện đại mới và nguyên mẫu thể hiện sự năng động của cuộc sống hiện đại. 
  • Hạt mầm của Kiến tạo là một mong muốn thể hiện trải nghiệm cuộc sống hiện đại – tính năng động, những tính chất mới mẻ và không định hướng của nó về không gian và thời gian. Nhưng cốt yếu cũng là một mong muốn phát triển một loại hình thức nghệ thuật mới phù hợp với các mục tiêu dân chủ và hiện đại hoá của Cách mạng Nga. Những người theo chủ nghĩa Kiến tạo là những người kiến tạo của một xã hội mới – những người lao động văn hóa ngang hàng với các nhà khoa học trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề hiện đại. 

Lịch sử và Khái niệm

Những sự khởi đầu của chủ nghĩa Kiến tạo

Painterly Architectonic (khoảng 1918) – Một tác phẩm của Lyubov Popova từ sớm thể hiện mục tiêu của chủ nghĩa Kiến tạo, vượt ra ngoài phạm vi mĩ thuật, hướng đến thiết kế và kiến trúc. 

Vladimir Tatlin thường được ca ngợi như cha đẻ của chủ nghĩa Kiến tạo. Là người cùng thời với nghệ sĩ Siêu việt Kazimir Malevich, ông đã cùng cộng tác trong phong trào Lập thể – Vị Lai trước đó. Nhưng sự quan tâm của ông về cơ bản đã thay đổi trong chuyến thăm Paris năm 1913, nơi ông nhìn thấy một loạt những bức phù điêu bằng gỗ của Picasso. Tatlin hiểu rõ giá trị của những bức phù điêu, rằng chúng không phải được chạm khắc hay mô phỏng theo cách truyền thống mà được tạo ra theo một cách hoàn toàn khác (thật sự có thể nói rằng chúng được ‘xây dựng’), được ghép lại với nhau từ các yếu tố được tạo hình sẵn. Khi trở về Nga, Tatlin bắt đầu thử nghiệm các khả năng của bức phù điêu ba chiều, và sử dụng các loại chất liệu mới nhằm khám phá tiềm năng của chúng. 

Đến năm 1919, cả Malevich và Tatlin đều đạt được một số thành tựu nổi bật như là đại diện của những hướng đi khác nhau cho làn sóng nghệ thuật tiên phong của Nga (Russian avant-garde). Họ hội tụ tại 0.10, Triển lãm tranh Vị lai cuối cùng của Hội hoạ (0.10, the Last Futurist Exhibition) (1015-16), nơi mà Malevich trưng bày các bức tranh theo trường phái Siêu việt và Tatlin cho ra mắt bức phù điêu Phản-Phù điêu ở góc (Corner Counter-Reliefs). 

Bức phù điêu Phản-phù điêu ở góc (Corner Counter-Reliefs) bởi Vladimir Tatlin (1914)

Bức phù điêu được treo trên không qua một góc của căn phòng, thay vì được gắn vào mặt phẳng của tường, và thể trừu tượng của chúng bất chấp ý tưởng truyền thống rằng bức phù điêu phải mô tả một nhân vật hay một sự kiện. Thay vào đó, những bức phù điêu của Tatlin cho phép người xem tập trung vào các loại vật liệu được sử dụng, và cách các hình thức được sắp xếp tương quan với nhau. 

Mặc dù Picasso và những người theo chủ nghĩa Lập thể đã làm việc với nghệ thuật xây dựng và cắt dán rồi, tác phẩm của Tatlin cũng rất quan trọng trong việc nhấn mạnh cả về đặc tính của chất liệu được sử dụng để chế tạo đối tượng nghệ thuật, và về thực tế là bản thân tác phẩm nghệ thuật được hoàn thành là một vật thể vật lý được phát minh ra – không phải thứ gì đó mà có vẻ dẫn đến một cánh cửa sổ mở ra một thực tại khác. 

Tuy nhiên, phải đến khi Tatlin trưng bày mô hình của ông cho Đài tưởng niệm Đệ tam Quốc tế (The Monument for the Third International) (1919-20) thì chủ nghĩa Kiến tạo mới thực sự ra đời. Thường được gọi là Tháp của Tatlin (Tatlin’s Tower), toà nhà hình xoắn ốc khác thường được thiết kế như một toà nhà văn phòng chính phủ.

Đài tưởng niệm Đệ tam Quốc tế (The Monument for the Third International) (1919-20) bởi Vladimir Tatlin 

Được lên kế hoạch để được xây cao hơn tháp Eiffel, công trình kỷ niệm chiến thắng của Cách mạng Nga này đồng thời phải hiện đại, tiện dụng và năng động. Dự án đã chứng tỏ một nguồn cảm hứng cho những thế hệ cùng thời với người nghệ sĩ, những người nhanh chóng cùng họp lại với nhau tranh luận về những hệ quả, và do đó chủ nghĩa Kiến tạo ra đời. Nhóm Công tác Đầu tiên của các nhà Kiến tạo (The First Working Group of Constructivists) được thành lập vào năm 1921, và bao gồm Alexander Rodchenko, Varvara Stepanova và những người khác. 

Cặp đôi mang linh hồn của phong trào Kiến tạo: Rodchenko và Stepanova

Mặc dù chủ nghĩa Kiến tạo thúc đẩy công việc theo các phương thức truyền thống của nghệ thuật thị giác cấp cao, như là hội hoạ và điêu khắc, nhưng tham vọng đi vào sản xuất hàng loạt của phong trào cũng khuyến khích các nghệ sĩ khám phá nghệ thuật trang trí và ứng dụng. Do đó, Xưởng Nghệ thuật Kỹ thuật Cao hơn (Higher Technical Artistic Studios) (Vkhutemas) bắt đầu đào tạo học viên của mình về nghệ thuật ứng dụng, điều khiến khơi dậy niềm yêu thích đối với dệt may và gốm sứ. Đặc biệt, Ilya Chashinik đã sản xuất đồ gốm trên đó có các dạng phẳng trừu tượng, và Stepanova đã khám phá thiết kế dệt, sử dụng lặp lại các mẫu trừu tượng táo bạo gợi lên những đức tính của sản xuất hàng loạt. Cả El Lissitzky và Rodchenko đều nổi tiếng với thiết kế đồ hoạ và ký tự pháp (typography), sử dụng hình thể chữ táo bạo, những bề mặt sắc cạnh của màu sắc và các yếu tố đường chéo. 

Chủ nghĩa Kiến tạo: Những khái niệm, phong cách và xu hướng 

Triển lãm Kiến tạo Obmokhu (OBMOKhU – The Society of Young Artists), Moscow, Nga (1921)

Chủ nghĩa Kiến tạo phát triển song song với chủ nghĩa Siêu việt, hai loại hình nghệ thuật hiện đại chính bắt nguồn từ nước Nga trong thế kỷ 20. Nhưng không giống như Siêu việt, chủ nghĩa mang những mối quan tâm đến hình thức và trừu tượng thường có vẻ nhuốm màu thần bí, Kiến tạo lại kiên định với những phát triển xã hội và văn hoá mới nảy sinh từ Thế chiến Thứ nhất và Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Quan tâm đến việc sử dụng ‘chất liệu thực trong không gian thực’, phong trào tìm cách sử dụng nghệ thuật như một công cụ cho lợi ích chung, phù hợp với các nguyên tắc Cộng sản của chế độ mới ở Nga. Nhiều tác phẩm của những nhà kiến tạo Nga từ thời kỳ này liên quan đến các dự án về kiến trúc, thiết kế nội thất và thời trang, gốm sứ, ký tự pháp (typography) và đồ hoạ.

Ảnh bìa catalogue triển lãm “5 x 5 = 25” (1921)

Nhiều người tiên phong trong chủ nghĩa Kiến tạo cũng đã nghiên cứu những ý tưởng của chủ Siêu việt, nhưng họ thử nghiệm nhiều hơn với những thiết kế ba chiều. Họ cũng bắt đầu tấn công các hình thức nghệ thuật truyền thống mà họ cho rằng chủ nghĩa Kiến tạo có thể thay thế: hội họa chính thức bị “khai tử” tại triển lãm ‘5 x 5 = 25’, nơi Aleksandra Ekster, Lyubov Popova, Alexander Rodchenko, Varvara Stepanova, và Alexander Vesnin, mỗi người giới thiệu năm tác phẩm. Những bức tranh cũng được đưa vào, nhưng Popova tuyên bố rằng chúng chỉ nên được xem là thiết kế các công trình xây dựng cuối cùng. 

Non-objective painting no.80 (Black on Black) (1918), Aleksandr Rodchenko
Suprematist Composition: White on White (1918), Kazimir Malevich

Tuy nhiên, loạt tranh Đen trên Đen (Black on Black) của Rodchenko đã đưa ra một lời tuyên bố. Đối đầu trực tiếp với Trắng trên Trắng (White on White) của Malevich, vốn được coi là đại diện tối hậu của một hiện thực mới, những Bức tranh Đen của Rodchenko tuyên bố kết thúc một kỷ nguyên – “Sự đại diện đã kết thúc, đã đến lúc phải xây dựng”.

Dịch: Khánh Nguyên

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa kiến tạo Hương Mi Lê Lê Hương Mi Series Lịch sử thiết kế đồ họa

iDesign Must-try

Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Phong trào Hiện đại đã không có được chỗ đứng sớm ở Hoa Kì. Khi triển lãm huyền thoại Armory giới thiệu chủ nghĩa Hiện đại với nước Mĩ, nó…
Isamu Noguchi (Phần 2)
Isamu Noguchi (Phần 2)
Trong phần thứ hai cũng là phần cuối của loạt bài về Isamu Noguchi, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông, trải rộng từ tượng, phù…
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Ben Shahn (Phần 3)
Ben Shahn (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài 3 phần về Ben Shahn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tác phẩm quan trọng của ông, bao gồm Cầu thang đỏ…
Ben Shahn (Phần 2)
Ben Shahn (Phần 2)
Trong phần hai của loạt bài ba phần về Ben Shahn, chúng ta tìm hiểu về di sản chung của ông – người dành cả đời dùng nghệ thuật để…
Ben Shahn (Phần 1)
Ben Shahn (Phần 1)
Thời kì giữa hai cuộc Thế chiến và đặc biệt là những năm Đại suy thoái đã làm nảy sinh nhiều trào lưu nghệ thuật quan trọng tại Mĩ nói…