Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 4)

Trong phần 3 của bài nghiên cứu, chúng ta đã cùng tìm hiểu về 2 tác phẩm, Streptomyces bởi Linda Čihářová và Expogenica bởi nhóm nghệ sĩ Pavel Sterec – Vilém Novák trong khuôn khổ chương trình Festival Nghệ thuật, Công nghệ và Khoa học, ENTER 3 được tổ chức tại Praha. Với Streptomyces, Linda Čihářová chỉ đơn thuần gửi tới nhà triển lãm những bức ảnh mình chụp được trong phòng thí nghiệm theo đúng tiến trình các nhà khoa học tìm hiểu về xạ khuẩn streptomyces coelicolor – xạ khuẩn tạo kháng thể lớn nhất trong chi. Còn nhóm nghệ sĩ Pavel Sterec – Vilém Novák đã xây dựng một mối quan hệ không tưởng giữa lý thuyết kinh tế, tiến hóa, chính trị nghệ thuật cùng lý thuyết trưng bày bảo tàng, vốn không phải lời giải ngắn gọn cho câu hỏi về vị trí của nghệ thuật hay tính sáng tạo trong khoa học, thông qua tác phẩm của mình. Trong bài viết ngày hôm nay, ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về hai tác phẩm: bio+bio-BIO+BIO- bởi Svobodová và Nanoface của Pavel Kopřiva.

Để tham khảo thêm về các dự án thuộc triển lãm này, truy cập Catalog Festival ENTER3, 2007: issuu.com/ciant/docs/katalogenter2007.

Bài viết gồm 5 phần:
– Phần 1: Khí chất của Khoa học, Nghệ thuật cơ học và Khoa học biểu diễn
– Phần 2: Các nghệ sĩ trong phòng thí nghiệm khoa học
– Phần 3: Giới thiệu tác phẩm – Streptomyces bởi Linda Čihářová và Expogenica bởi Pavel Sterec
– Phần 4: Giới thiệu tác phẩm – bio+bio-BIO+BIO- bởi Svobodová và Nanoface của Pavel Kopřiva
– Phần 5: Nghệ thuật, Khoa học và Mạng lưới kết nối; Tính phát triển, sự linh hoạt và tính khảo nghiệm

Phần 4: Giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật phối hợp khoa học kỹ thuật (2)

3. Nghi lễ, thực nghiệm và trình diễn

Một thành phẩm khác của Lucie Svobodová mang tên “bio+bio-BIO+BIO-“ còn đi sâu hơn vào nghiên cứu về mối quan hệ giữa biểu diễn và thử nghiệm, và đã tìm được nhiều liên kết bất ngờ. Không chỉ đưa khoa học và nghệ thuật vào phần trình bày, cô còn sử dụng những lý lẽ phản khoa học – thường được tạo ra từ sự suy diễn và nỗi sợ hãi của xã hội. Tác phẩm là kết quả hợp tác với Viện Y học Thực nghiệm (AS CR), cho phép các nghệ sĩ sử dụng tế bào thần kinh (neuron). Cô ghi lại một thí nghiệm sử dụng hai nhóm tế bào và lần lượt cấy vào suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực dưới hình thức gần giống nghi lễ tà thuật (voodoo).

Giới thiệu về tác phẩm bio+bio-BIO+BIO-, đăng tải tại Catalog Online Festival ENTER3, 2007

Nhóm tế bào đầu tiên, mang suy nghĩ tích cực, phản ứng với nghi lễ này bằng việc sản sinh từ 600,000 tế bào lên 1,500,000 tế bào. Sau quá trình nuôi cấy, chúng trôi nổi độc lập và kết quả cuối cùng sau 12 ngày đã lên tới 2,680,000 tế bào. Nhóm thứ hai mang suy nghĩ tiêu cực và chỉ sản sinh 1,200,000 tế bào; sau quá trình nuôi cấy, các tế bào này hình thành một cơ chế được gọi là “cụm tự vệ”. Những cụm này không hề xuất hiện trong nhóm đầu và tổng tế bào sau thí nghiệm là 2,000,000 với tỉ lệ tế bào chết cao hơn. Video và ảnh từ kính hiển vi điện tử được sử dụng để ghi lại toàn bộ quá trình vừa là thí nghiệm vừa là thực hành tà giáo trong môi trường nghiên cứu.

Phần trưng bày đã tự khẳng định giá trị của mình rằng nó không chỉ đạt được mục đích nghệ thuật mà còn đưa ra những kết quả khoa học, hay ít nhất là giả khoa học cùng phép thuật. Mục đích và kết quả có lẽ là chủ quan, nhưng ngôn ngữ khoa học được sử dụng trong mô tả dự án đã dấy lên nghi ngờ cho người xem. Việc nghệ sĩ thể hiện mối quan hệ giữa khoa học, nghệ thuật và nghi thức trong thí nghiệm của mình trong phòng thí nghiệm gợi nhớ về xuất phát điểm chung của chúng – niềm tin – nhờ đó những cá nhân có chuyên môn hay mục sư có thể biểu diễn những phép màu và đem tới hoặc tạo ra những thực thể mới cho thế giới. Những khía cạnh giả khoa học của toàn bộ tác phẩm cũng thể hiện mộng tưởng công khai này, vốn là cách phản ứng thơ ngây trước những dạng thức khác nhau của hàng loạt câu hỏi và kiến thức: tôn giáo, khoa học và nghệ thuật.

Lucie Svobodová bên cạnh một hình ảnh trong tác phẩm của bà – DISPLAY + MATRIX, 2007.
Thử nghiệm với nhiều cách tiếp cận khác nhau để vẽ và tô màu, bằng cách sử dụng hàng loạt thuật toán. Các cấu trúc gợi lên mạng lưới thần kinh, dạng hình sinh học hoặc nhóm các phần tử hình học.

Nghệ thuật, trong phần trình bày và thí nghiệm này, lại một lần nữa trở thành nền tảng cho sự va chạm thay vì sự kết hợp giữa những lề lối, lý thuyết và ý tưởng khác nhau.

4. Công nghệ nano và lịch sử chân dung

Ví dụ cuối cùng tôi muốn thảo luận là dự án “Nanoface” của Pavel Kopřiva từ Khoa Mỹ thuật và Thiết kế, Đại học J.E. Purkyně tại Ústí nad Labem. Đây là tác phẩm lấy cảm hứng từ công nghệ nano và sử dụng các sợi nano với lịch sử vẽ chân dung, qua đó biến đổi nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Tác phẩm có sự cộng tác của Khoa Kỹ thuật Dệt tại Đại học Kỹ thuật Liberec – nơi có một phòng nghiên cứu về công nghệ nano nổi danh. Dự án bao gồm một video trình bày thí nghiệm nghệ thuật với các sợi nano trong ngành dược hiện đại để nuôi dưỡng mô nhân tạo. Trên vảy tế bào, các sợi nhỏ hình thành nên cấu trúc nano và được sử dụng làm lưới lọc thành phần độc hại, đồng thời là “giàn giáo” cho các mô. Trên sản phẩm, cấu trúc nano trở thành một lớp bảo vệ “nghệ thuật” bằng cách liên tục thay đổi trật tự của các sợi. Kỹ thuật “xoay hạt electro” phức tạp cùng đặc tính của các nền truyền dẫn và không truyền dẫn được áp dụng như một kỹ thuật vẽ chân dung mới và sinh động hơn so với “bức vẽ” tĩnh thông thường.

Tại đây, phương pháp khoa học được truyền tải trực tiếp và tác động lên nghệ thuật truyền thống. Tạo dựng một bức chân dung trở thành một quá trình thay vì truyền tải thụ động. Khoa học đã tái diễn giải một thực hành nghệ thuật cũ, đồng thời gợi mở không gian và tiềm năng cho một hướng biểu đạt nghệ thuật mới.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Art and Science Practices Between a Singular Performance and a Repeatable Experiment, Denisa Kera

Cùng tác giả

#Tag

Artplas khoa học nghệ thuật Nghệ thuật và khoa học Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.