Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Phần 2: Nghệ thuật đương đại hiện nay là gì?
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp theo là sự nhẹ nhõm tuyệt đối khi rũ bỏ được các thuyết bài trừ, chủ nghĩa lịch sử áp đặt, và các đại tự sự, rồi gần đây là niềm vui sướng với sự thỏa mãn dường như giản đơn của một lĩnh vực mở. Nôm na hơn, câu trả lời dường như rõ ràng tới mức tầm thường. Hãy nhìn quanh bạn. Nghệ thuật đương đại là hầu hết – sao lại không phải là tất cả? – thứ nghệ thuật đang được tạo ra hiện nay. Nó không thể trở thành chủ thể để khái quát hóa và đã khiến cho lịch sử nghệ thuật phải hoang mang; nó đơn giản, hoàn toàn là đương thời (contemporaneous). Những hỗn hợp hạnh phúc phức hợp này là một huyễn tưởng.
Trên thực tế, câu hỏi về nghệ thuật đương đại đã được khăng khăng trả lời theo nghĩa hẹp hơn bởi những hành động của các nghệ sĩ và tổ chức duy trì nó – nhiều tới mức hiện nay những phản hồi này đã ăn sâu vào cả hai phía. (Chôn vùi vào nhau, nói theo cách của Elmgreen và Dragset.) Những phải hồi không có một hình hài đơn nhất; mà chúng bao hàm xu thế hướng tới cả sự khép kín và tính mở. Hầu hết các ý kiến nhấn mạnh vào sự lưu hành của yếu tố này hay yếu tố khác của thực hành đương thời: phương tiện mới, hình ảnh kỹ thuật số, điện ảnh nhập vai (immersive cinema), các bản sắc dân tộc, chủ nghĩa quốc tế mới, phi căn tính, chủ nghĩa tân hiện đại, mỹ học vị quan hệ, nghệ thuật hậu sản xuất, văn hóa hỗn dung. Danh sách vẫn còn kéo dài.
Những kẻ biện hộ nhấn mạnh tính kết nối của hướng tiếp cận mà họ ưa chuộng tới ít nhất một trong những yếu tố của trải nghiệm đương đại, nhưng lại thường phủ nhận bất kỳ khẳng định nào về tính phổ quát, thở phào nhẹ nhõm khi thời kỳ gian khổ dưới sự thống trị của chủ nghĩa bài trừ đã qua (1).
Dù sao thì đối với tôi dường như trong diễn ngôn về nghệ thuật thị giác, hai câu trả lời lớn đã được định hình nổi bật hơn cả giữa hằng hà sa số các định nghĩa nhỏ hơn. Điều này đặc biệt rõ ở những trung tâm phân phối nghệ thuật lớn của thế giới. Tuy nhiên, từ một góc nhìn rộng hơn ra thế giới, sự nổi bật của chúng lại gây hiểu lầm và, có lẽ, tự phản bác chính mình. Những định nghĩa nhỏ lẻ hơn có lẽ lại đang trên đà giành lấy chỗ đứng cho mình.
Những diễn giả tham vọng, khái quát bức tranh lớn nhắm tới – như chúng luôn luôn thế – việc trở thành những mô tả chính xác về những thực hành (nghệ thuật) cá biệt có liên quan thế nào tới các điều kiện (xã hội) chung. Tôi trình bày chúng, hầu hết, theo cách dùng từ của riêng mình, vì nó là một rắc rối cũng ngang với việc là một định nghĩa. Tôi sẽ đưa ra những đặc điểm của hai thế lực lớn nhất, trong tất cả những tranh chấp lệch pha của chúng. Sau đó tôi sẽ chỉ ra rằng chúng là những thái cực của một sự trao đổi lưỡng phân, những vùng trung tâm của cái bị một dòng chủ lưu chiếm đoạt chính là, mâu thuẫn thay, sự phân tán: sự đa dạng lan tràn của thực hành đương đại.
(Còn tiếp)
Đón đọc Phần 3 : Đương đại như Hiện Đại mới (1)
—
Chú thích:
(1) Sự thể hiện tinh tế nhất về quan điểm “phản định nghĩa” (de-definitional) trong thời kỳ cai trị ngắn ngủi của nó là cuốn sách Vad är samtida konst? / What Is Contemporary Art? do Peter Edstrom, Helene Mohlin, và Anna Palmqvist chủ biên (Rooseum, Malmo, Sweden, 3/06–30/07/1989). Trong một loạt ấn phẩm bắt đầu từ năm 1984, Arthur Danto đã tìm cách định nghĩa nghệ thuật đương đại, khác biệt với hiện đại, là một chủ nghĩa đa nguyên hậu lịch sử, một cách ngắn gọn nhất trong phần giới thiệu cuốn sách của ông, After the End of Art: Contemporary Art and the Pale of History (Princeton, N.J., 1997). Bài luận hiện tại được phát triển từ bài biết của tôi What Is Contemporary Art? Contemporary Art, Contemporaneity, and Art to Come (Woolloomooloo, N.S.W., 2001) và “What Is Contemporary Art? Contemporaneity and Art to Come," Konsthistorisk Tidskrift 71, số. 1–2 (2002): tr. 3–15.
Người dịch: Út Quyên
Hình ảnh: Artplas
Nguồn: Contemporary Art and Contemporaneity
Các bài khác cùng chủ đề
- 1. Nghệ thuật là gì? Cái đẹp là gì?
- 2. Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
- 3. Nghệ thuật có cần đẹp không?
- 4. Cuộc chạm trán với Nghệ thuật
- 5. Định nghĩa của Nghệ thuật
- 6. Nghệ thuật và Sự tự do Thể hiện
- 7. Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
- 8. Thẩm mỹ vs. Nghệ thuật
- 9. Nghệ thuật và Tâm hồn
- 10. Đây có thật là Nghệ thuật?