Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Phần 3: Đương đại như Hiện Đại mới (1)
Richard Serra là người khởi xướng hàng đầu của nghệ thuật phi hình/chính thức (informal art) đã ghi lại trong các tác phẩm đa dạng như các video cho thấy bàn tay của nghệ sĩ cố gắng bắt lấy một vật đang rơi (Hand Catching Lead – 1968), và tác phẩm Verb list (1967–68), sự ràng buộc của nó đối với tác phẩm nghệ thuật như một sự minh chứng cho tiến trình chủ động hơn là sự hiện thực hóa hoặc điểm cuối của tiền nhận thức. Ông sớm phát triển một chiến lược mạnh mẽ để tích hợp sự linh động này vào trong các tác phẩm thoạt đầu trông như những điêu khắc rút gọn, tự túc và tối giản nhất nhưng lại kéo người xem vào một mối quan hệ rộng mở hơn nhiều. Năng lượng này chảy từ kích thước, trọng lượng hiển hiện của tác phẩm, từ xung điện của các góc độ và tính bất ổn trong sự sắp đặt vị trí của chúng – tất cả những đặc tính này khớp với quan hệ đối với con mắt và cơ thể chuyển động của người xem.
Không giống những thuộc tính không gian ảo của tác phẩm điêu khắc trừu tượng theo lối chủ nghĩa kết cấu, mà giống như các tác phẩm happening và nghệ thuật môi trường, điêu khắc của Serra đòi hỏi người xem phải bước tới gần, đi quanh hoặc xuyên qua chúng, theo những cách thức khá đặc biệt. Những tấm thép hợp kim Cor-Ten chưa đánh bóng khổng lồ đứng thẳng được nhờ dựa vào nhau, trong các không gian công cộng đông đúc như khu trung tâm đô thị của Bochum, Đức (Terminal [1977]), hay tại Broadgate, bên ngoài lối vào Sàn Giao dịch Chứng khoán London (Fulcrum [1967–87]). Tilted Arc, một tấm thép Cor-Ten thô cong dài 37m, dày hơn 5 cm và cao hơn 3,5m được sắp đặt ở Federal Plaza, New York, năm 1981, kích động một cuộc tranh cãi gay gắt tới mức dẫn tới việc dỡ bỏ tác phẩm này (2).
Hơn tác phẩm của bất cứ nghệ sĩ nào khác, và không kém phần quan trọng trong sự chuyển đổi ngược thời gian qua lịch sử nghệ thuật, Serra đã trở thành đại diện cho ý nghĩa của điêu khắc hậu kỳ hiện đại trong khuôn khổ của nghệ thuật đương đại chính thức. Tại Bảo tàng Guggenheim, Bilbao, Frank Gehry thiết kế một phòng trưng bày “con cá” nổi tiếng quanh tác phẩm Snake của Serra. Khi dia: Beacon khai trương năm 2003 tại một không gian chuyển đổi từ một nhà máy ở Hudson River, New York, kho hàng đường sắt và trạm tải hàng được lấp đầy bởi ba tác phẩm Torqued Spiral khổng lồ của Serra (ảnh bìa bài viết). Trong sự khúc triết về tạo hình của chúng được đọc bởi các cơ thể chuyển động, và trong sự đối thoại cơ bắp với không gian bao quanh chúng, những tác phẩm này đòi hỏi về không gian đặc biệt ở độ khúc triết triệt để của nó. Tuy nhiên trong bối cảnh ấy, các quan điểm cũ về việc trưng bày bảo tàng — lịch sử, trường phái, trào lưu nghệ thuật – bị ruồng rẫy trong tiếng kêu cảm thán về một cuộc chạm trán mỹ học trong hình thức chưng cất của nó.
Để nâng cao tính tức thời này hướng tới sự siêu việt đáng kinh sợ, các trưng bày ở Dia: Beacon đã cố gắng hết mức để thay đổi tính không gian sắc bén của chủ nghĩa tối giản sang một phiên bản hậu kỳ hiện đại đặc biệt của tính đương thời thuần túy. Theo lời của người sáng lập Dia, Heiner Friedrich: “Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng, kéo dài đến Matisse và Warhol. Nếu nghệ thuật còn sống, nó luôn luôn mới” (3).
Trong triển lãm Cremaster Cycle của Matthew Barney tại Bảo tàng Guggenheim, New York, năm 2003, khu mái vòm nổi tiếng có cầu thang xoắn và khuất tầm nhìn biến thành thành những vệt ánh sáng tinh khiết, trắng hơn bình thường. Logo của một công ty lơ lửng trên giếng trời; hình thoi có vẻ quen thuộc, nhưng đó là thương hiệu gì? Màu xanh coban ngoi lên từ từ dưới chân người. Các mảng màu hồng, biểu ngữ sáng chói và tiếng ồn đối chọi lẫn nhau đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh vặn xoắn. Từ mọi phía và ở bên trên, đặc biệt là 5 màn hình Jumbotron khổng lồ, video chiếu ra hình ảnh của các nhân vật giả tưởng nhưng rõ ràng rất thời thượng đang tham gia vào các pha hành động tốc độ cao hoặc tạo dáng quyến rũ theo một nghi lễ. Punk rock bùng nổ qua những âm thanh bị giảm âm lượng, những âm cao nhất vượt ra khỏi tiếng nhạc nền Muzak.
Nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật vừa phi thường, một công viên chủ đề nghệ thuật, vừa là sự kết hợp táo bạo giữa nghệ thuật mới lạ, video âm nhạc, thiết kế cá tính, công nghệ cao và thời trang crossover mà đối với cả một thế hệ đây chắc chắn là một trải nghiệm đương đại. Cremaster cycle gồm năm bộ phim điện ảnh 35mm và ngày càng có nhiều video, bản vẽ, collage, điêu khắc và sắp đặt liên quan trực tiếp đến các bộ phim — một chất liệu động điển hình của tất cả các loại hình nghệ thuật đương đại. Điển hình cũng là tính chất bí truyền của ý tưởng trung tâm cho tác phẩm: cremaster là cơ điều khiển quá trình chuyển đổi nhiễm sắc thể từ nữ sang nam và sau đó điều khiển sự co lại của tinh hoàn. Lại là một hạt nhân mơ hồ, trong một vỏ bọc chắc chắn. Chi phí sản xuất 8 triệu đô la của nó, vào thời điểm đó, thật phi thường (4).
(Còn tiếp)
Đón đọc Phần 4 : Đương đại như Hiện Đại mới (2)
—
(2) Xem Richard Serra Sculpture, biên tập Rosalind E. Krauss (vựng tập triển lãm, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại MOMA, New York, 27/02 – 13/05/1986); Richard Serra, biên tập Hal Foster và Gordon Hughes (Cambridge, Mass. 2000); và Richard Serra Sculpture 1985–1998, biên tập Russell Ferguson, Anthony McCall, và Clara Weyergraf-Serra (vựng tập triển lãm, Los Angeles, County Museum of Art, 20/09/1998 – 01/01/1999). (3) Trích dẫn từ “The Mission: How the Dia Art Foundation Survived Feuds, Legal Crises, and Its Own Ambitions,” của Calvin Tomkins, The New Yorker, 19/05/2003, tr. 46. Một phiên bản trước đó, nhưng mang tính hiện đại tinh tế của việc xác định giá trị thẩm mỹ loại này có thể được thấy ở “tính tức thời” mà Michael Fried, trong bài luận nổi tiếng “Art and Objecthood” năm 1967, đã xem như một phản ứng thuyết phục dứt khoát đối với nghệ thuật hiện đại và phản bác lại “tính kịch” mà chủ nghĩa tối giản gửi gắm tới khán giả của nó (Michael Fried, “Art and Objecthood,” Art and Objecthood: Essays and Reviews [Chicago, 1998], tr. 167). (4) Xem Matthew Barney: The Cremaster Cycle, biên tập Nancy Spector (vựng tập triển lãm, Bảo tàng Ludwig, Cologne, 06/06–7/09/2002).
Người dịch: Út Quyên
Hình ảnh: Artplas
Nguồn: Contemporary Art and Contemporaneity
Các bài khác cùng chủ đề
- 1. Nghệ thuật là gì? Cái đẹp là gì?
- 2. Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
- 3. Nghệ thuật có cần đẹp không?
- 4. Cuộc chạm trán với Nghệ thuật
- 5. Định nghĩa của Nghệ thuật
- 6. Nghệ thuật và Sự tự do Thể hiện
- 7. Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
- 8. Thẩm mỹ vs. Nghệ thuật
- 9. Nghệ thuật và Tâm hồn
- 10. Đây có thật là Nghệ thuật?