Định nghĩa của Nghệ thuật

Năm 1964, Andy Warhol mở triển lãm bản sao của những hộp xà bông Brillo, khó có thể phân biệt sự khác nhau bằng mắt thường nếu đem so với các sản phẩm hiện có trên thị trường. Điều gì khiến những chiếc hộp ấy được trưng bày trong triển lãm nghệ thuật chứ không phải những hộp bao bì khác trong siêu thị ngoài kia?

Điều này dẫn Arthur Danto tiến vào cuộc khám phá nổi danh để tìm hiểu về sự khác nhau giữa những gì là nghệ thuật và không phải là nghệ thuật, khi mà sự khác nhau ấy không chỉ nằm ở mặt hình thức (Danto 1974).

Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta phân biệt được sự khác nhau giữa chúng? Công cuộc định nghĩa nghệ thuật chính là việc tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Nhiều người có trực giác mạnh mẽ để giải thích những câu hỏi dạng như trên, và sự nghiên cứu chăm chỉ của triết học lại xuất hiện để tìm lời giải như thường khi trong mọi trường hợp khác, để nêu rõ những đặc điểm khác biệt đầy hữu ích nhằm làm sáng tỏ vấn đề này, với hy vọng ngập tràn trong việc chứng minh các luận điểm, tới mức làm dấy lên một cuộc tranh luận. Nhiều người, dù có khả năng phân rõ đâu là các mô hình tác phẩm nghệ thuật và đâu không phải nghệ thuật, vẫn vật lộn trong công cuộc xác định chắc chắn những ranh giới của nghệ thuật. 

Nếu ta quan tâm tới việc xác định đâu là nghệ thuật, có khá nhiều thứ cần phân loại. Hội họa, điêu khắc, kịch nói, âm nhạc, vũ đạo, và nhiều loại hình khác được coi là nghệ thuật trong suốt chiều dài lịch sử phương Tây. Phần lớn các loại hình này không có nhiều điểm chung, và chắc chắn rằng điểm chung giữa chúng không nằm ở hình thức, cũng không nằm ở bản chất của cách mà chúng tác động lên tri giác của người xem. Nhưng ta vẫn có thể gọi phần lớn những thứ ấy là nghệ thuật. Một trong những mục đích của việc định nghĩa nghệ thuật, là tìm hiểu xem, mặc những khác nhau giữa các loại hình trên, đâu mới là điểm chung giữa chúng, khiến chúng thực sự được coi là tác phẩm nghệ thuật.

Bức họa trên tường hang động Lascaux, từ cách đây khoảng 17,000 năm

1. Lịch sử nào cho Nghệ thuật?

Các hình vẽ tường trong hang động Lascaux đã hơn mười bảy nghìn năm tuổi. Khái niệm nghệ thuật phương Tây lấy Châu Âu làm trung tâm của chúng ta hiện nay được hình thành vào thế kỷ 18. Vậy định nghĩa nghệ thuật có nên bao hàm cả những bức vẽ tường trong hang động Lascaux, hay, ở một khía cạnh khác, thậm chí có cần liên hệ với những gì mà ta gọi là nghệ thuật từ trước thời kỳ hình thành của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Pháp?

Tất cả những câu hỏi này đặt ra vấn đề về sự phụ thuộc vào văn hóa của quan niệm về nghệ thuật mà chúng ta đang có ngày nay. Có thể thấy, nếu không có nhân loại (như chúng ta hiện giờ), sẽ không có nghệ thuật, đồng nghĩa với việc sẽ không tồn tại một loại hình tiền sử, không gắn liền với con người nào có tên là nghệ thuật, tồn tại tách biệt khỏi chúng ta, khỏi mọi hoạt động và sở thích của chúng ta. Nếu gạt những khái niệm siêu hình qua một bên, có thể nói, việc định nghĩa nghệ thuật là đặt ra những điều kiện giúp ta có thể xác định rõ ràng tất cả những gì, và chỉ những gì, có thể được coi là tác phẩm nghệ thuật.

Với nhiều người, định nghĩa nghệ thuật phải kết hợp cả hai giai đoạn lịch sử, từ những sản phẩm nghệ thuật đương đại không thể đánh giá bằng hình thức như ở thời chúng ta lúc này, và cả nghệ thuật trước thời kỳ Phục hưng, thậm chí ngược trở về thời tranh tường trong hang động Lascaux trước đây (Clive Bell, Leo Tolstoy, R. G. Collingwood).

Tác phẩm Fountain (Tạm dịch : Đài phun), 1917, Marcel Duchamp

2. Phân loại và đánh giá

Một trở ngại khác trong việc định nghĩa nghệ thuật có thể được loại bỏ bằng việc xác định rõ hai cách sử dụng chính khác nhau của thuật ngữ ‘nghệ thuật’. Có người nghe được người khác dùng câu “Thật nghệ thuật”, để nhận xét về một thứ gì đó mà về cơ bản người đó không xem là một tác phẩm nghệ thuật, ví như một bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng, một chiếc bánh kem được làm chỉn chu, hay một cú nhảy xa ném rổ trông tuyệt đẹp (Ross 1999, Quinet 1981, Elcombe 2012). Câu khen ngợi ấy thường được dùng để nói về những thứ được coi là đạt đến một trình độ cao nhất định, dù là về giá trị thẩm mỹ, hay về giá trị kỹ thuật trong thao tác. Có thể đặt lời nhận xét này qua một bên vì điều ấy không quá liên quan tới câu hỏi chính của chúng ta. Thứ chúng ta cần quan tâm ở đây là ý thức của con người trong việc phân loại, dán nhãn chính xác những thứ được coi là tác phẩm nghệ thuật, và không phải tác phẩm nghệ thuật.



3. Định nghĩa và Giải thích

Câu hỏi về định nghĩa nghệ thuật còn hay bị hiểu nhầm bởi một sự phân định không rõ ràng khác, đó chính là sự phân định giữa ‘định nghĩa nghệ thuật’ và ‘giải thích nghệ thuật’. Với một số người, câu hỏi phân loại cần được trả lời bởi một ‘định nghĩa’ giúp họ có thể xác định được đâu là một chủ thể X, dù X ở đây có phải là nghệ thuật hay không. Với một số người khác, để trả lời cho câu hỏi ‘nghệ thuật là gì’, họ đưa ra cách giải thích rằng nghệ thuật là một hoạt động thực hành, thêm vào đó là phân tích lý do vì sao các nền văn hóa tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và đánh giá cao nghệ thuật, cũng như làm rõ các giá trị của nghệ thuật, v.v. Mục đích phân loại thực sự của một ‘định nghĩa’ đơn thuần chỉ là đưa ra những điều kiện cần và đủ để xem khi nào một X bất kì được coi là một tác phẩm nghệ thuật, còn trả lời những câu hỏi rộng hơn để khám phá thêm về nghệ thuật là việc của ‘giải thích nghệ thuật’.

4. Định nghĩa chức năng và định nghĩa phương thức

Không phải ai cũng bị thuyết phục rằng có một sự khác biệt rõ ràng giữa mục đích của việc đưa ra một ‘định nghĩa’ và mục đích của việc đưa ra một lời ‘giải thích’. Một số người lập luận rằng một ‘định nghĩa mang tính phân loại’ chính xác cần phải đề cập tới chức năng thực sự của nghệ thuật, và chính chức năng ấy có thể bao hàm cả các nội dung giúp ta đánh giá về nghệ thuật. Đây chính là cách để đưa ra những ‘định nghĩa chức năng’, rằng chức năng của nghệ thuật là mang đến một loại/lượng giá trị thẩm mỹ tích cực, hoặc một loại/lượng trải nghiệm tích cực (Stecker 1990).

Điều này khác với những ‘định nghĩa phương thức’, theo đó, một thứ là nghệ thuật khi thực sự được đánh giá là nghệ thuật một cách chính đáng (Davies 1990). Cả định nghĩa về mặt ‘tổ chức’ và định nghĩa về mặt ‘lịch sử’ đều có thể được coi là ‘định nghĩa phương thức’.

Định nghĩa tổ chức’ xác định một tác phẩm nghệ thuật là ‘bất cứ thứ gì được đại diện của giới nghệ thuật công nhận là một ứng viên cho một địa vị nghệ thuật’ (Dickie 1984). Định nghĩa này gặp phải những vấn đề ở sự bình-thường-hóa-quá-độ đối với nghệ thuật, và ở sự tuần hoàn khốc liệt (Matravers 2000).

Một loại ‘định nghĩa phương thức’ khác là ‘định nghĩa theo lịch sử’. Những định nghĩa này xác định nghệ thuật bằng cách tham chiếu những gì thực sự được coi là nghệ thuật trước đây. Có lẽ ‘định nghĩa lịch’ được biết đến nhiều nhất miêu tả nghệ thuật là ‘tất cả những gì được coi là tác phẩm nghệ thuật đã được xác định trong quá khứ’ (Levinson 2011). Định nghĩa loại này đặt vấn đề ngược lại vào rất nhiều tình tiết mang tính may rủi trong lịch sử nghệ thuật, thậm chí có lẽ chưa giải thích được điểm mấu chốt của nghệ thuật, nhưng cũng gợi ra một định nghĩa phân loại có thể thỏa mãn được chúng ta.


5. Số lượng ‘định nghĩa’ khả thi

Cuối cùng, không phải ai cũng tin rằng một định nghĩa về nghệ thuật sắp được hình thành, hoặc thậm chí là cần thiết. Tiếp ngay sau ‘Những điều tra triết học’ của Wittgenstein, Morris Weitz đã lập luận rằng nghệ thuật không thể được định nghĩa. Như Wittgenstein trình bày, rằng không có một định nghĩa chính xác nào có thể áp dụng để miêu tả mọi trò chơi, nhưng tốt hơn hết chúng nên được hiểu chúng là một nhóm những thứ có cùng họ với nhau, và ta cũng nên hiểu nghệ thuật theo cách đó. Các nhà lý thuyết đương đại đã tiếp bước trong hành trình định nghĩa nghệ thuật. Một trong những cố gắng của họ là tạo nên ‘Cụm giải thích nghệ thuật’, bao gồm nhóm những thuộc tính được ghi nhận là có thể đưa ra được bằng chứng xác định một thứ là tác phẩm nghệ thuật, mà không buộc phải đề cập tới một định nghĩa chưa được chắc chắn về mặt triết học. Còn nhiều bất đồng quan điểm về kiểu giải thích này, tập trung vào khả năng rằng ấy chỉ đơn thuần là những định nghĩa ngụy tạo vô căn cứ (Davies 2004).

Xét cho cùng, công cuộc tìm kiếm những định nghĩa chính xác hơn bao giờ hết cho nghệ thuật đến nay vẫn còn đang tiếp diễn.

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Definitions of Art, Brock Rough

Cùng tác giả

#Tag

Artplas lịch sử nghệ thuật nghệ thuật Phân loại nghệ thuật Series Nghệ thuật và ? Đánh giá nghệ thuật định nghĩa nghệ thuật

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.