Nghệ thuật Phi thẩm mỹ

Nghệ thuật có thể xấu xí không?

Chúng ta đang sống trong một thế giới xoay quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng thời cũng là sự phản ánh của toàn xã hội: Nghệ thuật định nghĩa cách ta nhìn nhận về cái đẹp trên thế giới, và định hình tầm nhìn của chính chúng ta. 

Trong tạp chí Philosophy Now, nhà triết học nghệ thuật Catherine Bosley nói rằng “Nghệ thuật là nơi chúng ta tạo ra những ý nghĩa vượt xa ngôn ngữ. Nghệ thuật bao gồm việc tạo ra ý nghĩa bằng trí tuệ, gợi ra một phản ứng thẩm mỹ. Đó là một phương tiện giao tiếp mà trong đó ngôn ngữ không đủ để giải thích hoặc mô tả hết nội dung được nhắc đến. Nghệ thuật có thể biểu thị và thấu hiểu những gì chưa được nói ra trước đó.Vậy câu hỏi là, làm thế nào để một người xác định cái gì là đẹp, chiếu theo quan điểm của một người khác? 

Với những khảo nghiệm trong nghệ thuật hiện đại, xã hội luôn coi “mới” là “xấu”, nhà tâm lý học Harry Beckwith bình luận về điều này trong bài viết của mình về việc mọi người có thích những điều mới hay không. Ông nói, “Thomas Kuhn đưa ra một quan điểm liên quan đến vấn đề này trong bài viết “Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học”. Ở đó, ông kết luận rằng khoa học không tiến bộ một cách đều đặn vì các nhà khoa học, CŨNG như tất cả chúng ta, đều bám vào các kiểu mẫu sẵn có; họ luôn chú ý đến các quy tắc mà họ đã được nghe từ hằng trăm năm nay. Để có một bước đột phá xảy ra, thế hệ cũ ấy phải được thay thế bằng một thế hệ mới thách thức tính chính thống cũ này và nhìn thấy – và giúp gây ra – một sự thay đổi kiểu mẫu. Chỉ khi ý tưởng mới đó cuối cùng trở nên quen thuộc, nó mới nhận được sự chấp nhận một thế hệ.” Phản ứng đầu tiên đối với điều gì đó bạn không thể hiểu hầu hết đều là tiêu cực.

Nhưng liệu nghệ thuật vốn dĩ có thể xấu xí hay không? Trong lịch sử, nỗi ám ảnh với vẻ đẹp luôn xảy ra, nhưng nghệ thuật đương đại đang cố gắng thay đổi điều đó.

Nỗi ám ảnh về cái đẹp trong nghệ thuật bắt đầu từ thời kỳ Lãng mạn. Chủ nghĩa Lãng mạn, cho đến những năm 1850, là phong cách nghệ thuật được sử dụng rộng rãi nhất vì nó phản ánh cảm xúc, vẻ đẹp, sự độc đáo và kỹ năng nghệ thuật của chính nghệ sĩ. Chủ nghĩa Lãng mạn nhấn mạnh vào sức mạnh của nghệ thuật và bỏ qua cảm xúc; trong khi phản ứng cảm xúc đó lại là một phần trong trải nghiệm thẩm mỹ của người xem. Nhưng mục tiêu chính của các nghệ sĩ lãng mạn là tạo ra một sản phẩm có tính kế thừa và đẹp một cách có công thức: vẻ đẹp là mục tiêu tối thượng. Nhà văn Michael Sebastian nói trong bài viết của mình về “Nghệ thuật Đương đại và Suy thoái Văn hóa” rằng Thoạt nhìn, đây dường như không phải là những giá trị tồi, nhưng chúng tạo tiền đề cho sự thoái hóa trong tương lai. Với tính sáng tạo, các nghệ sĩ bắt đầu cảm thấy cần phải hoàn toàn độc đáo. Mỗi nghệ sĩ phải đại diện cho một sự đột phá hoàn toàn so với mọi thứ trước đó, cũng như với những người đương thời. Việc đưa những cảm nhận cá nhân của người nghệ sĩ vào tác phẩm cuối cùng lại khiến nghệ thuật được tạo ra chỉ tập trung vào cảm xúc của người nghệ sĩ.

Bức tranh thuộc Chủ nghĩa Lãng mạn “The Dogana and San Giorgio Maggiore” (Tạm dịch: Làng Dogana và Nhà thờ San Giorgio Maggiore), 1834, Joseph Mallord William Turner.

Nửa sau của thế kỷ 19, chủ nghĩa hiện thực nổi lên để chống lại Chủ nghĩa Lãng mạn và nhằm lột tả con người và bối cảnh đương đại “thực sự”; đối lập hoàn toàn với sự xa hoa của các tác phẩm theo Chủ nghĩa Lãng mạn. Các phong trào nghệ thuật thay đổi theo thời gian với những nỗ lực của nghệ sĩ để ngày càng trở nên độc đáo hơn, như Sebastian đề cập. 

Sau Chủ nghĩa Lãng mạn, nhà triết học người Đức Karl Rosenkranz đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề Aesthetics of Ugliness vào năm 1853. Ý tưởng của ông là phơi bày các tiêu chuẩn của nghệ thuật bằng cách vẽ bất cứ thứ gì mang tính khảo nghiệm, mà về cơ bản thì chúng không được coi là nghệ thuật thực sự. Kể từ khi tác phẩm được xuất bản, các nghệ sĩ đã bắt đầu vượt qua rào cản của những gì được định nghĩa là nghệ thuật. Ngay sau khi Rosenkranz xuất bản các tác phẩm của mình, các phong trào nghệ thuật hiện đại đã nở rộ từ những năm 1870 đến 1980. 

Ngày đó, các truyền thống bị gạt sang một bên, mở đường cho sự khám phá và thử nghiệm mới với mục đích đối đầu với các tiêu chuẩn sắc đẹp, mặc việc xã hội coi nó là xấu xí. Tuy nhiên, dần dần, sự thúc đẩy về mặt thẩm mỹ này bắt đầu định hình lại cách xã hội nhìn nhận vẻ đẹp trong thế giới nghệ thuật. Màu sắc trở nên rực rỡ và các nghệ sĩ không còn sợ hãi khi phải nói lên những thông điệp mà họ muốn. Và ngay cả sau ấy, tầm nhìn hậu hiện đại xuất hiện, để đối chọi với chủ nghĩa hiện đại, và còn đưa khảo nghiệm nghệ thuật đi xa hơn nữa. Một bài báo của New York Times được viết bởi Charlie Fox đã từng nói rằng, nghệ thuật xấu xí phản ánh một khoảng thời gian tồi tệ. Tất cả tồn tại song song cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại được bắt đầu trong thời chiến: hai chủ nghĩa tập trung vào việc phơi bày thế giới cùng sự xấu xí đang lộng hành trong lĩnh vực chính trị và chiến tranh.

Một số nghệ sĩ dùng khía cạnh xấu xí của thực tế để gợi lên những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, thông qua những hình ảnh kỳ cục hoặc thực tế tàn bạo trên thế giới, ví dụ như cái chết và bệnh tật. Họ sử dụng những gì Stephen Hicks mô tả là chiến lược “trông ghê quá phải không?”. Trong một bài báo của Johnston Jones, ông khẳng định rằng nghệ thuật xấu xí (với định nghĩa rằng nó tương đương với sự chân thật) có tính trị liệu và nó “phác họa một cách sinh động khuôn mặt mang dấu ấn của sự đau khổ bên trong”. Thứ nghệ thuật ấy là kho lưu trữ trực quan của toàn bộ sự tồn tại của chúng ta, và toàn bộ chúng đều lộn xộn và không có chọn lọc. Nhưng nghệ thuật xấu xí có thể đẹp đẽ trong bản chất gớm ghiếc của chính nó không? 

Nghệ sĩ người Mỹ James Purpura, người chơi đùa với màu sắc để thay đổi thực tế trong các tác phẩm đương đại của mình, cho rằng điều đó là có thể. Ông nghĩ rằng nghệ thuật có thể xấu xí, nhưng vẫn tồn tại vẻ đẹp trong chính sự xấu xí ấy. Lấy ví dụ như The Potato Eaters của Van Gogh, ông nói “những con người này không đẹp. Ấy không phải là một cảnh đẹp nhưng nó vẫn rất đẹp đẽ… Vẻ đẹp tự nói lên điều đó.” Định nghĩa của ông về cơ bản là: nghệ thuật là một thực thể tự xác định.

Bìa cuốn sách Aesthetic of Ugliness (Tạm dịch: Thẩm mỹ của sự xấu xí), 1853, Karl Rosenkranz

Nghệ thuật luôn có giá trị to lớn trong đời sống, nó luôn tìm cách thấu hiểu các vấn đề cơ bản về tình trạng của con người mà tất cả các mô hình đời sống văn hóa khác nhau đều cùng muốn thấu hiểu. – Stephen Hicks 

Sau đó vào những năm 1920, một phong trào nghệ thuật Đức có tên New Objectivity (Tạm dịch: Phong trào Khách quan mới) cũng nổi lên như một phản ứng chống lại Chủ nghĩa Biểu hiện, một phong trào nghệ thuật được thực hiện để thể hiện cảm xúc. New Objectivity đối chọi lại Chủ nghĩa Lãng mạn và tính duy tâm của Chủ nghĩa Biểu hiện trước tác động của chúng lên các quan điểm xã hội. Mục đích của New Objectivity là bài xích những tưởng tượng về một thế giới lý tưởng, thúc đẩy hành động của người xem và sự tham gia của công chúng. Điều này đúng theo tư tưởng của Fox về việc nghệ thuật xấu xí phản ánh thời kỳ tồi tệ, khi phong trào này bắt đầu ngay trước Thế chiến II, và phản ánh xã hội vào thời điểm đó. Fox giải thích rằng “Những gì chính xác được coi là xấu xí, tất nhiên, vẫn còn là quan điểm chủ quan trong mắt của người nhìn.” Fox cũng nói rằng “Những điểm chung của những bức tranh xấu xí chính là sự thách thức của chúng đối với sự hấp dẫn rõ ràng, quen thuộc hoặc sự tương đồng với đời thật. Chúng ở đó như một lời nhắc nhở rằng, nghệ thuật không phải là một nhánh của khoa học tái hiện tử thi, với mục đích tái tạo một cách chân thực nhất những cái đẹp đã mất.” 

Nghệ sĩ người Ý Luigi La Ferla, cũng giống như nhiều nghệ sĩ đương đại khác, đấu tranh chống lại các tiêu chuẩn sắc đẹp. Về chủ đề cái đẹp, ông nói: “Điều đầu tiên chưa chắc đã là điều quan trọng nhất… ngay cả trong sự xấu xí, vẫn có vẻ đẹp.” Định nghĩa của ông xét cho cùng vẫn khẳng định vẻ đẹp không phải là một yếu tố vững chắc, mà ấy là một điều có thể thấy được trong mọi thứ. Điều khó khăn nhất đối với các nghệ sĩ là tránh được những tiêu chuẩn sắc đẹp trong quá khứ do những người vĩ đại đặt ra, và phát triển thành những quan điểm độc đáo.

Trích dẫn từ bài viết Art of the Anti-aesthetic (Tạm dịch : Nghệ thuật Phi thẩm mỹ)

Mặc dù nghệ thuật đã thay đổi trong suốt thời gian qua, cuộc chiến của các tiêu chuẩn thẩm mỹ vẫn còn tồn tại. Giờ đây, nghệ thuật “xấu xí” được công nhận rộng rãi nhất là nghệ thuật đương đại, hay nghệ thuật bắt nguồn từ thế kỷ 20 vừa qua. Với sự xuất hiện của các nghệ sĩ mới cấp tiến như Maurizio Cattelan, Chen Wenling và Banksy, khán giả thường đặt câu hỏi xem mục đích của tác phẩm nghệ thuật điên rồ này là gì. Purpura bày tỏ sự chán ghét với Phong trào nghệ thuật Tối giản vì sự “thiếu hoạt động” trong quá trình tạo tác. Ông giải thích rằng nghệ thuật cần khiến cho người xem phải suy nghĩ : “Nếu tôi có thể nhìn chằm chằm vào một bức tranh và nghĩ, ‘làm thế quái nào bạn làm được điều đó?’ … Đối với tôi, đó là phép thuật” nhưng nghệ thuật tối giản đang thiếu mất sự độc đáo đó. 

Nhưng ngược lại, nghệ sĩ, triết gia nghệ thuật Michael Dunn lại nói rằng “Việc thay đổi gu thẩm mỹ theo thời gian cũng chỉ ra rằng vẻ đẹp không có tính khái quát” và “nghệ thuật là một lĩnh vực kiến thức chủ quan. Điều này có nghĩa là quan điểm về nghệ thuật tốt và nghệ thuật xấu thay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác.” Nghệ sĩ đương đại người Pháp Florence Mabillat khẳng định rằng ông coi vẻ đẹp là một khái niệm nhị nguyên và ấy không phải là một điều tốt. Ông nói “Tôi không thấy bất cứ điều gì thú vị trong tư tưởng nhị nguyên… Tôi nghĩ cuộc sống phức tạp hơn nhiều.” Mabillat định nghĩa vẻ đẹp là việc cố gắng để đặt vừa cuộc sống vào một chiếc hộp, trong khi cuộc sống không thể được phân loại rõ ràng như vậy được.

Những người nghệ sĩ ấy đang cố gắng tạo ra tầm nhìn độc đáo của riêng họ. Điều đó phản ánh một tư tưởng mang tính xã hội và toàn cầu về sự chống mô phỏng (anti-mimesis) theo Oscar Wilde: “Cuộc sống bắt chước nghệ thuật nhiều hơn nghệ thuật bắt chước cuộc sống.” Nghệ thuật của họ là sự phản ánh những điều tốt đẹp và xấu xí trong cuộc sống. Nhưng tại sao lại cố gắng phân loại nghệ thuật là tốt hay xấu? Xấu xí hay đẹp đẽ? Tính cá nhân của người xem không thể được dùng để xác định chắc chắn rằng một nghệ sĩ tốt hơn một nghệ sĩ khác, vì thực tế, nghệ thuật không có phương pháp xếp hạng nào như các khía cạnh khác của xã hội. Nghệ thuật là một hình thức giao tiếp, và người xem có xu hướng tập trung vào việc định nghĩa nghệ thuật hơn là dùng nghệ thuật để nói lên tiếng nói của mình. 

Trên cơ sở đó, có một điều chúng ta có thể chắc chắn về nghệ thuật đó là: nghệ thuật được tạo ra luôn mang trong mình những ý nghĩa và thông điệp. Thông điệp được để ngỏ cho khán giả tự mình diễn giải, dù cho họ thấy nó xấu xí, đẹp đẽ hay thậm chí là cả hai.

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Art of the Anti-aesthetic, Sophia Foerster

Cùng tác giả

#Tag

Artplas chủ nghĩa lãng mạn lịch sử nghệ thuật New Objectivity nghệ thuật nghệ thuật đương đại Phi thẩm mỹ Series Nghệ thuật và ? thẫm mỹ

iDesign Must-try

Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.