Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)

Vấn đề bảo tồn di sản

Kho lưu trữ kỹ thuật số: chứng nhân cho ​​sự phát triển nghệ thuật

Theo ông Tim J. Marlow, một nhà sử học nghệ thuật nổi tiếng và là thành viên của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London, sự phổ biến của bảo tàng và phòng trưng bày vẫn không hề bị suy chuyển trong thế giới siêu kết nối của chúng ta hiện nay. Trái lại, công nghệ thu hút một lượng khán giả mới và cho phép chúng ta thiết lập các kho lưu trữ để quan sát được quá trình phát triển nghệ thuật của nhân loại theo thời gian.

Hơn nữa, dự án Cỗ máy thời gian Châu Âu có các mục tiêu chính là số hóa và vạch ra quá trình tiến bộ văn hóa của Châu Âu qua các thời đại. Chiến dịch scan quy mô lớn này đã giúp ta cảm thụ tranh cũ và mới theo những cách khác so với trước đây, cũng như có những góc nhìn nghệ thuật mới trong tương lai.

Ảnh chụp màn hình Dự án Cỗ máy Thời gian Châu Âu: timemachine.eu

Nghệ thuật sao chép

Nhờ những tiến bộ công nghệ và quá trình số hóa nghệ thuật, việc bảo vệ và trùng tu di sản có thể được thực hiện dễ dàng hơn.

Ví dụ, Factum Arte ở Tây Ban Nha sử dụng máy quét 3D tự chế để bảo quản tranh và tạo bản sao thông qua in 3D. Hội thảo này sử dụng các công nghệ tiên tiến như:

1. Máy quét 3D Veronica được trang bị một số thiết bị có khả năng chụp nhiều loạt ảnh HD và quét các bộ phận cơ thể (chẳng hạn như đầu hoặc ngực) chỉ trong vài giây;

2. Máy quét laze 3D siêu chính xác Lucida, có thể quét các tác phẩm nghệ thuật theo chiều sâu mà không cần tiếp xúc. Nó nắm được dữ liệu của tác phẩm được quét (kết cấu, độ nổi, độ sâu) và giúp tái tạo tác phẩm đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Nghệ sĩ người Iran Morehshin Allahyari cũng đã sử dụng nghệ thuật sao chép này. Nhờ bộ sưu tập gồm rất nhiều ảnh và các bản vẽ 3D, cô đã có thể tái tạo các tác phẩm nghệ thuật bị Nhà nước Hồi giáo phá hủy. Bên cạnh việc tạo bản sao 3D của những bức tượng này, cô cũng đặt vào đó những chiếc cổng USB để tra cứu lịch sử.

Cuối cùng, ta không thể không nhắc đến đến nhà thờ Hồi giáo Al-Nouri. Đây là một di tích thiêng liêng của Iraq bị phá hủy vào năm 2017 nhưng đã được xây dựng lại hoàn toàn nhờ vào thực tế ảo.

Code: một công cụ nghệ thuật mới

Ngày nay, lập trình máy tính có thể được coi là một công cụ có cả tính thẩm mỹ và tiềm năng hữu ích trong việc phát triển nghệ thuật.

Một số nghệ sĩ sử dụng mã code nhằm làm nổi bật các sản phẩm của họ, để chúng có thể được biết đến và truy cập trực tiếp trực tuyến. Nghệ sĩ Filipe Vilas-Boas rất nổi tiếng với các tác phẩm kết hợp thế giới thực và ảo.

Nghệ sĩ Filipe Vilas-Boas (filipevilasboas.com) nổi tiếng với các tác phẩm kết hợp thế giới thực/ảo. 

Các bạn cũng có thể tìm đọc cuộc phỏng vấn của chúng tôi với nghệ sĩ Arnaud Renaud. Anh vừa là nhà phát triển làm việc tự do và đào tạo phát triển web tại Wild Code School, vừa là sinh viên tại École des Beaux-Arts ở Paris!

Cuối cùng, chúng ta có thể xét đến các công ty như Artiscode. Dự án này chuyên về phát triển web và thiết kế điện thoại, và có trụ sở tại Paris và Toulouse. Công ty cung cấp những trang web, ứng dụng điện thoại và phần mềm theo như yêu cầu của khách hàng. Mỗi sản phẩm lại có một bộ nhận diện riêng và bao gồm 4-trong-1: hữu dụng, dễ đọc, dễ hiểu và tái tạo không gian ba chiều chân thực.

Trí thông minh nhân tạo có thể sáng tạo không?

Khả năng sáng tạo thường được coi là một đặc điểm riêng của con người, được kích hoạt bởi sự táo bạo, tò mò và tính ngẫu hứng.

Tuy nhiên, trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​một số sự kiện sáng tạo đến từ các dạng trí thông minh nhân tạo khác nhau. Điều này từ đâu mà có?

Giống như con người, trí tuệ nhân tạo có thể học hỏi kinh nghiệm – và đặc biệt là học từ những sai lầm của chính nó. Trong công nghệ, hiện tượng này có thể được ví với các thuật toán dựa trên thuyết tiến hóa để giải quyết vấn đề đã cho.

Hello World (helloworldalbum.net) là một album được phát hành trên Spotify. Nghệ sĩ SKYGGE đã sản xuất album này với sự hỗ trợ của một AI. Mục đích của album này là để chứng minh rằng một AI có thể được sử dụng để tạo ra những giai điệu mới và hấp dẫn. 

Tóm lại, trí thông minh nhân tạo (AI) có thể sáng tạo. Dưới đây là một vài ví dụ:

— AlphaGo là một AI do Google phát triển. Nó nổi tiếng vì đã đấu với Fan Hui, nhà vô địch cờ vây thế giới. Trò chơi này đòi hỏi bạn làm phải làm theo bản năng thì mới có thể nắm thế trên cơ các nước đi của đối thủ — và đó chính xác là những gì AlphaGo đã làm! Trong trận đấu, AlphaGo đã thực hiện một chiến lược có vẻ phi logic — thậm chí là sai lầm. Cuối cùng, kể từ khi chiến lược này giúp AI soán ngôi nhà vô địch cờ vây thế giới, nó đã trở nên rất phổ biến trong các trường học;

— Angelina là một trò chơi sáng tạo trên hệ điều hành Java. Nó có thể tự rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân và không ngừng cải thiện cơ chế trò chơi bằng cách thử từng lựa chọn để tìm ra cách qua level tốt nhất;

— Hello World là một album được phát hành trên Spotify. Nghệ sĩ SKYGGE đã sản xuất album này với sự hỗ trợ của một AI. Mục đích của album này là để chứng minh rằng một AI có thể được sử dụng để tạo ra những giai điệu mới và hấp dẫn.

Điểm hạn chế của sự hợp tác giữa công nghệ và nghệ thuật

Tất nhiên! Hợp tác giữa công nghệ với nghệ thuật cũng có những điểm yếu nhất định.

Vào năm 2016, Trí thông minh nhân tạo được sử dụng để viết một bộ phim khoa học viễn tưởng ngắn tên là Sunspring. Bộ phim được đạo diễn bởi ông Oscar Sharp nhưng AI viết lời thoại và có các diễn viên tham gia diễn xuất.

Như bạn có thể thấy xem trong video Sunspring | A Sci-Fi Short Film Starring Thomas Middleditch, các đoạn hội thoại và cảnh quay dường như vô nghĩa — quá đủ để khiến bạn nghi ngờ về khả năng viết kịch bản của một Trí tuệ nhân tạo.

Kịch bản thực hiện bởi AI dành cho phim ngắn Sunspring | A Sci-Fi Short Film Starring Thomas Middleditch. Các đoạn hội thoại và cảnh quay dường như vô nghĩa — quá đủ để khiến bạn nghi ngờ về khả năng viết kịch bản của một Trí tuệ nhân tạo. 

Tóm lại, có thể nói rằng chúng ta đang từng bước tiến, dù chậm rãi, tới thứ nghệ thuật được sửa đổi bằng kỹ thuật số, và sau đó thậm chí là nghệ thuật được hoàn thiện bằng công nghệ.

Nhưng, như ta đã biết, nghệ thuật là ngẫu hứng và không thể đoán trước được. Không phải lúc nào nghệ thuật cũng hướng tới sự hữu dụng và có mục đích cụ thể. Trái lại, nó hướng tới cái đẹp, tới sự rung cảm và tính độc đáo.

Thời kì mới trong việc định nghĩa và chiêm ngưỡng nghệ thuật cũng bao gồm những cách nghĩ mới, những kĩ thuật được cải tiến và sự thay đổi trong tiêu chuẩn cái đẹp phổ biến. Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem tiến nhập vào không gian ảo, tương tác hoặc thậm chí là lai giữa cả hai?

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 
Nguồn: Does technology serve art? – Melanie Coltel, Wildcodeshool

Cùng tác giả

#Tag

Ai Artplas công nghệ nghệ thuật Nghệ thuật kỹ thuật số Series Nghệ thuật và ? ứng dụng công nghệ

iDesign Must-try

Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
“Products of Place” là một nỗ lực khám phá cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm bền vững…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…