Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)

Suốt mười ngàn năm qua, nghệ thuật luôn đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống. Nghệ thuật mê hoặc ta, đưa ta đi trên hành trình tới những vùng đất lạ. Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật. Trong bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu về vị thế của công nghệ trong thế giới nghệ thuật hiện nay.

Thời kỳ đầu của việc ứng dụng công nghệ vào nghệ thuật

— Những chiếc máy vẽ đầu tiên

Cùng bắt đầu bằng việc tìm hiểu lịch sử nhé!

Nhân dịp tổ chức triển lãm Le Mouvement tại Paris vào năm 1955, nhà điêu khắc người Thụy Điển Jean Tinguely đã giới thiệu những chú rô-bốt đầu tiên được sử dụng trong nghệ thuật tới công chúng: những chiếc máy có thể tự vẽ tranh.

Jean Tinguely bên cạnh tác phẩm tranh được thực hiện bởi Meta-matics

Bốn năm sau, tức năm 1959, bức tranh Meta-matics 17 nổi tiếng của ông đã được trưng bày tại hàng đầu tiên trên sân khấu của buổi triển lãm Paris Biennale lần thứ nhất.

Tờ bướm giới thiệu về tác phẩm “Meta-Matics” của nhà điêu khắc người Thụy Điển Jean Tinguely

Hơn 60 năm sau, một nhóm các nhà khoa học, nhà phát triển và sử gia đã cùng xây dựng dự án Họa sĩ Rembrandt kế tiếp (The Next Rembrandt). Nhân dịp này, họ đã tạo ra một cỗ máy sử dụng trí thông minh nhân tạo có thể tái hiện lại kĩ thuật chiaroscuro của họa sĩ Rembrandt (Thuật ngữ tiếng Ý có nghĩa là “sáng-tối” – mô tả tranh vẽ với lối đánh sáng tương phản tông sắc rõ ràng, thường được sử dụng để tạo khối và lên khuôn dáng cho nhân vật trong tranh, mô phỏng hiệu ứng mắt nhìn trong không gian thực).

Sau 18 tháng thử nghiệm (từ năm 2014 đến 2016) và sau khi cho cỗ máy xem rất nhiều tranh của Rembrandt, nó đã nhận định được những đặc điểm riêng của kĩ thuật này và tạo ra một bản sao giống bức tranh của họa sĩ người Hà Lan nổi danh y như đúc.

Hình trích dẫn từ Video giới thiệu dự án Họa sĩ Rembrandt kế tiếp (The Next Rembrandt).

Kết quả là ta có được một bức tranh trông còn giống thật hơn cả ngoài đời! Dù những nét cọ trông rất chân thực, nhưng hóa ra công đoạn làm ra tranh chỉ gồm một vài lớp in 3D chồng lên nhau.

Tương tự, bức vẽ Chân dung của Edmond de Belamy, một bức tranh in trên toan vẽ được tạo ra từ các thuật toán do nghệ sĩ trẻ người Mỹ tên Robbie Barrat viết code và được nhóm OBVIOUS của Pháp tiếp quản, đang được bán đấu giá lần đầu tiên vào năm 2018.

Bức vẽ Chân dung của Edmond de Belamy, được tạo ra từ các thuật toán do nghệ sĩ trẻ người Mỹ tên Robbie Barrat viết code và được nhóm OBVIOUS của Pháp tiếp quản

Nhờ vào công nghệ, nghệ thuật đã được khái niệm hoá! Tuy vậy, ta có thể kết hợp nghệ thuật và công nghệ với nhau đến mức độ nào? Công nghệ tân tiến có thể đóng vai trò gì trong nghệ thuật? Cuối cùng là, liệu kỹ thuật số có thể đem đến những thay đổi tích cực cho xã hội như thế nào?

Sử dụng công nghệ như một công cụ của nghệ thuật

— Việc số hóa tranh vẽ có đi cùng với sự đại chúng hóa?

Số hóa nghệ thuật cũng có nghĩa là ta có thể tiếp cận nghệ thuật dễ dàng hơn.

Trong buổi bình minh của thời đại mới nơi ta chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật thông qua công nghệ tân tiến, liệu ta có thể thực sự nói về sự đại chúng hóa của quá trình này không?

Ông Richard Armstrong, Giám đốc Bảo tàng Solomon R. Guggenheim tại Mỹ, đã miêu tả sự cởi mở như một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nghệ thuật. Quả vậy, nghệ thuật mở rộng cánh cửa chào đón tất cả chúng ta. Mỗi cá nhân được tự do hiểu nghệ thuật bằng cách riêng, dựa trên những gì ta nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy và cảm nhận được. Vậy nên không có cách hiểu nào là sai cả.

Chính vì lẽ đó, việc làm cho nghệ thuật trở nên phổ biến hơn trên diện rộng là vô cùng cần thiết.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 

Nguồn: Does technology serve art? – Melanie Coltel, Wildcodeshool

Cùng tác giả

#Tag

Artplas công nghệ nghệ thuật Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.