Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)

Mua trực tuyến các tác phẩm nghệ thuật

Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.

Ví dụ, phòng trưng bày kĩ thuật số Singulart là cầu nối trung gian giữa một số nghệ sĩ được chọn lọc, có tiếng trong thị trường nội địa với những nhà sưu tầm tranh. Nền tảng này cũng đem đến cho những phòng trưng bày đang tạm thời đóng cửa cơ hội giới thiệu tuyển tập các tác phẩm trong một số sự kiện kĩ thuật số. Đại dịch COVID19 đã mang tới nhiều cơ hội cho ngành thương mại điện tử trong lĩnh vực nghệ thuật.

Tham quan bảo tàng ảo

Tuy những trải nghiệm nhập vai và tương tác trên mạng dành cho công chúng đã có mặt từ trước đại dịch COVID19, nhưng xu hướng này chỉ trở nên phổ biến trong 2 năm qua.

Cuộc khủng hoảng y tế này đã tạo điều kiện cho những cách thưởng thức nghệ thuật mới được nhân rộng. Quả thực, “các cơ sở kinh doanh không thiết yếu và các địa điểm công cộng khác” đều bị đóng cửa vào tháng 3 năm 2020 để tuân thủ các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn đại dịch. Do đó, các bảo tàng đã đổi mới và tìm giải pháp để tiếp tục hoạt động và bù đắp cho việc đóng cửa kéo dài.

Thực tế ảo và thực tế tăng cường vốn đã rất được ưa chuộng trong trò chơi điện tử và điện ảnh, nay lại giúp các bảo tàng mở cửa và dễ tiếp cận hơn.

Các địa điểm văn hóa như Cung điện Versailles, Phòng trưng bày Quốc gia ở London và Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam hiện đang hợp tác cùng Google Arts & Culture (một nền tảng kỹ thuật số tạo điều kiện cho việc tiếp cận nghệ thuật và văn hóa) để mở các chuyến tham quan ảo.

Địa chỉ Bảo tàng/Triển lãm Trực tuyến về Van Gogh tại Google Art & Culture

Kể từ khi được thành lập vào năm 2011, nền tảng này cung cấp nội dung miễn phí cho hàng triệu người – có sẵn mọi lúc, mọi nơi và cho bất kỳ ai có kết nối Internet. Google cũng đang cộng tác với các nghệ sĩ và tổ chức văn hóa trên khắp thế giới để khiến cho dự án đa văn hóa này trở nên hoàn chỉnh và toàn diện hơn. Sự kết hợp này sẽ mang lại cho người dùng những cơ hội sau:

— Khám phá hơn 4.000 bảo tàng đối tác qua không gian thực tế ảo, sử dụng công nghệ tương tự như Google Street View

— Ngắm các tác phẩm ở độ phân giải cao và chiêm ngưỡng từng chi tiết nhỏ nhất, nhờ hình ảnh gigapixel (gồm một tỷ pixel để đem lại cho các tác phẩm hiệu ứng chân thật)

— Truy cập thông tin và lịch sử của từng tác phẩm và/hoặc nghệ sĩ

— Tạo triển lãm ảo của riêng bạn, vì mỗi người dùng có thể tổng hợp số lượng tác phẩm tùy thích và chia sẻ chúng trên mạng xã hội

— Thử nghiệm với tất cả các loại hình nghệ thuật, từ âm nhạc đến vẽ, xếp hình, giải ô chữ đến tô màu ảo để kích thích sự sáng tạo

— Kiểm tra kiến thức của bạn thông qua các công cụ giáo dục hay những câu hỏi về nghệ thuật và văn hóa

Và nhiều hơn nữa…

Trong bối cảnh y tế hiện nay đang hạn chế các hoạt động văn hóa, việc số hóa nghệ thuật đi cùng với quá trình đại chúng hóa và xu hướng thực tế ảo dường như ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Từ giờ, dù ở bất cứ đâu, ta chỉ cần kết nối Internet là đã có thể khám phá bề dày lịch sử nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới!

Thêm khía cạnh kỹ thuật số và cảm giác vào trải nghiệm nghệ thuật

— Cách thực tế ảo và thực tế tăng cường bổ sung cho trải nghiệm thể chất

Rất lâu trước khi đại dịch xảy ra, ngày càng có nhiều nghệ sĩ sử dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường.

Ví như vào năm 2014, nghệ sĩ Nhật Bản Nobumichi Asai – cùng với nhóm chuyên gia công nghệ, nhà thiết kế kỹ thuật số và nghệ sĩ trang điểm – đã triển khai phần mềm lập bản đồ ánh xạ (projection mapping) có tên Omote. Sản phẩm này chiếu các mẫu video lên những khuôn mặt đang cử động, biến chúng thành những bức tranh vẽ kỹ thuật số.

Dự án bản đồ ánh xạ Connected Colors của Nobumichi Asai:

Một số bảo tàng đã bắt đầu cung cấp các ứng dụng cho khách tham quan sử dụng như podcast trên Spotify hoặc video YouTube để đem đến nhiều thông tin bổ sung về các tác phẩm hơn. Trong khi đó, những bảo tàng khác như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Paris, Bảo tàng Anh ở London hoặc Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto cho phép du khách trải nghiệm trực tiếp các tác phẩm nghệ thuật tương tác thông qua thực tế ảo hoặc thực tế tăng cường. Họ có thể khám phá/tái khám phá và hòa mình hơn vào trong các tác phẩm nhờ máy chiếu video, hệ thống âm thanh ba chiều và tai nghe thực tế ảo, để đắm mình trong một thế giới nghệ thuật đầy sống động.

Moment Factory, một studio giải trí đa phương tiện ở Montreal, Paris, Tokyo và New York City, đã có ý tưởng tạo ra những trải nghiệm kỹ thuật số và nghệ thuật ở nơi công cộng. Để thích nghi với đại dịch, studio này đã có cơ hội thực hiện các dự án nghệ thuật có thể được trải nghiệm trọn vẹn mà vẫn tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội.

Dự án SuperReal thực hiện bởi Moment Factory

Học hỏi từ hành vi của công chúng

Sự kết hợp giữa công nghệ và nghệ thuật cũng đem đến cho chúng ta những cách phân tích và hiểu biết cặn kẽ hơn về hành vi của khán giả.

Mô hình phủ bóng tranh bằng công nghệ do nghệ sĩ Laetitia Bensmail và Cité de l’Innovation et des Savoirs Aix-Marseille (Liên khu Cải cách và Kiến thức Aix-Marseille – CISAM) xây dựng vào tháng 3/2020 đã cho thấy: ta có thể theo dõi chuyển động của mắt nhờ kính và máy tính chuyên dụng. Thậm chí, ta có thể xem kĩ những vị trí ​​”hot “- nơi ánh nhìn của khán giả lưu lại lâu nhất. Dựa trên việc xác định chuyển động mắt của khán giả, nghệ sĩ có thể sử dụng kỹ thuật này để dễ dàng đánh giá những điểm tiến bộ trong tác phẩm của họ cũng như sở thích và hành vi tiêu dùng của khán giả.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 
Nguồn: Does technology serve art? – Melanie Coltel, Wildcodeshool

Cùng tác giả

#Tag

Ai Artplas công nghệ nghệ thuật Nghệ thuật kỹ thuật số Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
“Products of Place” là một nỗ lực khám phá cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm bền vững…