Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 1)

Giữa một Màn biểu diễn độc nhất và một Thí nghiệm lặp lại

Phần 1 : Khí chất của Khoa học, Nghệ thuật cơ học và Khoa học biểu diễn

Đâu là sự khác biệt giữa Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học? Hiệu quả đạt được khi kết hợp chúng lại là gì? Khi nào một màn biểu diễn trở thành một thí nghiệm và ngược lại? Nghệ thuật có thể học và áp dụng được gì từ khoa học và khoa học có thể thu được gì từ mối quan hệ của nó với nghệ thuật? Chúng ta nên suy nghĩ như thế nào về sự đối lập giữa những kết quả lặp lại và những sự việc chưa từng có, giữa những điều tái diễn và những điều độc nhất, giữa những gì vĩnh viễn và những sự chóng phai? Đây chỉ là một vài những câu hỏi ẩn dưới bất kỳ cuộc thảo luận nào về các phương pháp và các hoạt động quá trình thực hành nghệ thuật và khoa học. Xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề của bài nghiên cứu này sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc phân tách Nghệ thuật và Khoa học – điều đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Sự thay đổi này đã mở ra một góc nhìn rất khác về thí nghiệm và biểu diễn, về tính lặp lại và tính độc đáo của chúng.

Bài viết gồm 5 phần :

– Phần 1: Khí chất của Khoa học, Nghệ thuật cơ học và Khoa học biểu diễn
– Phần 2: Các nghệ sĩ trong phòng thí nghiệm khoa học
– Phần 3: Giới thiệu tác phẩm – Streptomyces bởi Linda Čihářová và Expogenica bởi Pavel Sterec
– Phần 4: Giới thiệu tác phẩm – bio+bio-BIO+BIO- bởi Svobodová và Nanoface của Pavel Kopřiva
– Phần 5: Nghệ thuật, Khoa học và Mạng lưới kết nối; Tính phát triển, sự linh hoạt và tính khảo nghiệm

1. Khí chất của Khoa học

Trong khi nghệ thuật ở thế kỷ 20 bị mất đi khí chất vì khả năng tái tạo cơ học, khoa học dường như đã khám phá ra một luồng khí chất mới trong thế giới của các hạt hạ nguyên tử, có thể được tìm ra nhờ các máy gia tốc khác nhau. Trong khi các tác phẩm nghệ thuật hình ảnh và âm nhạc vẫn đang được nhân lên và lan truyền với tốc độ ngày càng tăng, thì các cơ sở khoa học căn bản nhất dường như vô cùng khó để có thể tái tạo và kiểm soát. Sự tồn tại hiếm hoi, không ổn định và bấp bênh của chúng được phô diễn trong các cơ cấu cài đặt, chỉ tồn tại ở các máy gia tốc và máy va chạm cỡ lớn, thay vì được phô bày cho công chúng.

Khí chất, mang định nghĩa như một “điều độc đáo diễn ra trong một khoảng cách nhất định, gần nhất có thể với trung tâm hiện tượng”, không còn là một thuộc tính của tự nhiên, tương tự với của các đối tượng lịch sử, mà đã trở thành một cơ sở toán học ẩn trong các quá trình và sự kiện đầy tính nghịch lý trong cơ học lượng tử, thuyết tương đối mở rộng và vũ trụ học vật lý. Khí chất ngày nay là một thuộc tính của tất cả các hệ thống động và phức tạp, sinh ra trong quá trình, không có tính lặp và ở trạng thái vĩnh viễn tiếp diễn. Thay đổi kỳ lạ này, giữa sự tái tạo cơ học của các tác phẩm nghệ thuật và sự biểu diễn độc nhất của các phần tử và các hệ thống phức tạp, làm chuyển biến quan điểm của chúng ta về nghệ thuật và khoa học như thế nào? Những giá trị của sự lặp lại và sự độc nhất có còn quan trọng trong việc định hình sự khác biệt giữa các hoạt động thực hành nghệ thuật và khoa học hay không? Sự trở lại của khí chất với tư cách đối tượng nghiên cứu có liên quan gì đến chính trị và sự tôn sùng tín ngưỡng?

Các hiện tượng như “neutrino ma” đi qua vũ trụ và Trái đất mà gần như không xảy ra tương tác nào được nghiên cứu gần đây trong thí nghiệm Main Injector Neutrino Oscillation Search (Minos) tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab), các nghịch lý về “meson bí ẩn” được nghiên cứu bởi các nhà vật lý học của Đại học Melbourne trong máy va chạm điện tử khổng lồ, như tổ chức Nghiên cứu Máy gia tốc Năng lượng cao (KEK) ở Tsukuba, “meson hấp dẫn-kỳ lạ” được phát hiện lần đầu trong máy gia tốc Vòng Trữ điện tử Cornell (CESR) bởi các nhà nghiên cứu CLEO, hay như phân tử “God” nổi tiếng – hạt boson Higgs – chưa bao giờ được quan sát thấy nhưng mọi người đều hy vọng sẽ khám phá ra trong máy gia tốc hạt lớn nhất và năng lượng cao nhất thế giới, hay máy va chạm hạt hadron (hạt cơ bản) lớn (LHC) đặt tại CERN.

Trên đây là một vài ví dụ về “những bông hoa lan mới nở trong vùng đất của công nghệ”. Chúng là khung cảnh của thực tại trước mắt, một thứ khí chất mà không con người hay thậm chí là mắt nhân tạo nào có thể bắt gặp. Để thu hút được sự quan tâm của con người, những “bông hoa lan của thực tại” này phải được khởi đầu bởi một loại hành động rất đặc biệt, một hành động mang nhiều điểm chung với một màn biểu diễn độc đáo và một nghi thức hơn là với các thí nghiệm lặp lại.

Các máy gia tốc hạt, máy va chạm, siêu máy tính và lưới điện khác nhau đã trở thành sân khấu và phương tiện truyền đạt của những hiện tượng độc đáo này – tất cả làm dấy lên câu hỏi, “Liệu khả năng lặp lại có được xem như dấu hiệu quan trọng nhất của tính khách quan và tiến bộ của khoa học?”.

Song song với đó, trong ngành công nghiệp giải trí về phim ảnh và âm nhạc, việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ kỹ thuật số trong nghệ thuật, và cả trong xu hướng Nghệ thuật Đại chúng, Fluxus và Nghệ thuật Khái niệm, tất cả chúng đều đặt ra câu hỏi về tính độc đáo, thứ khí chất mà ta đang nhắc tới và tất cả đều cố gắng khám phá khả năng lặp lại để ứng dụng nó như một năng lực sáng tạo.

Trong khi nghệ thuật có thể tạo ra ngày càng nhiều chủ đề cho những trải nghiệm cộng đồng và mang tính tập thể, thì khoa học tạo ra các chủ đề mà chỉ có máy móc mới có thể giải quyết. Nghệ thuật đáp ứng mong muốn của quần chúng đương thời để dân chủ hóa xã hội và mang mọi thứ “gần gũi” hơn với con người, từ đó “vượt qua tính độc nhất của mọi thực tại bằng cách chấp nhận sự tái tạo của nó”. Cùng đem trong mình mong muốn mang mọi thứ lại gần hơn, thì với khoa học, đó là tạo ra các lý thuyết khó tái tạo như: hố đen, hố đen siêu nhỏ, vật chất tối, năng lượng tối, vụ nổ Big bang, v.v… để xây dựng sự độc đáo ở một quy mô mới, mà có thể bị coi là thiếu giá trị văn hóa hoặc chính trị. Theo cá nhân tôi, khoa học chỉ tương đối hóa các quan niệm tôn giáo, chính trị cũng như thẩm mĩ của con người và khiến chúng ta đối mặt với những hiện tượng hoàn toàn tách biệt với con người, thậm chí là với vị trí của con người trong vũ trụ hay trạng thái của vật chất.

2. Nghệ thuật cơ học và Khoa học biểu diễn

Chúng ta có xu hướng đồng tình với mô tả của Walter Benjamin rằng nghệ thuật ở thế kỷ 20 được sao chép và phân phối bằng máy móc, nhưng liệu chúng ta có nên đồng tình với các tác giả như Hans H. Diebner hay Andrew Pickering, những người miêu tả khoa học của thế kỷ 20 là mang tính biểu diễn hay không?

Đối với Hans H.Diebner, khoa học mang tính biểu diễn là một phương pháp cụ thể gần với nghệ thuật và con người, thích hợp để nghiên cứu thuyết hỗn mang và tất cả các hệ thống phức tạp thiếu tính lặp, bất biến và ổn định. Đó là một phương pháp giúp chúng ta tìm ra cấu trúc dựa trên quá trình thực tế, từ động lực học phân tử đến thế giới nghịch lý của các hạt hạ nguyên tử mà chúng ta không thể xác định bằng từ ngữ: “… chúng ta chấp nhận khái niệm rằng Tính biểu diễn là một thước đo cho những đặc tính không thể nắm bắt và xác định được theo một hệ quy chiếu chặt chẽ (ký hiệu học). Một màn biểu diễn chứa nhiều hơn những gì có thể đọc được từ văn bản thuần túy (bản thảo, lời kịch hoặc mã nguồn). Vì chất lượng của biểu diễn trực tiếp, theo đúng như định nghĩa của nó, là độc nhất, nên thường xảy ra mâu thuẫn giữa biểu diễn với quy tắc khoa học về khả năng tái tạo. Do không thể sao chép chính xác các hiện tượng phức tạp này (ví dụ như thời tiết, động đất, vũ trụ học), yếu tố biểu diễn chỉ đóng vai trò bổ sung trong việc khảo sát các hệ thống phức tạp, đặc biệt là trong việc xử lý các mô hình và dữ liệu”.

Tính biểu diễn cung cấp cho khoa học các hình dung thay thế, thường được lấy cảm hứng từ các thí nghiệm trong nghệ thuật kỹ thuật số. Diebner đặc biệt quan tâm đến tiềm năng của việc truyền tải thông tin bằng âm thanh phi lời nói (sonification), giúp nhận biết được những thay đổi theo thời gian. Nhưng theo quan điểm của ông, nghệ thuật kỹ thuật số có thể truyền cảm hứng cho các nhà khoa học tạo ra những giả thuyết mới sau khi họ có được một góc nhìn khác về chính các dữ liệu của mình. Ông còn tin rằng, cách tiếp cận này, sử dụng các mô hình nghệ thuật để biểu diễn các hệ thống phức tạp và các hình thức kết hợp khác giữa nghệ thuật và khoa học, có thể đưa công chúng vào quá trình nghiên cứu bằng cách cung cấp cho họ giao diện thích hợp.

Còn đối với Andrew Pickering, tính biểu diễn là một khái niệm tổng quan hơn, không chỉ mô tả sự kết hợp nghệ thuật – khoa học mà còn mô tả bất kỳ quá trình nào mà trong đó tri thức và tính khách quan khoa học được tạo ra. Ông miêu tả tính biểu diễn đơn giản là một quá trình mà trong đó chúng ta để thế giới vật chất trình diễn những thực tại mới. Tính khách quan trong khoa học không phụ thuộc vào những định kiến của chúng ta nhưng lại phụ thuộc vào hành động của chúng ta, cái mà Pickering gọi là “những biến thể trong thực tiễn” và mô tả như những tương tác phức tạp giữa hoạt động của các nhà nghiên cứu và những dụng cụ thí nghiệm của họ. Ông coi khoa học “như một lĩnh vực đang phát triển của con người và các cơ quan vật chất, giao tranh lẫn nhau trong một trò chơi đối kháng và thích nghi, trong đó con người tìm cách thâu tóm vật chất”. Mục tiêu của ông là hiểu được việc thực hành khoa học thông qua cách diễn đạt đầy tính biểu diễn và phác họa “hình ảnh mang tính biểu diễn của khoa học, trong đó khoa học được coi là một lĩnh vực của sức mạnh, năng lực và các hoạt động biểu diễn, tất cả được đặt gọn trong máy chụp cơ học của cơ quan vật chất”.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Art and Science Practices Between a Singular Performance and a Repeatable Experiment, Denisa Kera


Cùng tác giả

#Tag

Artplas khoa học nghệ thuật Nghệ thuật và khoa học Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…