Sự liên hệ mật thiết giữa Kinh tế và Nghệ thuật - (Phần 4)

Qua phần trước của series bài viết về sự liên kết giữa Kinh tế và Nghệ thuật, ta đã có thể hiểu hơn về những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tạo tác của nghệ sĩ, cũng như cách các tác phẩm được định giá. Ở phần cuối cùng này, ta sẽ có thêm một ví dụ trực quan hơn để chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật tới quá trình lao động, đó chính là việc Âm nhạc tác động lên cảm xúc của con người trong quá trình làm việc. Từ đó, ta rút ra được tương quan giữa Nghệ thuật và Cảm xúc, giữa Cảm xúc và quá trình lao động kinh tế, để rút ra kết luận cuối cùng của cả bài viết.

7. Âm nhạc – ví dụ về một loại Nghệ thuật Phi vật thể

Vậy tại sao âm thanh có thể tác động mạnh mẽ đến vậy tới cảm xúc của chúng ta?

Có thể nói, âm nhạc là cầu nối giữa nghệ thuật, kinh tế và động lực thúc đẩy sự sáng tạo và gia tăng hiệu quả trong bất cứ công việc nào.

Âm nhạc là một thứ nghệ thuật quốc tế, thứ kết nối con người về mặt cảm xúc và tinh thần. Đây là thứ nghệ thuật mang tầm thế giới và là tiếng nói chung của tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Âm nhạc có khả năng tác động tới cảm xúc của con người một cách sâu sắc bởi đó là những cảm xúc được diễn đạt thành lời. Âm nhạc góp phần xác định trạng thái tâm lý của người nghe: khi chúng ta hạnh phúc thường có xu hướng nghe nhạc vui, và khi chúng ta buồn, tâm trạng cũng sẽ được phản ánh qua âm nhạc. Khi yêu ta sẽ nghe nhạc tình, còn vào những ngày tâm trạng ảm đạm, ta có xu hướng tìm kiếm thêm chút hy vọng từ âm nhạc. Để giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi và áp lực hằng ngày trong công việc, con người được khuyến khích nghe nhạc thường xuyên, bất kể loại nhạc nào.

Âm nhạc kết nối con người về mặt cảm xúc và tinh thần, là một công cụ giải tỏa, một phương tiện giao tiếp và sáng tạo nghệ thuật.
Hình ảnh minh hoạ bởi Jamakassi tại Unsplash

Âm nhạc không đơn thuần chỉ để cho vui, mà là một công cụ giải tỏa, một phương tiện giao tiếp và sáng tạo nghệ thuật. Những người bị cô lập về mặt văn hóa và bị áp bức về mặt chính trị thường có xu hướng sử dụng âm nhạc làm phương tiện giao tiếp. Có thể nói âm nhạc dân gian cũng là một phương pháp lưu truyền thông tin và truyền thông. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong chiến lược sinh tồn – là tiếng nói của sự nổi dậy, và cũng là tiếng gọi cầu cứu, là biểu trưng của lịch sử và sự từng trải của loài người.

8. Tương quan giữa Nghệ thuật và Cảm xúc

Có cảm xúc nào trên đời này mạnh mẽ hơn tình yêu không? Điều gì xảy ra với thế giới không có tình yêu? Cuộc đời này còn giá trị gì khi tình yêu không còn tồn tại? Không có tình yêu, nhiều áng văn thơ, truyện thần thoại, tác phẩm điện ảnh và thậm chí là tác phẩm nghệ thuật và hoạt động kinh tế đều trở nên nhạt nhòa và vô nghĩa. Trên thực tế, con người chấp nhận thực hiện các hoạt động này với mục đích làm cho những người mình yêu thương hạnh phúc và đảm bảo một cuộc sống đầy đủ về mặt kinh tế.

Đặc biệt, tương lai của ngành công nghiệp giải trí dựa phần lớn vào tình yêu và âm nhạc. Tình yêu là một hiện tượng gắn liền với cảm xúc, là nguồn sống của con người. Nó như một sợi dây gắn kết con người với cuộc sống của chính họ. Chẳng có một ai là không biết tới sức mạnh của tình yêu.

Bìa các Album đĩa than của nhiều nhóm nhạc, nghệ sĩ nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng cũng như nền công nghiệp giải trí và nền kinh tế xã hội.
Hình ảnh minh hoạ bởi Natalie Cardona tại Unsplash

Tình yêu là cần thiết cho sự phát triển của con người, như thức ăn và nước uống. Tình yêu rực sáng khi mùa tới, lúc ngày sang và thậm chí mỗi giây mỗi giờ, với những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như, một buổi hoàng hôn ngày hè lại có khi trông như ngọn lửa cháy đỏ nơi đường chân trời – tình yêu có lúc là niềm nhức nhối giữa hai con người, có khi lại chỉ là một ý tưởng, chỉ tồn tại trong suy nghĩ. Tình yêu đôi khi là cuộc kiếm tìm hình dáng thật sự của sự sống, và đôi khi là biểu tượng của một cách sống. Có lúc, ấy lại là sự vật lộn tìm kiếm tự do và hòa bình của một dân tộc. Ấy còn có thể là ham muốn về sự phồn vinh và quyền lực kinh tế. Có khi lại chỉ là mong muốn về một tình bạn đẹp, một nỗi niềm với quê hương hay là một đức tin.

Vào thời kỳ kinh tế khủng hoảng và sụp đổ, tình yêu lại có thể trở nên gian dối, lừa lọc và thể hiện ra những mặt tối của nó. Nên đôi khi tình yêu xuất hiện chỉ là để phục vụ một mục đích bí mật nhằm đạt được một điều gì, hay thậm trí là một trò chơi, có khi còn là cạm bẫy. Mọi quan mối quan hệ tình yêu đều có ngôn ngữ và cách trao đổi riêng biệt, khác nhau giữa người với người. Bởi thế mà chẳng ai yêu được tất cả mọi người. Và bởi vậy, có thể nói rằng cảm giác và cảm xúc cũng có những mức độ khác nhau.

Bức hoạ In the Crowd (Tạm dịch: Trong đám đông) bởi Mabel Dwight, In thạch bản, 1931, bản quyền lưu trữ của Thư viện Quốc hội Mỹ. Khắc hoạ chân dung kham khổ của người dân vào thời kỳ Đại Suy thoái tại Hoa Kỳ.

Những mức độ của tình yêu có khi là nhất thời nhưng cũng có thể tồn tại mãi mãi. Có lúc, cảm giác yêu thương của con người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại lai, và khi ấy tình yêu không còn là tình yêu chân chính nữa. Các nhân tố đó có thể là tư tưởng bài ngoại, quyền lực, sự tham lam, đố kị, v.v. Và thế là tình yêu chìm vào đau thương, khổ sở, dối lừa và ngấm ngầm tổn hại lẫn nhau. Để rồi mặt tối ấy ghi hằn vào trong tim con người và biến tình yêu thành tội ác.

Tình yêu thật sự được cảm nhận bởi chính trái tim, chứ không phải lý trí con người. Trong một tình yêu thật sự, sẽ luôn có sự khao khát, sự trung thành, tình bạn, và giá trị nhân văn được đặt lên hàng đầu. Nếu tất cả những nhân tố ấy không được coi trọng, thì tình yêu rồi cũng sẽ kết thúc. Tình yêu thật sự là niềm hy vọng và sẽ theo ta đến cuối cuộc đời.

Mà có khi, tình yêu chỉ là một thứ nghệ thuật đầy sắc màu, được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người, với nhiều hình hài khác nhau.

9. Kết luận

Qua bài viết, chúng ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và kinh tế. Xét cho cùng, về mặt kinh tế, vẫn luôn là thách thức với người nghệ sĩ để tồn tại trong ngành và tiếp tục theo đuổi việc làm nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đó là lý do tại sao điều kiện kinh tế của các nghệ sĩ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có giá trị lâu dài.

Tác phẩm nghệ thuật môi trường Wheatfield – A Confrontation: Battery Park Landfill, Downtown Manhattan (Tạm dịch: Ruộng lúa mì – Một cuộc đối đầu: Bãi chôn lấp Pin, Trung tâm Manhattan), 1982 bởi Agnes Denes. Tác phẩm đặt ra những câu hỏi hiện sinh liên quan đến giá trị con người, chất lượng cuộc sống và tương lai của nhân loại

Ngày nay, người nghệ sĩ cố gắng củng cố vị trí của mình trong xã hội để có thể phát triển và tận dụng những lợi thế thiết yếu của việc toàn cầu hóa để tối đa lợi ích kinh tế của họ. Hơn nữa, những phức tạp và các vấn đề xuất hiện trong xã hội ngày càng trở nên đa dạng. Dù sao, khía cạnh kinh tế và văn hóa xã hội ảnh hưởng tới vấn đề tài chính của nghệ sĩ có thể được loại bỏ bằng cách áp dụng những biện pháp hợp lý, dựa vào giá trị và các tiêu chí của một xã hội văn minh. Bất cứ mô hình được xây dựng dựa vào những quan điểm trên sẽ thu hút sự tham gia của nhiều người, được đánh giá cao và đạt những lợi ích chung lâu dài trong xã hội.

Vì vậy, có thể thấy nghệ thuật là một biện pháp hiệu quả để đạt được mục đích chung này. Nói tóm lại, cải thiện hoàn cảnh kinh tế cho nghệ sĩ sẽ mang lại sự ổn định và sáng tạo hơn trong công việc của chính họ, cũng như cho nền kinh tế.

Cuối cùng, tinh thần hoang dã của chủ nghĩa tư bản có thể được sửa đổi bằng cách áp dụng các tác phẩm nghệ thuật phù hợp. Thêm vào đó, sức mạnh kinh tế của người nghệ sĩ có thể biến họ thành những nhân tố quan trọng của toàn xã hội.

References 
1. Alpago A. (2012). Communication - Conversation - Cooperation: How can conflicts be resolved?, Peter Lang Publication, Frankfurt am Main, Berlin, Bern, Bruxelles, New York, Oxford, Wien.
2. Alpagu H. (2014). Media Ethics and its Role in the Production and Distributing of Art, In: Yildiz Technical University, Faculty of Art and Design, Managing the Art, An International Conference on Art, Istanbul, 4-7 November 2014.
3. Alpagu H. (2009). Rolle und Bedeutung der Vergleichenden Analyse, Soziologie Heute, Oktober 2009, Wien
4. Hoffmann L. (2008). Pragmatische Textanalyse, In: Dietrich Möhnand Dieter Roß, Marita SobhaniTjarks, (Hgg.), Mediensprache und Medienlinguistik, S. 283-310, Frankfurt 2008
5. Vogt E. (2013). Aesthetico-Polical Reading of Richard Wagner-Adorno, Lacouse-Labarthe, Zizek, Badiou, in: Reader, Institut für Philosophie Universität Wien, Sommersemester 2013
6. Kirsti S. (2008). Thomas Manns Doktor Faustus - Roman der deutschen Kultur und ihrer Anfälligkeit für den Faschismus, Masterarbeit im Fach deutschsprachige Literaturwissenschaft zum Thema, Universität Oslo, Dethumanistiskefakultetet, Tysk 4390, Oslo 2008

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 
Nguồn: Economy and Art: Why are Economy and Art Closely Linked?, Hasan Alpagu

Cùng tác giả

#Tag

Artplas kinh tế kinh tế và nghệ thuật Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…