Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 1)

Từ những năm 40 của thế kỉ XX, nghệ thuật đã được đưa vào áp dụng như một biện pháp trị liệu tâm lý. Ngày nay, biện pháp trị liệu bằng nghệ thuật ngày một trở nên rộng rãi. Trị liệu nghệ thuật không phải gì đó quá cao siêu, như việc bác sĩ yêu cầu bệnh nhân điều trị tâm lý để có thể đánh giá trạng thái tinh thần của họ, mà chỉ đơn giản như việc bạn tham gia vào các lớp vẽ tranh, âm nhạc để giải tỏa những căng thẳng và áp lực của bản thân. Cùng với bài dịch ‘Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý’ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng tích cực của nghệ thuật tới tâm lý của con người, đặc biệt là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Bài viết được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu gồm Kamali Nader thuộc Đại học Hormozgan và Javdan Moosa thuộc Đại học Islamic Azad – Iran, lược dịch bởi Artplas, sẽ được chia làm 3 phần:

– Phần 1: Sơ lược nội dung, Giới thiệu mở đầu
– Phần 2: Lịch sử phát triển Tâm lý học Nghệ thuật từ năm 1950
– Phần 3: Các chất liệu nghiên cứu và phương pháp, Kết quả nghiên cứu và Thảo luận. Mời các bạn độc giả cùng theo dõi.

Dẫn đề

Nghệ thuật là một trong những phương tiện quan trọng giúp phát triển trí tưởng tượng và xây dựng tiềm lực cho khả năng sáng tạo; nếu sử dụng nghệ thuật một cách phù hợp, sức khỏe tinh thần của con người có thể sẽ được cải thiện đáng kể. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về những hành vi của con người như nỗi sợ, nguyên nhân và cách thức hoạt động của trầm cảm, rối loạn tinh thần và tâm lý. Trong khi đó, nghệ thuật được tạo ra nhằm mục đích hướng tới lý tưởng mang lại ý nghĩa và giá trị cho bất cứ ai có khả năng tiếp cận và cảm nhận được chúng. Do đó, nghệ thuật có thể được coi là một phương pháp hiệu quả để nâng cao lòng tự trọng của trẻ em và thanh thiếu niên, hoặc một phương tiện để điều trị các vấn đề tâm lý.

Mối quan hệ đan xen giữa tâm lý học và nghệ thuật được thể hiện qua nhận thức và cảm nhận mà chúng mang lại, bộc lộ thông qua các diễn biến và hiện tượng xảy ra hàng ngày. Giá trị của mối quan hệ này trong lĩnh vực nghệ thuật có thể quan sát được qua quá trình sáng tạo những kiệt tác nghệ thuật và, trong tâm lý học, có thể là qua những biểu hiện hiển nhiên vô thức trong tính cách của mỗi con người.

Hệ thống giáo dục Hồi giáo tập trung vào bản chất của con người, sự tự thanh lọc, và nội dung cốt lõi của tín ngưỡng này coi nghệ thuật là một trong những cách thức đào tạo quan trọng và ổn định nhất giúp đạt được sự cứu rỗi. Do đó, sứ mệnh của nghệ thuật và tâm lý học, về cơ bản, là sự giải thích một cách khách quan, giúp phát triển và hoàn thiện các cộng đồng, nhờ vậy góp phần giáo dục và làm thông suốt tâm hồn con người, trong việc ứng xử với thiên nhiên và các sáng tạo của loài người, bao gồm cả chính những cá nhân tồn tại trong xã hội.

Giới thiệu

Chủ đề về nghệ thuật đã được các học giả và triết gia như Aristotle xem xét từ lâu, và mối quan hệ mang tính chuyên nghiệp của các tác phẩm nghệ thuật với tâm lý học đã có từ hàng ngàn năm trước dưới thời Catharsis. Một thời gian ngắn kể từ sau khi Freud trở thành người đầu tiên ứng dụng nghệ thuật vào tâm lý học, hai phạm trù này mới nhận thấy được những lợi ích từ những tác động lẫn nhau giữa chúng. Trong một vài luận văn và tác phẩm viết tay của mình, Freud trực tiếp nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lý của các nghệ sĩ và những tác động tâm lý của các kiệt tác nghệ thuật đối với khán giả. Ông định nghĩa các hoạt động nghệ thuật như một công cụ mạnh mẽ để phân tích tâm lý nhân cách.

Nhiều năm sau, để giải quyết chứng rối loạn cảm xúc ở trẻ em, ông đã sử dụng liệu pháp hội họa. Freud mô tả mục đích của liệu pháp nghệ thuật là đưa ra các tình huống để lựa chọn và thay đổi hành vi. Bằng cách này, ông tin rằng trẻ em có thể có cơ hội trải nghiệm lại xung đột một lần nữa để giải quyết, phân tích hoặc tìm ra câu trả lời cho chính mình.

Tâm lý học về cơ bản có thể được hiểu là thấu hiểu tâm hồn hoặc trí óc, những thứ khó có thể xem xét được một cách trực tiếp. Nên, để giải quyết vấn đề tâm lý học, cần tập trung phân tích một chủ thể đặc biệt (hành vi), mà về cơ bản, có thể nghiên cứu được theo một cách khách quan. Học tập, ghi nhớ, cảm giác và nhận thức. Nói một cách tổng quát, tâm lý học là một bộ môn nghiên cứu các hành vi khách quan của sinh vật một cách khoa học trong tương quan tác động qua lại với môi trường nhằm mục đích đưa ra đánh giá về nguyên nhân cũng như tính chất của những hành vi này.

Sigmund Freud (1856–1939), nhà thần kinh học người Áo và người sáng lập ra Phân tâm học

Điều làm cho tâm lý học trở nên thú vị nằm ở cách nó trả lời về nguyên nhân dẫn tới các hành vi của con người. Với các hành vi như tha thứ, phấn khích, hạnh phúc, buồn bã, xúc động và có cảm hứng, tâm lý học có trách nhiệm nghiên cứu chúng một cách khách quan. Bởi lẽ, quá trình nghiên cứu tâm lý ít xảy ra sai sót hơn so với nghiên cứu tâm thần, và cũng vì hoạt động đối ứng cá nhân có xác suất sai cao hơn.

Hơn nữa, các hành vi có liên quan đến tất cả các hoạt động có thể quan sát được của con người. Vậy liệu ta có thể suy ra rằng hành vi tương đương với những hoạt động mà con người thực hiện không? Có thể nói, tâm lý học là bộ môn khoa học thực tiễn nghiên cứu về hành vi và các quá trình hoạt động của tinh thần, được xem xét thông qua các phát hiện khoa học. Đề cập tới hành vi là đề cập đến tất cả các công việc và hoạt động có thể quan sát và đo lường được.

Tâm lý học là môn khoa học tiên phong trong việc lưu tâm tới nhu cầu tự nhiên của con người, và thời gian là yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên cứu về sự phức tạp của con người hiện đại. Nếu dùng một cách nói khác để miêu tả về tâm lý học, thì đó là quá trình khám phá những lời nói dối mà chúng ta hay tự nói với bản thân mình, và xác định xem đâu là giới hạn chính xác của những lời nói dối ấy. Theo định nghĩa này, con người là một sinh vật cần vượt qua được bản thân mình trước nhất. Để rồi, khi con người đạt đến sự trung thực tuyệt đối với bản thân mình, cũng chính là lúc tâm lý học được sinh ra. Ở đây, tâm lý học có mối liên hệ mật thiết với khả năng tự nhận thức bản thân.

Ở một khía cạnh khác, nghệ thuật có vai trò thể hiện ý nghĩa, giá trị và các nguyên tắc thông qua các các phương pháp thể hiện đặc biệt của nghệ sĩ, để có thể khiến tác phẩm hữu hình trở nên có ý nghĩa về mặt cảm xúc. Các tác phẩm nghệ thuật ảnh hưởng đến con người, định hướng hành vi của họ theo một hướng nhất định cũng như trình bày các vấn đề hiện hữu trong cuộc sống dưới dạng các nguyên tắc và các hệ giá trị.

William James (1842 –1910), người thầy đầu tiên giảng dạy Tâm lý học tại Mỹ, được coi là cha đẻ của Tâm lý học Mỹ

William James mô tả liệu pháp trị liệu bằng nghệ thuật là thực hiện các hoạt động sáng tạo bằng cách sử dụng nghệ thuật, thông qua các chất liệu và phương pháp ứng dụng âm thanh cũng như hình ảnh. Liệu pháp trị liệu bằng nghệ thuật nhằm mục đích phát triển bản sắc và nhân cách, khơi gợi cảm giác thành tựu ở trẻ em, thông qua các công cụ sáng tạo có tính vị kỷ. Trị liệu nghệ thuật, hay phân tâm học nghệ thuật, có liên quan chặt chẽ đến mối quan tâm dành cho các nhu cầu tinh thần của bệnh nhân, như nhu cầu về tự do, nhu cầu được thể hiện bản thân và được thư giãn. Tuy nhiên, về cơ bản, trị liệu nghệ thuật không xem xét tới các chi tiết nghệ thuật; nó không đánh giá quá trình sản xuất nghệ thuật dưới góc nhìn và quan điểm thực hành nghệ thuật, mà dưới góc độ điều trị và phân tích tâm lý.

Tâm lý học trong nghệ thuật là một chủ đề liên ngành bàn về nhận thức, hiểu biết, những đặc điểm nghệ thuật và các sản phẩm nghệ thuật. Tâm lý học trong nghệ thuật được chia cụ thể thành tâm lý học cấu trúc và tâm lý học môi trường. Tâm lý học cấu trúc đề cập đến các đặc điểm tâm lý tại thời điểm sản xuất nghệ thuật hoặc khi đối tượng tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó, tâm lý học môi trường liên quan đến các điều kiện của môi trường và tác động qua lại giữa các nhân tố trong môi trường. Điểm chung của hai nhánh nghiên cứu quan trọng này cũng như vai trò then chốt của chúng trong cuộc sống của con người nằm ở việc chúng cùng xem xét những vấn đề về nhận thức và quan điểm của loài người đối với thế giới xung quanh. Các tác phẩm của Antonio López García vào đầu thế kỷ 20 đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng khái niệm về tâm lý học nghệ thuật. Ông đã cố gắng khái niệm hóa việc phân tích ý nghĩa của những cảm xúc như sự đồng cảm và cảm thông, những biểu hiện cảm xúc của cá nhân đối với đồng loại và các giống loài sinh vật khác. Vì vậy, khái niệm của ông được đánh giá là một trong những định nghĩa có tầm quan trọng nhất định trong tâm lý học nghệ thuật.

Những người có hứng thú với âm nhạc, kiến ​​trúc, hội họa, điêu khắc và các ngành nghệ thuật khác thường coi trọng khái niệm liên quan tới nhận thức về mặt tâm lý. Vì nghệ thuật mang tính tri giác và bắt nguồn từ việc mang lại ý nghĩa cho các sự vật, sự việc và hiện tượng, do đó, có thể cho rằng khái niệm về nghệ thuật và tâm lý có một mối quan hệ gần gũi với nhau. Ví dụ, sản xuất nghệ thuật là một hoạt động có ý nghĩa, mà khi đó khả năng sáng tạo của con người có thể được thể hiện rõ.

Bộ sách Tâm lý học Nghệ thuật của André Malraux

Một dấu hiệu khác để tin vào mối quan hệ giữa nghệ thuật và tâm lý học chính là sự thật rằng sự sáng tạo giữ một vị trí đặc biệt trong cả ngành tâm lý học và trong nghệ thuật. Trong tâm lý học, sáng tạo có nghĩa là đổi mới và tư duy khác đi, và điều này cũng tương tự trong ngành nghệ thuật. Tâm lý học hiện đại ngày càng có tiếp xúc nhiều hơn với các khía cạnh nghệ thuật. Ví dụ, khái niệm về vẻ đẹp được hiểu rõ theo cả khía cạnh văn hóa và xã hội bởi các nhà tâm lý học.

Hầu hết các nhánh tâm lý học nghệ thuật nhấn mạnh vào sự ưu tiên của nhận thức. Tuy nhiên, một số nhánh khác lại nhấn mạnh vào sự vô thức. Những người quan tâm đến tâm lý học nghệ thuật thường có một cái nhìn tích cực đối với nghệ thuật và ý nghĩa của nó. Heinrich Wolfflin đã cố gắng chứng minh rằng công trình kiến ​​trúc có thể được hiểu được chỉ dựa trên khái niệm tâm lý học thuần túy, đối lập với quan điểm lịch sử. Joseph August Beringer là người đầu tiên trình bày lý thuyết giải thích về nghệ thuật trong chủ nghĩa biểu hiện. Và Muller Freienfels là người tiếp nối.

Nhiều nghệ sĩ khác như Naum Gabo, Ellsworth Kelly, Kandinsky, Albert Camus và Erich Kips đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển nhánh tâm lý học liên quan tới nghệ thuật. André Malraux, thậm chí, hứng thú với vấn đề này tới mức đã viết một cuốn sách về “tâm lý học nghệ thuật”. Mặc dù nhánh nghiên cứu này bắt đầu ở Đức, nhưng những cá nhân khác tới từ Anh, Pháp và Mỹ như Clive Bell, Herbert Read,… vẫn tiếp tục phát triển nó. Ở Mỹ, John Dewey là người có ảnh hưởng lớn nhất. Năm 1934, ông xuất bản cuốn “Art as Experience” (Tạm dịch: Nghệ thuật như một Trải nghiệm), dẫn đến những thay đổi lớn trong giáo dục ở tất cả các cấp học.

Manuel Barkan, dưới sức ảnh hưởng của Dewey, đã xuất bản cuốn ​​”Contributions to Art Education” (Tạm dịch: Đóng góp cho Giáo dục Nghệ thuật). Trong đó, ông đặt ra vấn đề rằng, giáo dục nghệ thuật cho trẻ em là cho chúng những hành trang cần thiết để tồn tại trong một xã hội dân chủ.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: The Relationship between Art and Psychology, Kamali Nader, và Javdan Moosa

Cùng tác giả

#Tag

Artplas nghệ thuật nghệ thuật và tâm lý Series Nghệ thuật và ? tâm lý học

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.