Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 1)

Những đặc thù của nghệ thuật công nghệ sinh học

Nghệ thuật và khoa học vốn đã làm phong phú lẫn nhau trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên thế kỷ 20 đã đặc biệt tách rời hai lĩnh vực này bằng cách nhấn mạnh vào tính chuyên môn hóa của chúng. Dù vậy, trong những năm 1960, một số dự án với mục đích nghệ thuật đã bắt đầu quy tụ các nghệ sĩ và nhà khoa học, lấy cảm hứng từ phần lớn những tiến bộ khoa học của thời đại. Nhìn cụ thể hơn vào các tác phẩm nghệ thuật được tiến hành dựa vào công nghệ sinh học, có thể thấy rằng việc sản xuất có vẻ phức tạp, chính vì sự mong manh của chúng với tình trạng thường không ổn định hoặc dễ chết, và cần phải có các biện pháp phòng ngừa trong quá trình triển lãm. Ngoài ra, chúng đòi hỏi kiến ​​thức chuyên sâu và trang thiết bị tối tân.

Thông qua các tác phẩm của Jun Takita, Art Orienté objet, và Eduardo Kac, vấn đề ta cần giải quyết chính là phải nghiên cứu tính đặc thù của việc sử dụng yếu tố có sự sống làm chất liệu nghệ thuật này. Việc sử dụng khái niệm về “chất liệu nghệ thuật” sẽ cho phép nhấn mạnh vào câu hỏi rằng, liệu việc sử dụng công nghệ sinh học đã vượt qua vấn đề đơn giản về hậu cần hỗ trợ bao xa. Thật vậy, chất liệu nghệ thuật này hoạt động với một mục tiêu nhằm lai tạo giữa vật chất và khái niệm đặc biệt, cho phép ta đặt câu hỏi về nhận thức luận của lịch sử nghệ thuật và khoa học, và dường như thích hợp để nhấn mạnh trong khuôn khổ triển lãm.

Bài nghiên cứu sẽ được chia là 6 phần đăng tải:
– Phần 1: Tóm tắt nghiên cứu và Giới thiệu chủ đề
– Phần 2: Những sự hợp tác đầu tiên giữa các nghệ sĩ và các nhà khoa học
– Phần 3: Sản xuất và triển lãm các tác phẩm công nghệ sinh học: vai trò của môi trường (1)
– Phần 4: Sản xuất và triển lãm các tác phẩm công nghệ sinh học: vai trò của môi trường (2)
– Phần 5: Định nghĩa về các thực hành có tính ranh giới
– Phần 6: Kết luận nghiên cứu và Giới thiệu tác giả

Phần 1: Tóm tắt và Giới thiệu Chủ đề Nghiên cứu

Vào ngày 7 tháng 5 năm 1959, nhà hóa học Charles Percy Snow đã có một bài giảng tại Đại học Cambridge với tựa đề “Hai nền văn hóa và cuộc cách mạng khoa học”, trong đó ông tố cáo sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa văn hóa nghệ thuật và khoa học. Theo Snow, khoảng cách giữa hai nền văn hóa ngày càng rộng hơn bởi không có không gian nào để những nguyên tắc của chúng có thể cùng hòa hợp. Thậm chí ngày nay, đây cũng chính là cách mà hai lĩnh vực kiến ​​thức này thường được nhìn nhận. Tuy nhiên, trong những năm 1960, đã xuất hiện những sáng kiến ​​đầu tiên về việc kết hợp nghiên cứu giữa nghệ thuật và khoa học. Một nhóm kỹ sư và nghệ sĩ người Mỹ, Experiments in Art and Technology, đã đặc biệt tích cực thực hiện các hoạt động liên quan tới vấn đề này với mong muốn đảm bảo rằng loại dự án như thế này có thể được thực hiện.

Our Two Cultures - The New York Times
Ảnh chụp nhà hóa học Charles Percy Snow, chủ biên giáo án chuyên đề mang tựa “Hai nền văn hóa và cuộc cách mạng khoa học”, tố cáo sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa văn hóa nghệ thuật và khoa học.
© Jack Manning, The New York Times

Từ những thí nghiệm như vậy, các tác phẩm được sinh ra với trạng thái lai ghép, hoặc nhờ vào các phương tiện cấu thành chúng, hoặc các phương pháp luận riêng biệt mà chúng sử dụng, hoặc bởi các hình thái lai được tạo ra. Các thuật ngữ ghép, chẳng hạn như sciart hoặc computer art, được sử dụng để biểu thị các xu hướng nghệ thuật mới này cho thấy ở đây sự lai tạp của nghệ thuật với các tham chiếu mà ban đầu vốn bị xem là ngoại lai với chính lĩnh vực này.

Kể từ những năm 1990, một số nghệ sĩ đã tiếp bước những tiền bối từ những năm 1960, đã quan tâm đặc biệt hơn đến công nghệ sinh học. Sự sống trong tác phẩm, khoa học trong nghệ thuật, và cả những điều ngược lại: một vài sự phân chia giữa các lĩnh vực dường như đã lỗi thời. Những tác phẩm này được tạo nên từ các yếu tố hữu cơ, được tổng hợp hoặc tạo ra bằng công nghệ sinh học. Các tác phẩm, thường được gọi bằng thuật ngữ bioart, cố gắng kết hợp nghệ thuật và khoa học để đặt ra câu hỏi về những đột biến trong các sinh vật sống, vốn đã nhân lên nhiều lần cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học cũng sự thành thạo của con người trong việc sử dụng công nghệ sinh học ngày một tăng lên kể từ cuối thế kỷ 20, và thậm chí còn hơn thế nữa vào đầu thế kỷ 21. Đây cũng chính là lý do vì sao các nghệ sĩ có thể cân nhắc sử dụng các quy trình được kiểm soát tốt nhất trong các tác phẩm của họ.

Nghệ sĩ Theresa Schubert, trong quá trình thực hiện tác phẩm biểu diễn mEat me (06.02.2020), với tảng thịt được nuôi cấy từ chính tế bào cơ đùi của mình.
© Tina Lagler, Kapelica Gallery Archive

Chúng ta sẽ nghĩ về các tác phẩm này như thế nào đây, khi mà việc sản xuất cũng như triển lãm chúng lại rất nhạy cảm, xét về mặt hậu cần và cả về đạo đức? Việc sử dụng các phương tiện khoa học và vật liệu sống đặt ra câu hỏi về vai trò của chất liệu nghệ thuật này như một không gian dung hợp giữa hai lĩnh vực tri thức: nghệ thuật và khoa học.

Do đó, sau khi nhìn lại các sáng kiến đầu tiên về ​​dự án khoa học/nghệ thuật và mục đích của chúng tính kể những năm 1960, ta sẽ thấy một vài tác phẩm đã sử dụng công nghệ sinh học ngày càng cụ thể ra sao, cũng như là sử dụng các vật liệu sống như thế nào, kể từ những năm 1990.

Tác phẩm Genesis (1999) của nghệ sĩ Edouardo Kac, mà trong đó một đoạn trong Kinh thánh đã được dịch thành trình tự DNA thông qua mã di truyền, và được cấy ghép vào bộ gen một loại vi khuẩn.

Các phương thức nghệ thuật gần đây đã có thể nổi lên nhờ vào kiến ​​thức nâng cao về phương tiện sinh học, từ đó mang lại một chức năng quan trọng hơn cho chất liệu nghệ thuật này. Khái niệm này do đó trở thành một phương tiện phân tích tác phẩm, kết hợp giữa chức năng hỗ trợ và chức năng nhận thức luận.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Liaisons entre art et science : les spécificités de l’art biotechnologique, Camille Prunet

Cùng tác giả

#Tag

Artplas khoa học nghệ thuật Nghệ thuật và khoa học Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.