KAGUYA của Doanh Gia: Bộ dụng cụ ăn uống lấy cảm hứng từ truyền thuyết nàng công chúa ống tre

KAGUYA là đồ án tốt nghiệp của Doanh Gia ngành thiết kế công nghiệp. Với niềm yêu thích và ngưỡng mộ cách tư duy sáng tạo của người Nhật, Doanh Gia đã định hướng sản phẩm là một bộ dụng cụ ăn uống với chất liệu gốm là chủ đạo (ngoài ra còn kết hợp các vật liệu khác như gỗ, resin) cho nhà hàng xứ Phù Tang với tạo hình và màu sắc mới mẻ và khác biệt so với những sản phẩm đã có trên thị trường.

Tên gọi cho bộ sản phẩm được lấy cảm hứng từ truyền thuyết Taketori Monogatari xa xưa về nàng công chúa xinh đẹp trong ống tre. Mỗi sản phẩm trong KAGUYA là một phần chi tiết trong bức tranh tổng thể của câu chuyện. Bộ sản phẩm gồm 5 dụng cụ ăn uống đại diện cho 5 báu vật mà nàng Kaguya dùng để thách cưới 5 vị hoàng tử: chiếc bát của Đức Phật ở Ấn Độ, nhánh cây udonge châu báu từ núi Bồng Lai, chiếc áo lông chuột lửa huyền thoại ở Trung Quốc, viên đá ngũ sắc trên cổ con rồng Nhật vỏ ốc con chim nhạn sử dụng làm bùa sinh sản.

Ngôn ngữ thiết kế của Doanh Gia là luôn đặt sự cầu kỳ, tỉ mỉ vào trong một thứ có bề ngoài đơn giản. Cô bạn luôn tôn trọng vật liệu và những đặc tính vốn có, thoải mái để chính vật liệu tự thể hiện tiếng nói trong sản phẩm của nó mình dù kết quả của sự phát triển tự nhiên đó có lẽ sẽ khiến sản phẩm không quá hoản hảo từng chi tiết.

Quan điểm này khá tương đồng với những thiết kế đơn giản, tập trung vào bản chất của vấn đề, của vật liệu nhưng vẫn làm người ta cảm thấy đủ đầy của Nhật Bản. Doanh Gia đã áp dụng tư duy thiết kế này cho những sản phẩm gốm của mình nhưng điểm làm nên sự khác biệt cho KAGUYA chính là cách thức sử dụng màu sắc.

Mình thích đặt những gam màu tương phản nhẹ vào sản phẩm. Những màu vừa đủ để tạo một chút sự nổi bật, tách chúng ra nhưng vẫn rất hài hòa, thống nhất.

Màu sắc chủ đạo của KAGUYA là đỏ gạch và xanh ngọc với điểm nhấn nhẹ nhàng, tinh tế là màu be nhạt và gỗ tự nhiên. Việc chọn lựa màu sắc dựa trên truyền thuyết cũng như từ hình ảnh thực tế của núi Fuji. Màu trắng thể hiện tuyết bao phủ đỉnh núi Fuji nổi tiếng. Màu đỏ gạch như lửa âm ỷ bên trong, như tình cảm của Thiên Hoàng dành cho nàng Kaguya gửi gắm qua những lá thư đốt lên trời cao. Màu xanh ngọc tựa như màu của rừng tre nơi Kaguya xuất hiện lần đầu tiên. 

Tâm đắc và cho mình cảm giác mong chờ, lo lắng, sung sướng nhất khi ra lò chắc chắn là bộ gia vị.

Bộ gia vị là sản phẩm mang trên mình gần như trọn vẹn sắc màu của KAGUYA. Lấy cảm hứng từ hình tượng ngọn núi Fuji. Bộ gia vị được chia làm 2 cặp đối xứng nhau, với mỗi phần sẽ có thân là phần màu xanh của chân núi, nắp là phần màu đỏ của đỉnh núi. Đây chính là sản phẩm hao tâm tổn sức nhất vì phải xoay toàn bộ thành 1 khối tổng thể rỗng ruột. Sau một thời gian khi đất gốm vừa đủ cứng để giữ form (dáng) thì mới chia làm 4, ghép các mặt bị thiếu sau khi cắt vào rồi lại chia mỗi chiếc làm 2 thành thân và nắp. Cuối cùng là thêm thắt chỉnh sửa rất nhiều nữa để có được 8 chiếc xương gốm rời nhau hoàn chỉnh nhất để đưa vào lò nung. Khay đỡ bên dưới bộ gia vị đã phải thay đổi chất liệu dự định ban đầu là tre sang gỗ vì không thể tìm được nơi gia công nhỏ lẻ. Phần resin trong bên trên vừa như khói bốc lên từ đỉnh núi vừa là tay nắm để dễ dàng di chuyển bộ gia vị.

Trong quá trình thực hiện KAGUYA, Doanh Gia gặp tương đối nhiều khó khăn. Vì thời điểm bắt đầu thực hiện đồ án tốt nghiệp cũng là lúc thành phố giãn cách xã hội đợt đầu tiên, việc gặp và trao đổi với giảng viên cũng trở nên bất tiện hơn rất nhiều. Sau khi được duyệt phương án lại có khó khăn trong phương pháp làm gốm. Giải thích cho lý do phức tạp này là bởi KAGUYA được thiết kế với mục tiêu dễ thực hiện theo phương pháp công nghiệp (làm khuôn) nhưng đa số các xưởng gốm trong thành phố sẽ là phương pháp thủ công (nặn, xoay bằng tay). May mắn là Doanh Gia đã gặp những người thợ thủ công thực sự tâm huyết. Khoảng thời gian ở xưởng gốm theo dõi, phụ giúp mọi người thực hiện là khoảng thời gian thú vị nhất trong quá trình này.

Tuy quá trình thực hiện KAGUYA trên chất liệu gốm mang lại cho Doanh Gia khá nhiều thú vị nhưng bản thân vẫn muốn thử nghiệm với nhiều vật liệu khác nhưng vẫn sẽ không có quá nhiều thay đổi về về phong cách thiết kế đã được định hình ở hiện tại.

Bạn có thể dõi theo Doanh Gia tại Behance: https://www.behance.net/doanhgia

Thực hiện: Y.ink

Cùng tác giả

#Tag

doanh gia gốm iD interview idesign signature product student project student showcase thiết kế công nghiệp vietnam Y.ink

iDesign Must-try

Collection bài Tây của Maztermind: Khi văn hóa, tâm linh, nghệ thuật và trí tưởng tượng mở ra những vũ trụ đa chiều
Collection bài Tây của Maztermind: Khi văn hóa, tâm linh, nghệ thuật và trí tưởng tượng mở ra những vũ trụ đa chiều
Là một thương hiệu thủ công chuyên về thiết kế cũng như phân phối các thể loại boardgame truyền thống, mới đây, Maztermind vừa tung ra Collection bài Tây dành…
Minh họa sách ‘Harry Potter - Kỳ thư phù thủy’ của Phạm Quang Phúc
Minh họa sách ‘Harry Potter - Kỳ thư phù thủy’ của Phạm Quang Phúc
“Mình vừa vẽ bức Quidditch qua các thời đại, vừa xem FIFA World Cup 2022.” – Phạm Quang Phúc. Những ngày gần đây, giới mộ điệu bộ truyện “Harry Potter”…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
Multidisciplinary Design là một thuật ngữ “vừa mới, vừa lạ” tại Việt Nam. Mình đã có dịp đọc một bài viết sáng tạo liên quan và tìm hiểu về nó:…
‘Dành khoảng thời gian thảnh thơi và đón Trung Thu như khi ta còn là con nít!’ cùng Truy Bảo
‘Dành khoảng thời gian thảnh thơi và đón Trung Thu như khi ta còn là con nít!’ cùng Truy Bảo
Trung Thu thời hiện đại tuy không còn phản ánh đúng tinh thần của nó, nhưng với những thế hệ cũ, Trung Thu vẫn là những mảnh kí ức đẹp…