Ông vua lăng xăng triều Nguyễn và câu chuyện “mở khóa” lịch sử

Vũ Đức chính là nhân vật đã mang đến bộ tranh minh họa “Triều phục Hoàng gia Việt Nam (Triều Nguyễn)” với góc nhìn vô cùng thú vị và mới mẻ cho đề tài tái hiện lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam. Đây là một phần trong dự án khai thác các nhân vật xưa và thổi vào đó một sức sống mới.

Với các nhân vật ngộ nghĩnh như anh Hoàng, chị Hậu, Hậu già, Hậu cụ, Thái con, Quàng Tử và Công Túa, Vũ Đức vẽ nên cuộc sống cung đình gần gũi và hóm hỉnh, “mượn” người xưa để nói chuyện ngày nay.

idesign trieu phuc nha nguyen 01 1

Công Túa |Thái Con |Hậu Già| Anh Hoàng | Chị Hậu |  Hậu Cụ |  Quàng Tử 

Hãy cùng iDesign trò chuyện đôi chút cùng Vũ Đức, để hiểu thêm về bộ tranh minh họa “Triều phục Hoàng gia Việt Nam (Triều Nguyễn)” cũng như dự án cá nhân thú vị này nhé!

Người xưa sống sao?

idesign trieu phuc nha nguyen 02

Mình là Vũ Đức, sinh năm 1994 và đến từ Hà Nội.

Chắc chắn chúng ta đã quá nhàm chán với lịch sử sau hàng chục năm chỉ mô tả chúng bằng CHỮ, và bây giờ là lúc việc tái hiện lịch sử bằng HÌNH sẽ lên ngôi.

Tuy nhiên, dù bằng hình ảnh hay chữ nghĩa thì đều phải trên cơ sở các tư liệu khả tín, chân thực – nếu không muốn tiếp tục tạo ra những “thảm họa” trong mỹ thuật, phim ảnh,…

Tái hiện văn hóa cung đình Việt Nam là mong muốn khá lớn của mình đã xuất phát từ rất sớm. Mình hay băn khoăn làm sao biết được người xưa ăn mặc ra sao, lễ nghi thế nào, hoàng cung có lộng lẫy như nước bạn hay không,… Sự băn khoăn được đẩy lên cao mỗi khi mình có dịp thưởng thức những sản phẩm hình ảnh cổ trang của các nước Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Hoa).

idesign trieu phuc nha nguyen 03
“Ngàn năm áo mũ” – Quyển sách đã truyền cảm hứng cho Vũ Đức.

Cho đến năm 2013, khi cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” của một nhà nghiên cứu trẻ 8x được xuất bản, vấn đề nghiên cứu trang phục cổ đã phần lớn được sáng tỏ. Điều này tác động đến mình và luôn luôn thôi thúc mình tái hiện những nhân vật cung đình với màu sắc comic, manga.

Phải đến 5 năm sau, vào đầu năm 2018, mình cảm thấy đã đến lúc cần thực hiện chủ đề này, nên mình bắt tay vào tỉ mẩn nghiên cứu. Từ đó, dự án cá nhân về “anh Hoàng” ra đời.

idesign trieu phuc nha nguyen 04

Ban đầu, “anh Hoàng” là dự án mà mình muốn xây dựng một nhân vật ông vua gần gũi, ngộ nghĩnh, trang phục chuẩn xác, tối ngày chạy lăng xăng khắp Hoàng cung, xoay quanh những câu chuyện về Hoàng gia và triều chính.

idesign trieu phuc nha nguyen 05
Một mẩu chuyện nhỏ về anh Hoàng

Khi đã hoàn tất giai đoạn xây dựng hình ảnh của chuỗi nhân vật này, mình có thể nghĩ đến các hướng phát triển xa hơn nếu mình thấy sẵn sàng (chuyển thể thành truyện tranh, sách,…) và không loại trừ bất kể hướng đi nào. Vì vậy, hiện tại đây vẫn là dự án cá nhân để mở.

Bộ tranh minh họa “Triều phục Hoàng gia Việt Nam (triều Nguyễn)” là một phần trong dự án này. Rất may vì mọi người cũng đón nhận một cách tích cực ngay từ khi ra mắt. Lý do của việc lựa chọn triều Nguyễn, chỉ đơn giản vì mình cho rằng:

Sự hoài niệm dẫu không như nhau, nhưng triều đại mà người ta nhớ đến nhất của một quốc gia vẫn luôn là triều đại cuối cùng.

Quá trình “mở khóa” lịch sử

anh hoang cover news

Điều khó khăn nhất khi thực hiện dự án chắc chắn là vấn đề tư liệu. Tư liệu về văn hóa cung đình Việt Nam và triều Nguyễn nói riêng không đầy đủ, bản thân việc hệ thống hóa các thông tin của thời bấy giờ cũng không hoàn hảo, vấn đề lý luận mỹ thuật cung đình lại càng không rõ nét. Tuy rằng triều Nguyễn may mắn hơn các triều đại khác vì đây là triều đại cuối cùng, có nhiều tư liệu bổ trợ như hiện vật và ảnh chụp sót lại, nhưng cũng rất hạn chế.

Bởi vậy, trong suốt quá trình thực hiện, rất nhiều lần mình phát hiện thấy tư liệu mới xung đột với những tư liệu đã có hoặc vừa mới có, khiến cho việc hoàn thiện bộ tranh thường rơi vào trạng thái không biết bao giờ chạm đến điểm dừng.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện thì mình ngộ ra được nhiều logic về góc nhìn văn hóa của người xưa, có được cái nhìn rộng hơn về các chi tiết mỹ thuật cung đình.

Một điều rất khó khăn cũng phải kể đến, đó là trang phục của nhà Nguyễn có đặc trưng là họa tiết trang trí rất phức tạp, khoa trương vào hàng bậc nhất trong trang phục các nền quân chủ Đông Á. Nhà Thanh (Trung Hoa) vốn đã có trang phục cầu kỳ nhưng bố cục rõ ràng nghiêm cẩn, trang phục nhà Nguyễn không những nhiều chi tiết mà còn phi trật tự, rất ít tính đối xứng, có cá tính riêng, làm cho bào phục Nguyễn giống một bức tranh tự do hơn là trang trí. Đây cũng là thách thức rất lớn đối với những người trẻ muốn tái hiện trang phục triều Nguyễn, khi so với đặc điểm có phần tối giản của trang phục cung đình Hàn Quốc, Nhật Bản.

idesign trieu phuc nha nguyen 08

Tuy nhiên, điều thú vị nhất là mình được trông thấy các nhân vật do mình vẽ đã có cái chất cung đình Việt Nam như mình muốn. Đây là cách tái hiện văn hóa vẫn còn hiếm hoi và gần như chưa có tiền lệ, mình vui với điều đó.

Quá trình tái hiện này đòi hỏi sự nhẫn nại thực sự, tuy ba bốn tháng không phải thời gian dài nhưng cường độ thực hiện thì tương đối lớn.

Hiện nay mình đã hoàn thiện “vector hóa” các trang phục trong bộ tranh để tiện sử dụng dài hạn cho dự án và ứng dụng vào các công việc mang giá trị văn hóa. 

Về nét vẽ, chỉ đơn giản là mình muốn truyền tải chúng đến với nhiều người hơn thay vì những đối tượng đặc thù. Đây là chủ đề mà ai cũng có thể tiếp cận nhưng không phải ai cũng sẵn sàng mở sử liệu và dành thời gian cho việc tưởng tượng. Hơn nữa ở Việt Nam, hễ muốn tìm đến văn hóa truyền thống, chúng ta lại có một xu hướng đồng nhất chúng với vấn đề tâm linh, tự “thiêng hóa” chúng, vô hình chung tạo ra sự kiêng dè khi muốn làm mới những nét truyền thống (đôi khi bị cho là báng bổ). Khoảng trống này dần dần khiến chúng ta giống như những người ngoại quốc trên chính đất nước mình, trong khi các nền văn hóa khác vẫn năng động trong việc biến văn hóa – lịch sử thành một chất liệu sáng tạo xuất sắc.

idesign trieu phuc nha nguyen 06 1

Mình cho rằng sẽ không thể tái hiện được bản sắc nếu chỉ gấp kín những tư liệu đó trên giấy, trong thư viện, hay chỉ là sự truyền miệng giữa các học giả.

Xã hội vẫn cần thưởng thức chúng bằng góc nhìn của người hiện đại, bằng thị hiếu công chúng. Những điều đó khiến mình suy nghĩ về việc kết nối quá khứ với hiện đại thông qua những sản phẩm dễ tiếp nhận như “anh Hoàng”.

Tuy nét vẽ của “anh Hoàng” có phần hiện đại, nhưng có những chi tiết nhỏ như cách tô màu (cụ thể là tô màu viền) của mỗi sự vật thì lại trung thành với cách thể hiện trong tranh Đông Á cổ; hoặc những chi tiết gò má cao, râu thưa mang dấu ấn con người Việt Nam cũng được đưa vào “anh Hoàng” một cách có dụng ý…

Tóm lại, bằng cách vẽ ngộ nghĩnh và lầy lội, mình muốn mở “khóa” để mọi người tiếp nhận lịch sử dễ dàng hơn, phá bỏ ranh giới giữa những điều cổ điển và mới mẻ, thiêng và không thiêng trong văn hóa Việt, thực chất chỉ là vấn đề định kiến.

Trong tương lai, mình vẫn hoàn toàn để mở cho mọi khả năng của dự án cá nhân này, phụ thuộc vào sự ủng hộ của mọi người đối với các nhân vật.

Ban biên tập iDesign

Đọc toàn bộ các bài viết độc quyền thực hiện bởi iDesign tại iDesign Signature

Cùng tác giả

#Tag

Cung đình iD interview idesign idesign signature lịch sử nghệ thuật Triều Nguyễn triều phục hoàng gia văn hóa văn hoá Việt việt nam Vũ Đức

iDesign Must-try

Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Gửi lời chào năm 2024 đến các độc giả, Nhà xuất bản Nhã Nam đã giới thiệu đến công chúng bộ lịch với chủ đề “Từ trong trang sách”, lấy…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Giáp Thìn 2024. Gác lại những muộn phiền của năm 2023, hãy cùng iDesign chiêm ngưỡng bộ lịch Tết 2024 nổi bật đúng…