12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022

Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất tại iDesign ngay bên dưới nhé!

1. Xu hướng minh họa 2022: 8 phong cách thiết kế chính

Là một phần riêng biệt và quan trọng của thiết kế đồ họa, thiết kế minh họa dần hình thành những xu hướng riêng của chúng. Ban đầu, các hình minh họa phải theo nhiều tiêu chuẩn, nhưng giờ đây, sự sáng tạo của các nhà thiết kế đang dần phá vỡ ranh giới sáng tạo và cho ra đời những phiên bản minh họa tuyệt vời. Trong bài viết này hãy cùng iDesign khám phá những xu hướng thiết kế minh họa vào năm 2022

  • Minh họa hình học
  • Minh họa sản phẩm 3D
  • Minh họa hoạt ảnh
  • Minh họa tối giản Minimalist
  • Lettering
  • Hình minh họa với cơ thể không cân đối
  • Sử dụng màu sáng & màu đậm
  • Line Art

Đọc chi tiết bài viết tại đây

2. Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid 

Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy lùi dịch bệnh và tăng khả năng miễn dịch, song những thay đổi về thói quen, hành vi khiến chúng ta hình thành nên những quy chuẩn mới.

Là nhà thiết kế UX/UI, chúng ta phải suy xét những thay đổi này và chuẩn bị cho những xu hướng trong tương lai. Trước khi tìm hiểu về những xu hướng thiết kế hậu Covid, trước tiên, chúng ta hãy nhìn lại các xu hướng UI/UX từ đầu năm 2021 và xem những xu hướng nào vẫn còn phù hợp.

Top xu hướng thiết kế giao diện người dùng hậu Covid

  • Thiết kế thân thiện, vui tươi, lạc quan
  • Tập trung vào môi trường và thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên
  • Hoài niệm và cổ điển
  • Giao diện người dùng bằng giọng nói (VUI)
  • Tính xác thực và đúng đắn đối với người dùng
  • Cộng đồng
  • Kiểu chữ nghệ thuật
  • Hình minh họa và đồ họa 3D
  • Animation
  • Sử dụng các hiệu ứng kim loại (Metallic Effect)
  • Giao tiếp video

Top xu hướng thiết kế trải nghiệm người dùng hậu Covid

  • Khả năng tiếp cận giao diện
  • UX writing
  • UX research từ xa
  • VUI và tìm kiếm bằng giọng nói
  • Sự trỗi dậy của VR và AR

Đọc chi tiết bài viết tại đây

3. Si mê khám phá một miền Tây rất Tây trong 3D Concept Art của MV ‘See tình’ 

Sẽ không quá ngạc nhiên khi khán giả nhận thấy sự xuất hiện của các chất liệu văn hóa dân gian trong các sản phẩm âm nhạc của ca sĩ Hoàng Thùy Linh trong những năm gần đây. MV phát hành ngày 20/2 vừa qua mang tên “See tình” cũng là một trong những sản phẩm nằm trong vùng địa hạt âm nhạc đặc trưng của nữ ca sĩ. 

Chịu khó “Pause” từng phân cảnh, bạn sẽ phải há hốc với độ hoành tráng, sự chỉn chu và tỉ mẩn, đặc tả trong từng chi tiết nhỏ. Làm thế nào để tạo nên một thế giới lung linh kỳ ảo, mang đậm văn hóa dân gian Nam Bộ đến thế? Hãy cùng chúng mình ngược dòng khám phá một thủy cung phiên bản rất Tây Nam Bộ trong 3D Concept Art của MV “See Tình”, qua những chia sẻ của 3D Concept Artist – Lê Anh Khôi.

Đọc chi tiết bài viết tại đây

4. ‘Vệ Thần’ – Một tựa game phiêu lưu đi cảnh mang chủ đề thần thoại Việt Nam sẽ trông như thế nào?

Nếu đã từng đắm chìm trong thế giới của những tựa game indie (dòng game độc lập) như “Hollow Knight”, “Hades”, “Blasphemous” thì “Vệ Thần” có lẽ là phiên bản game Việt mà bạn nên trông chờ ra mắt trong thời gian sắp tới.

“Vệ Thần” là đồ án tốt nghiệp do Trần Xuân Lộc, sinh viên Trường Đại Học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ tựa game “Hollow Knight”, cùng trăn trở mang chủ đề thần thoại Việt vào đồ án, Lộc tự đặt câu hỏi: “Một tựa game phiêu lưu đi cảnh mang chủ đề thần thoại Việt Nam thì sẽ trông như thế nào nhỉ?”; từ đó “Vệ Thần” ra đời và xuất sắc đạt thủ khoa chuyên ngành Thiết kế đồ họa kỳ này.

Tựa game phiêu lưu 2D sẽ đưa người chơi trải nghiệm một thế giới được phối trộn từ nhiều câu chuyện giả tưởng của Việt Nam thông qua các nhân vật quen thuộc trong cổ tích và truyền thuyết Việt như Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Lạc Long Quân, Sơn Tinh, Thủy Tinh,..

Hành trình thành hình của “Vệ Thần” cụ thể như thế nào?

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

5. Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật

Với bài viết Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design đã được từng được Artplas lược dịch, chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi là Nghệ thuật hay không? 

Suốt thời gian đầu khi Thiết kế hình thành, đây được coi là một môn kỹ thuật khi áp dụng nhiều công nghệ cũng như phương pháp tính toán để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Cho tới tận những năm 2010, ngành Thiết kế Đồ họa tại Pháp vẫn được gộp vào nhóm ngành Kỹ thuật. Cuộc thảo luận xem Thiết kế, nhất là Thiết kế đồ họa có được coi là nghệ thuật hay không hiện vẫn còn chưa có hồi kết, và chúng ta vẫn tiếp tục đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mình.

Trong bài viết này, Artplas sẽ giới thiệu tới bạn đọc bài viết được đăng tải trên trang thông tin của Đại học Marymount về vấn đề này.

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

6. Những sắc màu Tuồng Việt 

Tuồng là một loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Lan toả từ chốn cung đình đến đời sống thôn giã, thế kỷ 19 được coi là thời hoàng kim của môn nghệ thuật này, với tuồng Huế và Bình Định nổi bật.

Dự án “TUỒNG VIỆT” là một sự kiện triển lãm và trình diễn nghệ thuật (hư cấu). Như nhiều môn nghệ thuật truyền thống, tuồng đang gặp khó khăn trong cách tiếp cận công chúng. Trước thực trạng khán giả không mặn mà với tuồng, để bảo tồn, gìn giữ tinh hoa, Tuong Team mong muốn đưa môn nghệ thuật này tiếp cận trở lại với đông đảo khán giả, đặc biệt là những người trẻ.

Dự án lấy ý tưởng từ những hoá trang vẽ mặt của các nhân vật trong tuồng, và những màu sắc đặc trưng.

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

7. Cổ phục Việt Nam qua các thời đại

Cuốn sách “Trang phục phụ nữ Việt Nam qua từng thời đại” của designer Linh Dao là một dự án cá nhân được vẽ bằng những nét uyển chuyển từ chất liệu màu nước, kết quả của một quá trình tìm tòi trong những tư liệu và vốn cổ của dân tộc.

Linh nảy ra ý tưởng khi xem cuốn “Dệt Nên Triều Đại” của Vietnam Centre, tổ chức phi lợi nhuận của những người trẻ Việt Nam sinh sống và làm việc tại Australia, được thành lập nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt ra thế giới. Dự án nổi bật nhất của nhóm là sách ảnh “Dệt Nên Triều Đại” tái cấu trúc các nghi thức và thời trang cung đình vào đầu triều đại Lê (1437-1471). Các thông tin, hình ảnh trang phục trong cuốn sách được tổng hợp, tham khảo từ nhiều nghiên cứu uy tín như sách “Ngàn Năm Áo Mũ” của học giả Trần Quang Đức, sách “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của Phan Huy Chú, các hiện vật của bảo tàng Hưng Yên hay các tranh tượng tại các di tích đình chùa,…

Từ cuốn sách trên, Linh đã bắt đầu nghiên cứu và cảm thấy hứng thú để phát triển thành dự án cá nhân.

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

8. Tổng quan về 7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế

Đứng trước một tác phẩm nghệ thuật hay một sản phẩm thiết kế, bất cứ người xem nào dường như cũng lập tức có những phản ứng cảm xúc và liên hệ về mặt nội hàm với hình ảnh được xem xét. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều đang bị tác động bởi những yếu tố thị giác vừa tồn tại độc lập vừa kết hợp với nhau trong hình ảnh đó. Người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm nghệ thuật truyền tải câu chuyện của riêng họ và nhà thiết kế truyền thông tạo ra sản phẩm truyền thông thị giác thực hiện công năng truyền thông tin chính xác của nó – khác nhau về mục đích, nhưng công cụ của họ là như nhau: những yếu tố thị giác cơ bản và những công cụ tạo hình. Hiểu về những yếu tố thị giác cơ bản giúp cho người xem “đọc” được một hình ảnh và cách hình ảnh đó tác động tới cảm xúc cũng như suy nghĩ của mình. Đối với nghệ sĩ hay nhà thiết kế, hiểu biết đó là hiểu biết về công cụ mình có, giúp họ có thể hoàn thành một cách hiệu quả nhất mục tiêu cũng như đánh giá được sản phẩm của tác giả khác.

Mini-series 8 phần bao gồm bài tổng quan về 7 yếu tố thị giác và 7 bài đi sâu vào từng yếu tố bước đầu cung cấp cho độc giả kiến thức để phân tích và thưởng thức nghệ thuật và thiết kế ở mặt hình thức của nó.

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

9. Đạt Đỗ và bộ chữ Việt – ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’

Đỗ Trọng Đạt – nhà thiết kế đồ hoạ làm việc tại Sài Gòn, anh được mọi người biết đến thông qua các dự án thiết kế nhận dạng thương hiệu, thiết kế chữ. Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế, hiện anh đang là giám đốc nghệ thuật, người hướng dẫn, nhà thiết kế sáng tạo ở các công ty có tiếng như Bracom Agency, DAS – Design Anthropology School. Công việc của anh là định hướng thiết kế, giảng dạy cho các bạn trẻ đang theo đuổi lĩnh vực thiết kế đồ họa. Thời gian rảnh rỗi anh cũng hay tham gia hỗ trợ những workshop tại trường, xem triển lãm, học tiếng Anh hay tự làm những vlog chia sẻ về thiết kế sáng tạo trên mạng xã hội.

Gần đây, Đạt Đỗ vừa hoàn thành thể nghiệm dự án 5 bộ chữ mang chất liệu Việt. Mỗi bộ chữ của anh truyền đạt nên một nội dung, cảm hứng nghệ thuật riêng biệt, mang đứa con tinh thần của mình đến với mọi người. 

  • Chạm ngõ ‘thiết kế chữ’ với bộ chữ “YẾN” qua dự án triển lãm
  • Sự trẻ trung trong bộ ‘KÉN’ khai thác từ loài côn trùng
  • Nét văn hóa ‘không lẫn vào đâu’ ở bộ chữ ‘ĐỀN’
  • Hoa văn cửa sổ thể hiện ở bộ chữ ‘BÉN’
  • Mềm mại, uyển chuyển từng nét chữ trong ‘VÉN’

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

10. Triển lãm ‘Vùng thơ | Musings’ của Hứa Vĩ Văn: ‘Chất liệu cũng chỉ là cái quê quán trong giấy căn cước’ 

“Chúng ta mặc định Hoa là phải đẹp, sẽ mang ý nghĩa riêng, nhưng tôi muốn bản thân mỗi bông hoa đều tự nói lên tiếng nói của mình.”  – Chia sẻ từ Hứa Vĩ Văn về triển lãm cá nhân thứ 4 mang tên “Vùng Thơ | Musings” – được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội.

Hứa Vĩ Văn sinh năm 1979. Năm 2002, anh theo học tại trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Từng thử nghiệm với nhiều vai trò khác nhau như người mẫu, ca sĩ,… nhưng với anh “Sự nghiệp diễn viên của tôi là một bông hoa”. Với anh, hội họa như một cách để thư giãn, thấu hiểu và chữa lành bản thân. Cho tới thời điểm hiện tại, Hứa Vĩ Văn thực hành các sáng tác của mình với tâm thế tạo ra các tác phẩm “có thể giải tỏa áp lực” nơi người xem hay đơn giản chỉ ở nơi bản thân người cầm cọ.

Triển lãm “Vùng thơ” là sự tiếp nối của tâm trí Hứa Vĩ Văn trong 2 triển lãm “Vùng mơ”“Vùng yên” trước đó. Bạn có thắc mắc anh đã ươm mầm những hạt giống đầu tiên như thế nào để những bông hoa bung nở tại “Vùng thơ”

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

11. Các xu hướng trong thiết kế đồ họa năm 2023

Trước khi sắp kết thúc 12 tháng bận rộn, Creativeboom, trang web chuyên cung cấp các thông tin về nghệ thuật, thiết kế và sáng tạo đã thu thập ý kiến các ​​chuyên gia, các nhà lãnh đạo trong ngành để cho bạn biết xu hướng thiết kế đồ họa đang hướng tới đâu trong năm tới.

  • Xu hướng 1: Một cuộc cách mạng trong các công cụ thiết kế
  • Xu hướng 2: Thương hiệu tìm kiếm sự kết nối giữa con người với nhau
  • Xu hướng 3: Thiết kế siêu thực tế
  • Xu hướng 4: Chủ nghĩa Retrofuturism
  • Xu hướng 5: Quay trở lại sự hoài cổ
  • Xu hướng 6: Mô phỏng ứng dụng Gen Z
  • Xu hướng 7: Chủ nghĩa tối đa kỳ lạ
  • Xu hướng 8: Vượt ra ngoài dịch vụ môi trường
  • Xu hướng 9: Giữ bình tĩnh và tiếp tục có sự thay đổi

 Đọc chi tiết bài viết tại đây

12. Minh họa đáng yêu các nhân vật trong series phim ‘Wednesday’

Tháng 11 vừa qua, cơn sốt mang tên “Wednesday” – tựa phim thuộc thể loại kinh dị hài kết hợp giả tưởng siêu nhiên và trinh thám đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn phim ảnh. Bộ phim còn xuất sắc phá đảo và tạo nên những kỷ lục mới trên nền tảng chiếu phim Netflix.

Ngoài diễn xuất ấn tượng của các nhân vật chính, “Wednesday” còn để lại ấn tượng với người xem bởi phần tạo hình các nhân vật cực kỳ chỉn chu và thu hút: mang đậm dấu ấn cá nhân của các nhân vật dựa trên nguyên tác, đồng thời cũng rất bắt kịp xu hướng và tinh thần của thời đại.

Tham gia vào cơn sốt “Wednesday”, tài khoản instagram Paulahsuart, một họa sĩ minh họa đến từ Tân Bắc, Đài Loan cũng đã tạo nên những minh họa về các nhân vật trong bộ phim cực kỳ đáng yêu.  Đọc chi tiết bài viết tại đây

Thực hiện: May

Cùng tác giả

#Tag

may nghệ thuật và thiết kế sáng tạo thiết kế Triển lãm ux/ui xu hướng thiết kế

iDesign Must-try

Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
Làn sóng đầu tiên của thiết kế Hiện đại ở Mĩ là do những người nhập cư châu Âu tài năng tìm kiếm trốn thoát chủ nghĩa toàn trị chính…
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những ngọn đồi thoai thoải ở vùng Palouse miền bắc Hoa Kỳ với đất đai màu mỡ là kết quả của hoạt động núi lửa cổ xưa và xói mòn…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…