August Sander (Phần 2)

Trong phần thứ hai của loạt bài về August Sander, chúng ta tìm hiểu về di sản và những tác phẩm nổi bật của một nhân vật đã được minh chứng vị trí trong cả ngôi đền của những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất thế giới và ngôi đền của những nghệ sĩ Đức vĩ đại nhất.

  • Trong nhiếp ảnh, không nên có bất cứ bóng tối nào không thể rọi sáng được.”
  • Tôi không bao giờ khiến ai đó trông xấu xí. Họ tự mình làm thế. Chân dung là cái gương soi chiếu bạn. đó là bạn.
  • Không có ngôn ngữ nào trên trái đất truyền đạt được một cách toàn diện như nhiếp ảnh. Nó luôn đảm bảo rằng chúng ta đi theo con đường của hóa học, quang học, và vật lý để minh chứng sự thật và hiểu về tướng mạo con người.
  • Nhiếp ảnh thuần khiết cho phép chúng ta tạo ra những chân dung chiết xuất những đối tượng của chúng với sự thật tuyệt đối, cả về thể chất và tâm lý. Đó là nguyên tắc tạo nên điểm khởi đầu cho tôi, tôi đã nói với chính mình rằng ta có thể tạo ra những chân dung của các đối tượng mà là chân thực, từ đó tạo ra một tấm gương phản chiếu những thời đại mà đối tượng ấy sống trong.

Di sản của August Sander

Tháp nước (Water Towers) (1972-2009) của Bern và Hilla Becher

Được tôn sùng vì sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết và cách tiếp cận khách quan đối với các đối tượng và môi trường sống của họ, chân dung của Sander đã áp đặt mình lên những người nhà tài liệu xã hội sau đó. Thay vì cố gắng tiết lộ ‘linh hồn‘ của các đối tượng, mục tiêu của Sander là xác định con người, một cách có ý thức, trong một địa hạt cụ thể về thời gian (lịch sử) và không gian (địa lý). Ảnh hưởng của ông đã tác động đến nhiếp ảnh hiện thực-xã hội Mỹ những năm 30 – đặc biệt là tới Dorothea Lange và Walker Evans – những người, được tán dương gần như là toàn cầu, đã sử dụng máy ảnh của họ để góp nhặt một kho ảnh về cảnh ngộ của những người lao động nông thôn trong thời kỳ Đại suy thoái. 

Gần hơn, ảnh hưởng của Sander cũng được cảm nhận ở Đức. Ông đã truyền cảm hứng cho tác phẩm của các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia Ý niệm như Bernd và Hilla Becher, những người trong thời gian khoảng bốn mươi năm đã tìm cách mở rộng dự án Những con người của Thế kỷ XX của Sander bằng cách chụp ảnh các công trình kiến trúc và công nghiệp của Đức và trình bày chúng theo sê-ri phân loại học. Với tư cách là những người sáng lập trường phái Düsseldorf hay trường phái Becher – một nhóm nhiếp ảnh gia rất có tầm ảnh hưởng mà một thế hệ nhiếp ảnh gia hoàn toàn mới, bao gồm cả Andreas Gursky và Thomas Ruff, đã từng là một phần – vợ chồng Becher đã giúp củng cố vị trí của Sander trong đền thờ các nhiếp ảnh gia vĩ đại, và chắc là đền thờ của những nghệ sĩ Đức vĩ đại. Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của Sander, Những người nông dân trẻ (Young Farmers) (1914), trên thực tế là nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết năm 1985 của Richard Powers, Ba người nông dân trên đường đến vũ hội (Three Farmers on Their Way to a Dance).

Các tác phẩm tiêu biểu

1914: Những người nông dân trẻ

Ảnh, bản in bạc gelatin trên giấy – Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York

Là một phần của loạt ảnh về những người dân nông thôn cư trú tại vùng núi thấp Westerwald, Những người nông dân trẻ (Jungbauern) do Sander chụp vào năm 1914, ngay trước khi ông gia nhập quân y vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Được cho là hình ảnh được nghiên cứu nhiều nhất của ông, bức ảnh được xuất bản lần đầu trong bộ sưu tập Bộ mặt thời đại của chúng ta (Face of Our Time) của Sander vào năm 1929, và một lần nữa, sau khi ông qua đời, trong kiệt tác Những người của Thế kỷ 20 (People of the Twentieth Century) của ông.

Trong ảnh, ba thanh niên mặc vest đang đi dọc theo một con đường ở nông thôn, có lẽ họ đang trên đường đến một buổi khiêu vũ. Những người đàn ông nhìn thẳng vào Sander, nhưng cơ thể của họ lại quay đi khỏi máy ảnh của ông. Điều này gợi ý rằng Sander đã chụp được đối tượng của mình một cách bất ngờ hoặc khi họ đang sải bước. Nhưng quan điểm đó có vẻ hơi vô lý khi người ta xem xét thời lượng phơi sáng cần thiết của máy ảnh khổ lớn dùng âm bản kính mà Sander đã sử dụng. Tuy nhiên, việc các đối tượng tạo dáng trước máy ảnh – có lẽ là các tư thế bắt chước thường thấy trong các quảng cáo thuốc lá và quần áo nam – không hề làm ta sao lãng khỏi thực tế rằng trang phục của những người đàn ông đã thách thức hình chân dung nông dân tỉnh lẻ nguyên mẫu. 

Khi xem xét thời điểm bức ảnh được ghi lại và phong cảnh nông thôn cằn cỗi nơi các chàng trai trẻ được chụp, nhà phê bình nghệ thuật theo chủ nghĩa Marx John Berger cho rằng hình ảnh của Sander đã nắm bắt hoàn hảo một thế hệ kiểu mới ở nông thôn. Những người nông dân trẻ giờ đây đã dễ dàng nằm trong tiếp cận của ‘các chiến dịch quảng cáo đầy khao khát‘ và ‘những tay bán hàng lưu động‘, do đó cho phép họ ‘mô phỏng trang phục chất lượng cao hơn của tầng lớp tư sản thành thị‘.

1925-7: Vật chất

Ảnh, in bạc gelatin trên giấy – Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Mỹ

Tuyển tập Những con người của thế kỷ XX tập hợp hơn 500 bức ảnh. Bức Những người nông dân trẻ nằm trong mục mở đầu (‘Nông dân‘), trong khi Vật thể (Matter) lại nằm ở phần cuối, khép lại tuyển tập (‘Những người cuối cùng‘). Mục ‘Những người cuối cùng‘ tập trung vào những người sống bên lề xã hội: cụ thể là người già, người ốm yếu, người tàn tật và người thiểu năng trí tuệ. Đây là một trong hai bức chân dung, cả hai đều mang tiêu đề ‘Vật chất‘, chụp  những đối tượng đã mất. 

Trong hình ảnh yên bình này là một người phụ nữ lớn tuổi nhìn nghiêng nằm trên giường tử. Theo một cách nào đó, hình ảnh này có thể ám chỉ chủ đề về chu kỳ của cuộc sống. Tuy nhiên, cách tiếp cận rõ ràng, thực tế của Sander đối với tác phẩm của mình cho thấy rằng ý nghĩa của nó có thể tầm thường hơn thế – Sander chỉ đơn giản là buộc khán giả phải đối mặt trực diện với cái chết không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi được xem xét trong mối quan hệ với dự án xã hội lớn hơn của ông, qua đó ông bình luận về vai trò xã hội của cá nhân ở Đức thế kỷ XX, tiêu đề ‘Vật chất‘ dường như gợi ý rằng một khi chúng ta đánh mất vị thế của mình đối với xã hội, chúng ta sẽ không còn gì hơn là một tập hợp các hạt (‘Vật chất‘) mà ở đó không thể gom nhặt được thêm  giá trị xã hội nào.

Khoảng năm 1926: Vợ của họa sĩ (Helene Abelen)

Ảnh, in bạc gelatin trên giấy – Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Mỹ

Năm 1926, nghệ sĩ Peter Abelen, quen biết với Sander thông qua mối quan hệ chung của họ với Nhóm nghệ sĩ cấp tiến Cologne, đã tiếp cận nhiếp ảnh gia với ý định nhờ ông thực hiện một bức chân dung cho vợ mình, Helene (Abelen). Mặc dù bức chân dung có tựa đề Vợ của Người họa sĩ (The Painter’s Wife) nhưng tư thế của Helene lại tỏ ra ái nam ái nữ một cách đầy thách thức. Mái tóc bóng mượt của bà được ép chặt từ trước ra sau đầu và bà kẹp một điếu thuốc giữa hai hàm răng. Helene mặc một chiếc áo sơ mi trắng vừa vặn, cà vạt hẹp sẫm màu và thắt lưng đen, quần tây thụng màu trắng với đôi giày màu trắng thoải mái. Bà gần như tỏa sáng khi được đặt trên bối cảnh tông màu trầm của các bức tường bên trong nhà; trên đó có lẽ treo các tác phẩm của người chồng họa sĩ của bà. Cái nhìn của Helene trông chủ động – người ta có thể nói là đối đầu – trong cách bà thể hiện nhận thức về chiếc máy ảnh (và nhiếp ảnh gia) bằng ánh nhìn vượt lên trên nó (nhiếp ảnh gia, và chúng ta).

Vợ của Người họa sĩ ám chỉ sự thay đổi địa vị của phụ nữ trong xã hội Đức những năm 1920. Đặc biệt trong hình ảnh này, chúng ta thấy ý tưởng về ‘người phụ nữ mới‘ đã đạt được sức hút trong những năm Weimar giải phóng (1919-1933). ‘Người phụ nữ mới‘ tự do hơn so với các thế hệ phụ nữ Đức trước đây, ngày càng sẵn sàng và có thể tự do từ bỏ không gian gia đình để nắm một vị trí trong lực lượng lao động xã hội. Đồng thời, những ý tưởng ‘‘ về tính nữ và quy tắc ăn mặc đã bị thách thức khi phụ nữ hiện đại ngày càng coi quần dài như một cách ăn mặc thiết thực hơn. Nhìn trong bối cảnh này, hình ảnh của Sander ghi lại đúng thời điểm và đặt ra sự chuyển tiếp tiếp lịch sử quan trọng về vị trí xã hội của phụ nữ dưới chính quyền Weimar tự do.

Khoảng 1928: Thợ nề

Ảnh,  in bạc gelatin trên giấy – Viện Nghệ thuật Minneapolis, Minnesota, Mỹ

Năm 1929, Sander xuất bản cuốn Bộ mặt thời đại của chúng ta (Faces of Our Time), một cuốn sách gồm 60 bức chân dung, một trong số đó là Thợ nề (Bricklayer). Với sứ mệnh diễn tả xã hội Đức thế kỷ XX như một tổng thể, người ta tìm thấy sự đồng nhất nhất định trong tất cả các bức chân dung được bố cục một cách cổ điển của Sander. Cũng như với Những người nông dân trẻ, người thợ nề giấu tên tương tác trực tiếp với máy ảnh của Sander, mặc dù ở đây toàn bộ cơ thể của anh ta đối mặt với chúng ta. Chúng ta cũng có ấn tượng rằng những bức chân dung của Sander có thể hơi làm phiền một chút (những) đối tượng được đề cập bởi họ bị gián đoạn khi thực hiện công việc thông thường hàng ngày của họ. 

Tuy nhiên, những quan sát này không gợi ý rằng chân dung của Sander về ‘các kiểu hình’ là thiếu tính xác thực. Trong thế giới quan của Sander, đặc điểm của (các) đối tượng – hay ‘người mẫu‘ – sẽ xuất hiện nếu máy ảnh được sử dụng với mục đích đạt được cái mà ông gọi là “sự thật tâm lý và thể chất tuyệt đối” và sự thật này yêu cầu sự hợp tác của chủ thể. Đúng là Sander muốn đề cao phẩm giá của các đối tượng bằng cách tôn vinh sự đóng góp độc đáo của họ cho toàn xã hội Đức, nhưng mục tiêu đó đơn giản là không thể đạt được bằng danh tính xác thực của từng người: “Từ vẻ bề ngoài của một người, chúng ta có thể nói được công việc mà họ làm hoặc không làm; chúng ta có thể đọc được từ khuôn mặt của họ rằng liệu họ hạnh phúc hay khốn khổ, vì cuộc sống không thể tránh khỏi việc để lại dấu vết của nó trên đó“, ông bày tỏ. Trong trường hợp của Thợ nề, chúng ta đối mặt trực diện với không gì khác ngoài một chàng trai trẻ đầy sự thách thức kiêu hãnh của giai cấp công nhân.

1926-32: Nhân công rạp xiếc

Ảnh, in bạc gelatin trên giấy – Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Mỹ

Sander đã chụp một loạt ảnh tại Đoàn lữ hành người Mỹ của Barum (Barum’s American Caravan Menagerie) như một phần của loạt ảnh Nhân công rạp xiếc của ông. Đoàn xiếc nổi tiếng này đã đến diễn tại các thành phố như Rhineland của Dortmund, Remscheid và Cologne trong khoảng thời gian 1926-29. Trong hình ảnh này, một cặp vợ chồng khác sắc tộc (chúng ta có thể cho họ là vợ chồng nếu quan sát chi tiết rằng cả hai đều đeo nhẫn cưới trên ngón áp út) ngồi cùng nhau quanh một chiếc bàn với bình và cốc (mặc dù có vẻ họ thích uống trực tiếp từ chai thủy tinh hơn). 

Điển hình đối với một bức chân dung của Sander, các đối tượng thoải mái nhìn thẳng vào ống kính của nhiếp ảnh gia. Người phụ nữ nở nụ rạng rỡ dưới vành mũ, trong khi người đàn ông, đặt cánh tay vạm vỡ trên chiếc bàn di động, trông có vẻ kém vui vẻ hơn. Mặc dù không rõ liệu các đối tượng có phải là nghệ sĩ biểu diễn hay không, nhưng sự gắn bó của họ với rạp xiếc được xác nhận bởi chiếc lều bạt phía trước mà họ đang tạm thời nghỉ ngơi. 

Nhà sử học nghệ thuật Katherine Tubb đã nhận xét rằng “Bức ‘Nhân công rạp xiếc’ là tác phẩm duy nhất mô tả các mối quan hệ giữa các chủng tộc trong tác phẩm của Sander và tiêu đề ban đầu của nó trên thực tế là ‘Đàn ông Ấn Độ và phụ nữ Đức’” (Tubb lập luận rằng không có cách nào để biết liệu các chỉ định chủng tộc ấy có chính xác hay không). Lúc đó, không rõ liệu Sander có đưa ra tuyên bố có ý thức về quan hệ chủng tộc hay không. Một điều rõ ràng là cách tiếp cận khách quan của ông đối với nghệ thuật của có nghĩa là những người mẫu phóng túng của ông không bị làm cho ngoại lai cũng như khêu gợi hoá. Thay vào đó, Sander thể hiện sự nhạy cảm đối với các đối tượng của mình bằng cách bộc lộ họ trong một tình huống trần tục như vậy. Chính sự đồng cảm của Sander với những người ngoài cuộc và những người chống đối đã khiến tác phẩm của ông bị kiểm duyệt bởi Đức quốc xã.

1929: Những võ sĩ quyền anh

Ảnh, in bạc gelatin trên giấy – Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Mỹ

Tác phẩm Những võ sĩ quyền anh (Boxers) là một bức chân dung mang tính nhân văn và hài hước. Nó được chụp vào năm 1929 trong những năm của thời kỳ Weimar khi quyền anh là một trong những môn thể thao phổ biến nhất. Nó cho thấy, ở bên trái của chúng ta, Paul Röderstein, nhà vô địch khu vực hạng cân bán nặng, đang đứng bên cạnh một đối thủ đấu tập, đang cười toe toét, có phần không phù hợp về hình thể, Hein Heese. Tuy nhiên, Sanders không nêu tên các đối tượng của mình vì thế là đủ đối với một dự án ‘khô khan‘ tập trung vào việc tạo ra một phân loại của tầng lớp xã hội, chỉ cần biết rằng họ là những vận động viên thể thao: võ sĩ quyền anh.

Nhận xét về các bức chân dung của Sander trong cuốn sách nổi tiếng Về nhiếp ảnh (‘On Photography’) của mình, Susan Sontag thực sự xác nhận rằng Sander “đã chọn các cá nhân dựa trên các đặc tính đại diện của họ và [Sander đã] giả định, chính xác mà nói, máy ảnh không thể ngừng hé lộ các khuôn mặt như những chiếc mặt nạ xã hội“. Tuy nhiên, bức chân dung võ sĩ quyền anh của Sander, khi trút bỏ bất cứ sự hiếu chiến thể thao nào, bộc lộ những đặc thù dịu dàng của thân phận con người và đưa ra bằng chứng cho thấy có, hoặc có thể, có tính thông tin và tính cá nhân đằng sau những bức chân dung của ông.

Nguyên bản tiếng Anh do Những Cộng sự của The Art Story tổng hợp và viết, Antony hiệu đính, bổ sung phần Tóm Lược và Thành tựu. Bản tiếng Việt do Tố Uyên dịch, Hương Mi Lê hiệu đính và viết lời đề tựa.

Cùng tác giả

#Tag

August Sander Hương Mi Lê Lê Hương Mi Series Lịch sử thiết kế đồ họa

iDesign Must-try

New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
Làn sóng đầu tiên của thiết kế Hiện đại ở Mĩ là do những người nhập cư châu Âu tài năng tìm kiếm trốn thoát chủ nghĩa toàn trị chính…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Các dự án chính phủ như WPA (Work Progress Administration) và cơ quan tư như CCA (Container Corporation of America) của Mĩ đều là những động lực quan trọng cho…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Một trong những động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của thiết kế đồ hoạ Mĩ là làn sóng nhập cư của những nhân tài từ châu Âu…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Phong trào Hiện đại đã không có được chỗ đứng sớm ở Hoa Kì. Khi triển lãm huyền thoại Armory giới thiệu chủ nghĩa Hiện đại với nước Mĩ, nó…
Isamu Noguchi (Phần 2)
Isamu Noguchi (Phần 2)
Trong phần thứ hai cũng là phần cuối của loạt bài về Isamu Noguchi, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông, trải rộng từ tượng, phù…
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…