-
Nghệ thuật |
Nghệ thuật đương đại |
Sản phẩm |
Sáng tạo |
Thiết kế
Tập 5 PURE NOW Show: Covid-19 có thực sự là cơ hội để đồ họa chuyển động lên ngôi?
Trong tập 5 PURE NOW Show, chúng ta sẽ trò chuyện cùng William Chan – Creative Director/Founder TMRRW và PHUNK studio để lắng nghe về hành trình chinh phục công việc đồ họa chuyển động của một designer nhé!
Vốn thích thú với văn hóa đại chúng, nhạc pop, phim ảnh và những thứ tương tự, khi còn rất nhỏ, William đã dành hầu hết thời gian của mình cho việc học các môn nghệ thuật, vẽ những thứ như logo trong vở, áo thun và nhiều thứ khác. Bên cạnh đó, hội chứng khó đọc mà William mắc phải càng củng cố thêm sở thích nghệ thuật của anh, William chia sẻ: “Sau khi hoàn thành cấp 2, tôi quyết định học cao đẳng nghệ thuật bởi đó là môn duy nhất mà tôi có thể học tốt và đạt điểm cao.”
Khi tham gia học tại trường cao đẳng nghệ thuật LASALLE ở Singapore, anh đã chọn đi theo con đường thiết kế, bởi anh thật sự rất muốn bước chân vào lĩnh vực làm ra những chiếc bìa album, video âm nhạc và những thứ mà anh từng được nhìn thấy trên TV.
Sau khi tốt nghiệp, William hoạt động với vai trò của một nhà thiết kế đồ họa trong một thời gian. Tuy nhiên, niềm đam mê với những chìa bìa album, video âm nhạc vẫn cứ âm ỉ không nguôi. Cho đến một ngày, anh nhận được cuộc gọi từ một trong những nhà sản xuất của MTV – kênh truyền hình nổi tiếng ở Singapore và trên khắp thế giới, điều đó đã thay đổi hoàn toàn con đường sự nghiệp của chàng Designer trẻ.
MTV có lẽ là cái tên đã quá quen thuộc với các khán giả theo dõi các kênh truyền hình cap và truyền hình vệ tinh. William cũng là một trong số những khán giả ấy.
“Truyền hình cáp xuất hiện ở Singapore đâu đó khoảng đầu hoặc giữa những năm 90. Kênh đầu tiên mà chúng tôi muốn xem là MTV. Một điểm thú vị ở Singapore là khi truyền hình cáp ra mắt, chỉ có một số người dân ở Singapore có truyền hình cáp. Nơi tôi ở không có kênh MTV. Do đó, tôi phải lặn lội đến nhà bạn mình chỉ để xem MTV.”
Và rồi, ham muốn được trải nghiệm trong lĩnh vực truyền hình ngày càng lớn trong Willam, tuy nhiên, lúc này anh không biết phải làm thế nào để bước chân vào ngành công nghiệp phát thanh truyền hình bởi anh không hề biết cách mà nó vận hành. Vô tình, một người bạn của William đã đưa số điện thoại của anh cho một trong những nhà sản xuất của MTV. Điều này đã giúp anh có được cơ hội tiếp xúc với ngành đồ họa chuyển động mà anh từng ao ước.
“Tôi nhận được cuộc gọi từ MTV và họ hỏi liệu tôi có muốn làm việc freelance cho họ không. Tất nhiên tôi đã chớp lấy cơ hội ấy bởi vì dù không có nhiều kinh nghiệm, thật ra là không biết gì về thiết kế phương tiện phát thanh truyền hình hay làm thiết kế đồ họa, tôi vẫn đồng ý. Một hợp đồng thuê 2 tuần và duy trì được trong khoảng 5 năm. Đó là hành trình mà tôi bắt đầu làm đồ họa chuyển động.”
Tuy nhiên, lúc đó, ngành công nghiệp phát thanh truyền hình là lĩnh vực rất khó để thành công.
“Tôi nghĩ lý do là bởi khác với thời buổi ngày nay, khi đã có phần mềm, bạn có thể tạo nên những sản phẩm hay thậm chí là thực hiện nhiều công đoạn sản xuất khác nhau tại nhà trên chiếc máy tính của mình. Khoảng thời gian khi tôi bắt đầu tham gia MTV, họ vẫn sử dụng Edit Suits để làm đồ họa. Họ sử dụng những loại máy tương tự như máy bổ trợ vậy. Đó không phải là thứ mà tôi có cơ hội để làm tại nhà. Tôi nghĩ là After Effect vừa ra mắt khi tôi bắt đầu làm tại MTV, tuy nhiên tôi đã không có cơ hội để hiểu được cách thức vận hành của ngành công nghiệp phát thanh truyền hình.”
Nhưng rồi, anh đã gắn bó với MTV trong gần 10 năm qua và tích góp cho mình được nhiều bài học quý báu. Đó cũng chính là bệ phóng vững chắc cho những thành công của anh sau này.
“Quá trình làm việc tại MTV cho tôi cái nhìn tổng quan về cách vận hành và quy trình làm việc của ngành công nghiệp phát thanh truyền hình hay đồ họa chuyển động. Trải nghiệm trong 5 năm ấy tại MTV đã cho tôi sự tự tin để bước ra ngoài và tạo ra sản phẩm cho những khách hàng khác nhau. Điều thú vị là sau khi rời MTV, tôi bắt đầu con đường làm freelance. Tuy nhiên trong 4 hoặc 5 năm sau đó, gần như tôi vẫn làm việc cùng họ.”
Dù đã là người đứng đầu của 2 studio thiết kế lớn trong nhiều năm, William vẫn đang học hỏi từng ngày để có thể vận hành doanh nghiệp được tốt hơn.
“Tôi nghĩ rằng phần khó khăn khi một nhà thiết kế chuyển sang làm chủ doanh nghiệp không phải là việc thực hiện công việc sáng tạo mà là công tác vận hành công ty. Đó cũng là một việc mà tôi phải học hỏi hàng ngày, thậm chí ở thời điểm hiện tại.
Với tôi, thiết kế là một kỹ năng mà tôi đã luyện tập đã lâu và nó gần như trở thành bản năng thứ hai của tôi vậy. Tuy nhiên, vận hành doanh nghiệp là một công việc rất khác biệt và khó khăn. Tôi không nghĩ mình là một doanh nhân giỏi bởi vì tôi vẫn làm việc dựa trên khía cạnh thiết kế của mình khá nhiều. Đó là điều mà tôi vẫn luyện tập. Tôi đọc sách và trò chuyện với bạn bè về chủ đề kinh doanh, đọc những bài viết hay và hy vọng mình có thể áp dụng vào những gì mình đang làm.”
Chia sẻ với Mark Arinsberg, William cho rằng Covid-19 có tác động 2 chiều đến với lĩnh vực mà anh đang theo đuổi. Một mặt, đại dịch đóng vai trò như một chất xúc tác để đẩy nhanh quá trình phát triển của đồ họa chuyển động. Mặt khác, nó hạn chế rất nhiều tới việc nhà sáng tạo cho ra một tác phẩm thực sự “Woa”.
“Mọi thứ được trao đổi qua Zoom hoặc Whatsapp. Nó đã khiến tôi phải thay đổi cách giao tiếp với mọi người, thậm chí là với khách hàng. Họ sẽ gửi tin nhắn trên Whatsapp cho bạn thay vì gửi email. Họ sẽ nói những thay đổi cần thiết và gửi hình qua Whatsapp luôn.
Vậy làm thế nào để khác phục tình trạng này, nhấp vào video để lắng nghe toàn bộ nội dung tập 5 PURE NOW Show nhé!
Về PURE NOW Show
PURE NOW là podcast video ghi lại cuộc trò chuyện giữa những cây đại thụ từng đạt các giải thưởng danh giá, được công nhận trên toàn thế giới và có nhiều đóng góp trong ngành công nghiệp sáng tạo thế giới và cả Việt Nam như:
- Adam Parry – Creative Director Piccadilly Curtains/ The Mill/ Framestore
- Catchpole – Executive Creative Director DDB/ Rockstar/ BBDO/ OLPOHA
- John Saboe – Videographer/Content Creator Far East Travels Podcast/ Corus Entertainment
- Dong Wun Guan – Creative Director RICE & Partners/ Digipost Global
- Thy Nguyen – Group Creative Director Richard Moore Associates/ Lippincott
- Tung Le – Creative Director/ Founder The Box Collective,…
- ….
Nội dung PURE NOW kể về cuộc hành trình sáng tạo của họ, ngay từ lúc mới chập chững bước chân vào ngành công nghiệp sáng tạo cho đến thời điểm họ bén rễ và vươn cao tới thành công hiện tại.
Mark Arinsberg – người có nhiều năm kinh nghiệm với các vị trí graphic designer, illustrator và copywriter, hiện đảm đương nhiệm vụ Senior Producer của Balance và cũng là host của Talk show Pure Now, hứa hẹn sẽ cùng các khách mời đào sâu những góc cạnh của sáng tạo trải dài ở các lĩnh vực quảng cáo, phim ảnh, hoạt hình, đồ họa chuyển động, nhiếp ảnh…cùng các lĩnh vực khác. Với những câu hỏi hóc búa, khơi dậy ngọn lửa hành trình sáng tạo của họ trước những thay đổi trong công nghệ, cách họ vượt qua thất bại để chạm tới những cơ hội bất ngờ hay tương lai của sự sáng tạo,… sẽ được tiết lộ.
Lịch phát sóng định kỳ: 20h thứ 3 (mỗi 2 tuần/1 tập) chuyên mục Talk show PURE NOW tại iDesign.vn.
Biên tập: May
Nguồn tham khảo
Các bài khác cùng chủ đề
- 1. PURE NOW - Talk show dành riêng cho cộng đồng sáng tạo sắp sửa ra mắt
- 2. Balance: ‘PURE NOW là mạng lưới kết nối và chia sẻ kiến thức cho cộng đồng sáng tạo.’
- 3. Adam Parry - khách mời mở màn talkshow Pure Now của Balance
- 4. Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
- 5. Chris Catchpole - cái tên được xướng danh là ‘Phù thủy trong ngành sáng tạo’
- 6. Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
- 7. John Saboe: ‘Phần thưởng của tôi là cuộc sống phong phú hơn nhiều so với những gì tôi bỏ lại phía sau.’
- 8. Tập 3 PURE NOW Show: ‘Tôi không thích tạo ra sản phẩm mang những giá trị hiển nhiên’ - John Saboe
- 9. Dong Wun Guan: ‘Đừng quá hà khắc rằng bản thân phải có đầy đủ năng lực để làm một việc gì đó.’
- 10. Tập 4 PURE NOW Show: Khi khép lại cái tôi, cũng là lúc bạn mở ra cơ hội khác - Dong Wun Guan.