Tập 24 PURE NOW Show: ‘Nếu thiết kế tệ thì dù có thêm nhiều thành tố hoạt họa vào đó, nó cũng sẽ không trở nên khá hơn.’
Ben Marriott – khách mời tập 24 PURE NOW Show tuần này hiện đang hoạt động với tư cách là một Educator (nhà giáo dục)/ Motion Designer (nhà thiết kế chuyển động). Ngoài ra, Ben còn sở hữu kênh youtube với 598 nghìn người đăng ký, với tuyến nội dung chính là hướng dẫn cơ bản và nâng cao để tạo ra các motion graphic (thiết kế chuyển động) từ các phần mềm After Effects, Photoshop, Illustrator.
Quay về hoạt động hội họa nhiều hơn trong thời gian gần đây, mà cụ thể là trong khoảng thời gian cách ly do ảnh hưởng của Covid-19, Ben đã thử nghiệm với chất liệu truyền thống là màu sáp và đúc rút cho mình một số cảm nhận riêng.
“Trong khoảng thời gian cách ly. Tôi nhận ra rằng mình đã dành hầu hết thời gian làm việc cũng như dành cả thời gian rảnh để nhìn vào màn hình, nên tôi muốn có một sở thích hoặc hoạt động gì đó vào cuối tuần hay sau giờ làm.
Tôi không muốn làm sản phẩm nghệ thuật số, chơi game hay xem phim trên màn hình máy tính nữa. Tôi muốn hoạt động gì đó thư giãn đôi mắt mình và trau dồi kỹ năng mới vì tôi chưa bao giờ sử dụng màu sáp dầu trước đây. Tôi nghĩ rằng mình sẽ bắt đầu với thứ này.
Mọi thứ sẽ vui lắm và tôi cũng thấy thích. Tôi chuộng màu sáp dầu hơn màu acrylic. Chúng dễ sử dụng vì không khô quá nhanh. Tôi chưa bao giờ phải phối màu, một điều vô cùng kinh khủng với tôi khi sử dụng màu acrylic. Tôi thấy thích nó và thật vui khi nghe một quyển sách audio, lấy một bức ảnh tham khảo và vẽ một cách tùy ý không bị trói buộc.”
Qua việc thử nghiệm với màu sáp, Ben đã rút ra được những kinh nghiệm nhất định khi ứng dụng các phương thức truyền thống trong công việc sáng tạo, đồng thời cũng thay đổi cách anh suy nghĩ về việc các phương thức này đã ảnh hưởng như thế nào đến các sản phẩm nghệ thuật số của mình.
“Tôi đã luôn sử dụng rất nhiều phương thức truyền thống trong các sản phẩm hoạt họa. Bởi vì trước khi là một nghệ sĩ hoạt họa, tôi là một nhà minh họa. Phần lớn quy trình làm việc của tôi vẫn còn liên hệ với phương thức truyền thống. Tôi từng vẽ phác thảo và in mực mọi thứ. Sau đó, bước duy nhất mà tôi thực hiện trên máy tính là tô màu trong Photoshop. Sau đó tôi bắt đầu quá trình scan những kết cấu ấy, phần lớn là màu nước và màu acrylic đã vẽ trước đó. Tôi nghĩ rằng rất nhiều sản phẩm hoạt họa trước đó đều có những chất liệu kết cấu đan xen và tôi luôn cố gắng ứng dụng những cách thức truyền thống nhiều nhất có thể. Sau đó tôi lồng ghép vào phần mềm để khiến nó giống sản phẩm số nhiều nhất có thể và cố gắng loại bỏ đi những tàn tích của công nghệ số.
Gần đây, tôi đã tận dụng nhiều lợi ích và vẻ đẹp của hoạt họa số và tôi rất thích nó, đặc biệt là trong môi trường đồ họa chuyển động. Nó đã thay đổi cách tôi nhìn nhận nó một chút. Tôi đã dành rất nhiều thời gian trong giai đoạn thiết kế và lên kế hoạch trước khi chuyển sang giai đoạn làm hoạt họa trong máy tính. Tôi thấy rằng khi mình càng dành nhiều thời gian làm việc trước trên trang giấy trước khi chuyển sang xử lý trên máy tính, sản phẩm sẽ trở nên tốt hơn. Bởi vì khi bạn chỉ cần ngồi trên máy tính, gõ vài phím hoặc vẽ phác thảo trên Photoshop, luôn có trình duyệt mạng ở đó. Bạn sẽ có cả thế giới trong tay mình và có rất nhiều shortcut trong phần mềm mà bạn có thể sử dụng trước khi nảy ra một ý tưởng hợp lý.”
Trước khi bước vào hành trình làm hoạt họa chuyên nghiệp, Ben cũng đã từng làm freelance và một vài công việc ngắn hạn với vai trò nhà minh họa. Các khách hàng của anh có thể kể đến là Google, Adobe, Dropbox, Twitter, Emirates, Converse, Coca-Cola, Redbull,..
“Công việc toàn thời gian đầu tiên của tôi là khoảng 2 hoặc 3 năm sau khi tốt nghiệp đại học, sau khi làm một nhà minh họa. Đó là một công việc được giới thiệu cho chức danh nhà minh họa tại công ty sản xuất video để vẽ minh họa sản phẩm. Tôi thấy thật tuyệt khi được trả lương toàn thời gian để ngồi vẽ mỗi ngày và hoàn thiện sản phẩm. Ít ra đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Khi đảm nhận công việc ấy trong một thời gian, tôi thấy rằng quy trình làm hoạt họa vui hơn nhiều. Trong giai đoạn làm hoạt họa, nhiều phản hồi từ khách hàng được giảm thiểu. Vì khách hàng có nhiều ý kiến hơn về thiết kế, quá trình thực hiện và giao tiếp qua lại với khách hàng là công việc tôi ít ưu ái nhất. Và tôi dần thấy làm hoạt họa vui hơn nhiều.
Tôi chỉ biết chút ít về hoạt họa thôi. Tuy nhiên, dần dần sau 3 năm trong vị trí khởi đầu ở công ty sản xuất video, vai trò nhà thiết kế và nhà minh họa của tôi trở nên ít đi và tôi càng giống một nghệ sĩ hoạt họa hơn. Tôi đảm nhận nhiều dự án lớn hơn với yêu cầu công tác làm hoạt họa và cố gắng làm chủ trách nhiệm của mình. Tôi cố gắng hoàn thiện công tác hoạt họa tốt nhất có thể để có nhiều dự án như thế hơn. Sau đó, tôi chuyển sang làm freelance khi nhận ra rằng đây là điều mình muốn làm. Làm việc freelance sẽ cho tôi sự tự do để tự mình thực hiện nhiều hơn.”
Qua đây, Ben cho rằng việc có nền tảng minh họa và thiết kế là một lợi thế để có thể thực hiện bước chuyển mình sang hoạt động làm hoạt họa. “Minh họa chính là bệ phóng để bạn có thể lấy những thứ được tạo trong không gian 2 chiều và khiến chúng chuyển động trong nhiều chiều.” – Mark Arinsberg cũng tiếp lời. Ben chia sẻ thêm:
“Tôi dành 6 năm để tạo ra các sản phẩm thị giác. Giống như là tôi hoạt động bán chuyên ở giai đoạn khởi đầu tại đại học. Tuy nhiên, 6 năm là khoảng thời gian mà tôi đã dành cho công tác sáng tạo và tìm hiểu về bố cục cũng như kể chuyện bằng phương thức thị giác. Trước đó, tôi bị cảm xúc chi phối khá nhiều. Tôi nghĩ nền tảng ấy đã thật sự giúp đỡ tôi và nó quan trọng. Tôi nghĩ nếu khám phá After Effects lúc còn trẻ hơn, 16 tuổi hay gì đó, có thể tôi sẽ cảm thấy sự lôi cuốn để đi theo con đường đó, khiến mọi thứ chuyển động thật tuyệt vời và đây cũng là điều tôi thích. Tuy nhiên tôi nghĩ việc có những kỹ năng thiết kế tốt là nhân tố quan trọng nhất trong công tác hoạt họa.
Nếu một sản phẩm được thiết kế tốt và có thêm một chút yếu tố hoạt họa trong đó, mọi thứ sẽ trông rất tuyệt. Tuy nhiên nếu thiết kế tệ thì cho dù có thêm nhiều thành tố hoạt họa vào đó, nó cũng sẽ không trở nên khá hơn. Tôi thật may mắn khi bước chân vào con đường này theo trình tự mà tôi đã làm. Vì thế tôi sẽ khuyên những ai muốn cải thiện sản phẩm của mình, hãy dành nhiều thời gian hơn cho thiết kế và học hỏi các kỹ năng thiết kế. Hoặc thậm chí là dành nhiều thời gian hơn cho quy trình thiết kế.”
Nhấp vào video bên dưới để lắng nghe đầy đủ cuộc trò chuyện giữa Host Mark Arinsberg và khách mời tuần này nhé!
Về PURE NOW Show
PURE NOW là podcast video ghi lại cuộc trò chuyện giữa những cây đại thụ từng đạt các giải thưởng danh giá, được công nhận trên toàn thế giới và có nhiều đóng góp trong ngành công nghiệp sáng tạo thế giới và cả Việt Nam như:
- Adam Parry – Creative Director Piccadilly Curtains/ The Mill/ Framestore
- Catchpole – Executive Creative Director DDB/ Rockstar/ BBDO/ OLPOHA
- John Saboe – Videographer/Content Creator Far East Travels Podcast/ Corus Entertainment
- Dong Wun Guan – Creative Director RICE & Partners/ Digipost Global
- Thy Nguyen – Group Creative Director Richard Moore Associates/ Lippincott
- Tung Le – Creative Director/ Founder The Box Collective,…
- ….
Nội dung PURE NOW kể về cuộc hành trình sáng tạo của họ, ngay từ lúc mới chập chững bước chân vào ngành công nghiệp sáng tạo cho đến thời điểm họ bén rễ và vươn cao tới thành công hiện tại.
Mark Arinsberg – người có nhiều năm kinh nghiệm với các vị trí graphic designer, illustrator và copywriter, hiện đảm đương nhiệm vụ Senior Producer của Balance và cũng là host của Talk show Pure Now, hứa hẹn sẽ cùng các khách mời đào sâu những góc cạnh của sáng tạo trải dài ở các lĩnh vực quảng cáo, phim ảnh, hoạt hình, đồ họa chuyển động, nhiếp ảnh…cùng các lĩnh vực khác. Với những câu hỏi hóc búa, khơi dậy ngọn lửa hành trình sáng tạo của họ trước những thay đổi trong công nghệ, cách họ vượt qua thất bại để chạm tới những cơ hội bất ngờ hay tương lai của sự sáng tạo,… sẽ được tiết lộ.
Lịch phát sóng định kỳ: 20h thứ 3 (mỗi 2 tuần/1 tập) chuyên mục Talk show PURE NOW tại iDesign.vn.
Thực hiện: May
Nguồn tham khảo
Các bài khác cùng chủ đề
- 1. PURE NOW - Talk show dành riêng cho cộng đồng sáng tạo sắp sửa ra mắt
- 2. Balance: ‘PURE NOW là mạng lưới kết nối và chia sẻ kiến thức cho cộng đồng sáng tạo.’
- 3. Adam Parry - khách mời mở màn talkshow Pure Now của Balance
- 4. Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
- 5. Chris Catchpole - cái tên được xướng danh là ‘Phù thủy trong ngành sáng tạo’
- 6. Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
- 7. John Saboe: ‘Phần thưởng của tôi là cuộc sống phong phú hơn nhiều so với những gì tôi bỏ lại phía sau.’
- 8. Tập 3 PURE NOW Show: ‘Tôi không thích tạo ra sản phẩm mang những giá trị hiển nhiên’ - John Saboe
- 9. Dong Wun Guan: ‘Đừng quá hà khắc rằng bản thân phải có đầy đủ năng lực để làm một việc gì đó.’
- 10. Tập 4 PURE NOW Show: Khi khép lại cái tôi, cũng là lúc bạn mở ra cơ hội khác - Dong Wun Guan.