/meo meo/ Hình ảnh mèo trong chủ nghĩa xã hội của Théophile-Alexandre Steinlen

Trái với sự trung thành và niềm tin yêu tột độ nơi đáy mắt của chó, mèo lại có một công thức riêng để đánh gục trái tim chúng ta. Trong nghệ thuật cũng nổi lên biết bao nhiêu kẻ sẵn sàng quy hàng và dâng hiến cả cuộc đời nghệ thuật của mình dành cho lũ mèo. Mức độ tùy biến linh động, sắc thái từ kiêu kỳ, lãnh đạm đến ngơ ngẩn, lắm lúc lại vô cùng đáng yêu, được tái hiện đa dạng trong các tác phẩm là minh chứng cho tình yêu mãnh liệt ấy. Hãy cùng chúng mình điểm mặt những kẻ cuồng mèo trong lịch sử nghệ thuật qua loạt bài /meo meo/.

Được sinh ra trong thời kì đầy biến động của nước Pháp trong thế chiến thứ 1, Théophile-Alexandre Steinlen vẫn giữ cho mình niềm lạc quan và đấu tranh cho tầng lớp lao động ở Paris. Ông từng sử dụng hình ảnh những con mèo để phản ánh chủ nghĩa tư bản xã hội ở Paris bấy giờ.

Sinh ra ở Lausanne, Thụy Sĩ, Théophile-Alexandre Steinlen (1859-1923) học tại Đại học Lausanne trước khi nhận làm một thực tập sinh thiết kế tại một nhà máy dệt ở Mulhouse, miền đông nước Pháp. Ở tuổi đôi mươi, ông vẫn phát triển các kỹ năng của mình như một họa sĩ khi ông và vợ được họa sĩ François Bocion khuyến khích chuyển đến gia nhập cộng đồng nghệ thuật ở khu phố Montmartre của Paris. Ở đó, Steinlen được kết bạn với họa sĩ Adolphe Willette, người đã giới thiệu ông với cộng đồng nghệ thuật tại quán rượu Le Chat Noir. Nhờ vậy, ông được đặt vẽ áp phích cho chủ quán rượu, nghệ sĩ giải trí, ca sĩ Aristide Bruant và các doanh nghiệp khác.

Sau khi Pháp dỡ bỏ kiểm duyệt năm 1881 và thông qua Luật Tự do Báo chí, việc sản xuất các tác phẩm văn học và nghệ thuật tập trung vào chính trị đã phát triển mạnh mẽ. Giống như nhiều nghệ sĩ trong Thế chiến 1, Steinlen có một khối lượng tác phẩm khổng lồ về chính trị mà ông dành cả đời thực hiện. Là một nhà xã hội chủ nghĩa và là người ủng hộ không ngừng các quyền của giai cấp công nhân, vị nghệ sĩ nhanh chóng tương tác với cộng đồng cánh tả ở Pháp. Ông thường xuyên đóng góp cho tạp chí phê bình nghệ thuật định kỳ, các tờ báo vô chính phủ, các ấn phẩm và tiểu thuyết thường không có thù lao.

Thông qua việc minh họa và in ấn, Steinlen có mục đích truyền đạt các biên niên sử của giai cấp công nhân một cách trực tiếp nhất có thể, vì ông tin rằng những bài viết nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự rõ ràng của lập luận của mình. Vì những ấn phẩm được lưu hành rộng rãi là một phần của quá trình phổ biến và tiếp nhận nghệ thuật một cách dân chủ, ông coi mỗi tác phẩm của mình như một công cụ kháng chiến chống lại áp bức. Cách tiếp cận này đặt nghệ thuật của ông vào tay những cá nhân và môi trường mà ông quan tâm – cả về mặt nghệ thuật và xã hội.

Mèo nằm trên gối mùa đông, 1909
Một bức tranh quảng cáo trà và chocolate có sự tham gia của cả vợ và con gái của ông.

Khi nói về tình yêu thương của Steinlen, rõ ràng mèo là một đối tượng phổ biến trong tác phẩm của ông. Ông được biết đến là người nuôi hàng chục con mèo địa phương ở phố Montmartre. Trong nhiều trường hợp, mèo xuất hiện trong các áp phích quảng cáo của ông, chẳng hạn như Lait pur Sterilisé, bao gồm con gái ông, Colette cũng xuất hiện. Tuy nhiên, ông cũng tạo ra một số lượng lớn các bức vẽ và bản in về mèo trong những giây phút giải trí.

Steinlen đã vẽ mèo từ hồi còn đi học khi mới vẽ được những nét nguệch ngoạc ở trong cuốn vở. Vào năm đầu khi mới đến Pháp, ông đã bán các cuốn sổ vẽ mèo và tranh mèo để lấy tiền mua lương thực. Một số cuốn sổ vẽ này về sau đã được xuất bản.

Tại sao họa sĩ lại sử dụng hình ảnh con mèo? Vào thời điểm đó, mèo là biểu tượng của sự phóng túng, chính xác hơn là sự phóng túng của phụ nữ. Việc nhiều con mèo ở Paris sống ở phố Montmartre không bị thuần thục bởi tư sản, được coi là một ẩn dụ cho sự phóng túng hiện đại, hoặc sự khước từ các chuẩn mực xã hội tư sản thời đó. Steinlen có lẽ thể hiện một cách quyết đoán và hài hước nhất sự hiện diện văn hóa của loài mèo ở Montmartre thông qua một bức tranh ngụ ngôn từ năm 1905, Những con mèo được sùng bái ở phố Montmartre. Trái ngược với những tác phẩm phê phán chủ nghĩa tư bản và thuật lại những hoàn cảnh của tầng lớp lao động, Steinlen sử dụng những tác phẩm như thế này để khám phá những tiềm năng của cuộc sống phóng túng không bị cai quản bởi tư bản Paris.

Các tác phẩm về mèo của Steinlen có nhiều phong cách và biến thể, từ các bài vẽ về cuộc sống tinh tế và tác phẩm điêu khắc bằng đồng đến các tác phẩm như bức tranh tường rộng 3m mô tả sự ra đời của một số vị thần mèo tối thượng. Trong số rất nhiều bức vẽ của mình, ông đã tạo ra một số chuỗi phim hoạt hình kỳ diệu về các con mèo.

Nhưng cần hiểu một điều rằng mèo của Steinlen mang một vẻ rất thanh lịch và tinh tế, không dễ thương và tinh nghịch như các nghệ sĩ khác thời đó. Điều này cho thấy rằng Steinlen thực sự tôn trọng và hiểu cách loài mèo đang đại diện, chúng mang trên mình sự duyên dáng và thông minh, điều mà nhiều người trong số chúng có được. Thậm chí chúng còn được xem như là những vị thần ở thế giới khác.

Một số tác phẩm khác của Théophile-Alexandre Steinlen:

Biên tập: Navi Nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

áp phích chủ nghĩa xã hội Hội họa Pháp Mèo trong hội họa Navi Nguyễn series meo meo Theophile-Alexandre Steinlen

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy - (Phần 3)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy - (Phần 3)
"Từ chủ nghĩa ấn tượng, tôi muốn tạo ra thứ gì đó chắc chắn và trường tồn, giống như nghệ thuật trong các bảo tàng." Paul Cézanne tự tường trình…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy - (Phần 2)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy - (Phần 2)
Ở phần đầu tiên của chuỗi bài, ta đã cùng biết về danh hoạ Paul Cézanne cũng như hiểu thêm một vài nhận định của các nhà nghiên cứu và…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 1)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 1)
Trích dịch Proust was a Neuroscientist – Jonah Lehrer (2007), bởi Út Quyên Sinh năm 1839 tại Aix-en-Provence, Paul Cézanne là một họa sĩ người Pháp, thành viên của trường…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?