-
Cảm hứng |
Hội họa |
Nghệ thuật |
Sáng tạo |
Thiết kế
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Sau hơn 40 năm tồn tại và phát triển, xu hướng nghệ thuật Heta-uma đã vươn lên để trở thành một trường phái cụ thể ở Nhật Bản và trên thế giới. Làm thế nào mà một phong cách nghệ thuật thiếu kĩ năng này có thể làm được điều đó? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Sự khởi đầu của Heta-uma
Trở lại thời kỳ đầu những năm 1970 ở Nhật Bản, Yumura Teruhiko là người đi đầu cho phong cách đồ họa sơ sài, vẽ bằng tay và không chỉn chu có chủ ý. Ông đã đặt ra thuật ngữ ‘heta- uma’, nghĩa là ‘không có kỹ năng’, hoặc ‘xấu mà đẹp’, tương đồng với Art Brut của Jean Dubuffet.
Yumura đã thực hiện những tác phẩm nghệ thuật nguệch ngoạc, cắt dán và tô màu thường lấy những lý tưởng từ truyện tranh của Mỹ hoặc các quảng cáo “cơ bắp” ở các công trường thi công. Dưới các bút danh như ‘Terry Johnson’ hoặc ‘King Terry’ tại các xưởng vẽ như Tokyo Funky Studio hoặc Flamingo Studio, các trang bìa và truyện tranh của ông đã xuất hiện trên tạp chí truyện tranh hàng tháng Garo.
Được thành lập vào năm 1964, Garo đạt đỉnh với con số khiêm tốn khoảng 80.000 bản với sự e dè trước các tác giả viết về chính trị và xã hội. Nhưng vào ngày đầu của những năm 1970, sự xuất hiện của tác phẩm Yumura báo trước sự chuyển hướng của Garo đối với những nghệ sĩ mong muốn thử nghiệm và thể hiện bản thân thông qua những phong cách rất riêng. Họa sĩ Nemoto Takashi đã ca ngợi Yumura: “Anh ấy đã mở ra nhiều cánh cửa và cho phép những nghệ sĩ không quá mạnh về kỹ thuật nhưng có tâm hồn để thể hiện.”
Mặc dù các có vẻ kém về mặt kỹ thuật nhưng bạn dường như không thể bắt chước những nét quyến rũ tinh tế của nó. Chúng bao gồm các ký tự viết tay và các hình minh họa đơn giản đến mức ngay cả trẻ em cũng có thể vẽ được, vì vậy nó thường được gọi là tranh minh họa dành cho trẻ em. Từ những cuộc triển lãm nhỏ chưa được biết đến thành một cuộc triển lãm chuyên nghiệp lớn và được trưng bày cùng với những bức tranh xuất sắc khác. Cuối cùng ‘heta-uma’ đã được công nhận là một trường phái nghệ thuật riêng biệt.
Lý do ‘heta uma’ có thể quyến rũ người xem là nhờ tính dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng ấn tượng sẽ đọng lại trong tâm trí chúng ta rất lâu, trong khi nghệ thuật chính thống đòi hỏi nhiều thời gian để chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu sắc để hiểu. Thành công của chúng dựa vào việc làm cho mọi người cười trước sau đó mới suy ngẫm. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp heta-uma ở trên tàu hỏa, cửa hàng tiện lợi, thư viện, nhà ga … ở khắp Nhật Bản.
Heta-uma bước ra quốc tế
40 năm sau đó, ba thế hệ của những nghệ sĩ gồm Yumura Teruhiko, Nemoto Takashi và Shiriagari Kotobuki đều được xem là người tiên phong cho ‘heta-uma’, cả ba người bọn họ đều được triển lãm chung tại Pháp. Kyoichi Tsuzuki, nhà bình luận và nhà sưu tập, đã giải thích lý do cho mối liên hệ giữa heta-uma với người Pháp: “Bạn không thể thực hiện triển lãm này ở Nhật Bản, bởi vì thế giới nghệ thuật Nhật Bản không quan tâm đến loại hình văn hóa đại chúng này, vì vậy họ thấy ‘heta-uma’ không được coi là nghệ thuật, mà đây chỉ là giới truyện tranh hoặc vẽ minh họa.”
Lý do khác là bên ngoài châu Á, Pháp là nước tiêu thụ truyện tranh Nhật lớn nhất. Trong khi doanh số bán hàng bị chi phối bởi các bộ truyện chính thống, nhiều nhà xuất bản Pháp đã phát hành thêm manga nghiệp dư hoặc không chính thống.
Không chỉ ở Nhật, nghệ sĩ người Pháp Hervé Di Rosa cùng với anh trai Richard và Robert Combas cũng phát triển phong trào ‘Figuration libre’ (Tự do hình thái) từ những năm 1980, được truyền cảm hứng mạnh mẽ khi khám phá ra tác phẩm của Yumura vào năm 1979. Di Rosa đã đề nghị tổ chức triển lãm cho các nghệ sĩ ‘heta-uma’ tại quê hương Sète của ông trên bờ biển Địa Trung Hải, một phòng trưng bày mà ông đồng sáng lập vào năm 2000 cho các tác phẩm thuộc Art Brut.
Kì quặc, dị hợm, chấm biếm và tăm tối là những từ để mô tả nội dung của cuộc triển lãm mang tính bước ngoặt này. Tất cả đều xuất phát từ khía cạnh văn hóa, không bị ảnh hưởng bởi các quy ước đạo đức hoặc tính đúng đắn của thẩm mỹ Nhật Bản. Đặc biệt là theo quan điểm của Sakabashira Imiri, đây là những gì mà những người sáng tạo quyết liệt, không khoan nhượng này có thể mang lại: “Nhật Bản đã phải hứng chịu nhiều đau thương bởi các thảm họa trong suốt lịch sử: chiến tranh, hạt nhân, động đất. Xã hội tiêu dùng muốn làm cho chúng ta quên đi họ, nhưng nhiều nghệ sĩ đang thể hiện qua tác phẩm của họ những nỗi đau sâu sắc này”.
Đến năm 2019, Heta-uma được công nhận chính thức và các cuộc triển lãm lớn mở ra để tôn vinh các nghệ sĩ năm xưa. Bên cạnh đó, các họa sĩ cũng trích dẫn Henri Rousseau là họa sĩ khai sinh Heta-uma ở phương Tây. Phong cách của Rousseau vốn không được đào tạo bài bản nhưng lại có một sức hấp dẫn độc đáo tạo ra một phản ứng hóa học giữa lối vẽ xấu và góc nhìn nghệ thuật xuất sắc của ông.
Một số tác phẩm Heta-uma đến từ các nghệ sĩ khác:
Tác phẩm của họa sĩ truyện tranh Ishikawa Jiro. Tác phẩm của Nemoto Takashi.
Tác phẩm của Kago Shintaro. Tác phẩm pop art của Tanaami Keiichi.
Tác phẩm của bộ dôi Hamadaraka. Tác phẩm của Hanawa Kuzuichi.
Tác phẩm của họa sĩ truyện tranh Imiri Sakabashira Tác phẩm của họa sĩ truyện tranh Kotobuki Shiriagari.
Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp