Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc

Những hình ảnh về các phát minh kì quặc của Nhật đã tràn lan trên mạng xã hội trong một thời gian rất lâu, nhưng bạn có biết rằng phần lớn chúng đều được phát minh bởi chung một người? Những phát minh kì quặc này đều được gọi chung là ‘Chindogu’ do Kenji Kawakami sáng chế ra.

Kenji Kawakami cùng 2 phát minh kì quặc của ông.

Kenji Kawakami theo học ngành kỹ thuật hàng không tại Đại học Tokai vào năm 1967, nhưng đã bỏ học giữa chừng. Sau đó ông bắt đầu làm nhiều công việc tự do khác nhau. Vào đầu những năm 1990, ông được thuê làm biên tập viên và cộng tác viên cho tạp chí hàng tháng Mail Order Life. Trong khi làm việc, Kawakami đã tận dụng những số báo ít ỏi để giới thiệu nhiều phát minh mà ông đã tạo ra trong thời gian rảnh.

Được gọi chung là Chindogu (công cụ kì quặc), các phát minh của ông đã được độc giả cực kỳ yêu thích, và sau đó chúng được đưa lên trang đầu của tạp chí như một chủ đề chính. Tương tự như chủ nghĩa Rube Goldberg, Chindogu là nghệ thuật tạo ra sản phẩm nhìn có vẻ hữu ích, nhưng trên thực tế hoàn toàn vô dụng.

Tranh minh họa một sáng chế của Rube Goldberg.

“Về cơ bản, Chindogu giống với cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh. Một sự khác biệt lớn là trong khi hầu hết các phát minh đều nhằm mục đích làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện hơn, Chindogu lại có những nhược điểm lớn, vì vậy mọi người không thể bán chúng. Chúng là những phát minh vứt đi.”

Kawakami chia sẻ với tạp chí Japan Time.
Một trang giới thiệu về phát minh của Kenji Kawakami.

Kawakami có quan điểm mạnh mẽ chống lại các khái niệm về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tư bản, ông từng tuyên bố: “Tôi coi thường chủ nghĩa duy vật và cách mọi thứ biến thành hàng hóa,…” Đây là một triết lý từ những trải nghiệm của ông trong những ngày nổi loạn khi còn là sinh viên. Khái niệm Chindogu là cốt lõi của điều đó, một luận điểm chống lại chủ nghĩa tiêu thụ hàng loạt với mỗi phát minh thủ công đều không phù hợp để sản xuất hàng loạt. Những ý tưởng và triết lý của Kawakami sau này sẽ được hiện thực hóa hoàn toàn khi thành lập Cộng đồng Chindogu.

Cộng đồng Chindogu quốc tế

Là một phong trào vào đầu những năm 90, Chindogu đã thu hút được một lượng lớn người theo dõi. Dan Papia, biên tập viên chính và là cây bút của tạp chí Tokyo Journal, đã giới thiệu khái niệm Chindogu với thế giới trong các số báo của mình, đồng thời khuyến khích độc giả của mình gửi các ý tưởng sáng chế. Cùng nhau, Kawakami và Papia thành lập Cộng đồng Chindogu quốc tế với 10.000 thành viên, và ra mắt các cuốn sách riêng.

Ngay sau khi thành lập cộng đồng, Kawakami và các cộng sự của ông đã đặt ra một bộ mười nguyên tắc, mà tất cả các đồ vật được phát minh dưới danh nghĩa Chindogu phải tuân theo, gồm:

1. Không thể áp dụng – Một Chindogu không thể sử dụng trong thực tế
2. Mang tính tồn tại – Một Chindogu phải thực sự tồn tại
3. Bản chất vô chủ – Phải mang tính vô chính phủ
4. Ai cũng sở hữu được – Chindogu là công cụ cho cuộc sống hàng ngày
5. Không kinh doanh – Không dành cho việc buôn bán
6. Đừng cố tỏ hài hước – Không chế tạo Chindogu vì mục đích hài hước
7. Không tuyền truyền – Chindogu không phải công cụ truyền giáo
8. Luôn trong sạch – Chindogu không phải là thứ cấm kỵ
9. Không tham lam – Chindogu không thể được cấp bằng sáng chế
10. Tài sản của chung – Chindogu không có định kiến

Được truyền cảm hứng bởi Kenji, Jean-Christophe Lecocq cũng ra mắt được hơn 200 sáng chế Chindogu của mình.

Khái niệm này đã đạt được thành công không thể phủ nhận, nhất là qua triển lãm dành riêng cho Chindogu tại Palais de Tokyo ở Paris vào năm 2015. Jean-Christophe Lecocq, chủ tịch chi nhánh Chindogu tại Pháp, đã phát hiện ra các sáng chế kỳ lạ này vào đầu những năm 2000, giải thích: “Tôi tìm thấy một cuốn sách trong một cửa hàng từ thiện có tựa đề 101 Phát minh Vô dụng của Nhật Bản và tôi thấy hứng thú ngay lập tức. Sau đó, tôi quyết tâm truy tìm Kenji Kawakami.

Một triển lãm của Kenji Kawakami tổ chức ở Pháp.

Sau khi kêu gọi các nhà xuất bản và phòng thương mại, Jean cuối cùng đã thành công và tìm cách liên hệ với người phát minh ra Chindogu. Ông đã bay đến Nhật Bản để gặp trực tiếp bậc thầy Kenji Kawakami, ông nói: “Nhiệm vụ của tôi là làm cho Chindogu được biết đến ở Pháp và Châu Âu”. Bản thân Jean cũng đã tạo ra hơn 200 món Chindogu, chẳng hạn như một đôi giày đá lửa có thể bắt lửa đơn giản bằng cách chà xát hai chân vào nhau.

Một số sáng chế khác:

Phễu nhỏ mắt.
Một số mẫu trang phục giúp lau dọn nhà cửa.
Một loại ô giúp trữ và lọc nước mưa để uống.
Quạt mini giúp làm nguội mì.
Cặp kính có cánh quạt giúp cản mọi hạt bụi.
Ô mini giúp che chắn giày dép khỏi mưa, phù hợp với những bạn mới mua giày.
Loại cà vạt kết hợp ô.
Hồ dán nhưng để quét bơ tiện lợi hơn.
Kết hợp cà vạt với ví đựng đồ làm một.

Bất chấp sự thành công của Chindogu, Kenji Kawakami đã không kiếm một đồng tiền hay một bằng sáng chế nào đúng như những luật lệ mình tự đặt ra. Từ năm 1985 đến 2001, ông đã tạo ra hơn 600 Chindogu và tiếp tục phát minh ra những đồ vật kỳ lạ này, chỉ đơn giản là vì vẻ đẹp của chúng.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Chindogu công cụ kì quặc dụng cụ hàng ngày Kenji Kawakami Navi Nguyễn nghệ thuật nhật bản sáng chế

iDesign Must-try

Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Thiệp Giáng Sinh đầu tiên có ở quốc gia nào? Làm thế nào mà chúng ra đời?
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.