Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson

Với tác phẩm điện ảnh mới The French Dispatch, Wes Anderson mang đến 3 câu chuyện khác nhau được thuật lại thông qua từng nhà báo. Trong đó, nhân vật Moses Rosenthaler được khắc họa là một họa sĩ chân thực qua từng tác phẩm đến mức người xem có cảm giác như ông thực sự tồn tại. Hãy cùng tìm hiểu xem đạo diễn Wes Anderson và các nghệ sĩ đã làm việc thế nào để xây dựng nhân vật này nhé!

*Bài viết có tiết lộ nội dung bộ phim.

The French Dispatch là một nỗ lực mới nhất của đạo diễn Wes Anderson nhằm đưa người xem đến thị trấn Ennui-sur-Blasé của Pháp giữa thế kỷ 20, một bộ phim mà mỗi chương đại diện cho một bài báo chuẩn theo tạp chí New Yorker.

Câu chuyện đầu tiên của bộ phim là “Tuyệt tác vững bền”. Poster phim được thực hiện bởi họa sĩ minh họa Javi Aznarez.
Trailer của chương truyện.

Ở trong câu chuyện đầu tiên của bộ phim mang tên “Tuyệt tác vững bền” được thuật lại qua nhà sử học J.K.L. Berensen (lấy cảm hứng từ nhà sử học Rosamond Bernier) kể về một tù nhân tên Moses Rosenthaler tìm kiếm nghệ thuật để thoát khỏi nỗi chán chường. Các tác phẩm của ông vô tình lọt vào mắt xanh một nhà giám tuyển Julian Cadazio nên ông ta đã hứa sẽ giúp cho Moses được biết đến rộng rãi ở thế giới bên ngoài. Đằng sau những song sắt, niềm cảm hứng sáng tác của Moses lại chính là nàng thơ Simone, viên cai ngục của nhà tù.

Gã tù nhân Moses Rosenthaler (trái) và nhà giám tuyển Julian Cadazio (phải) trong phim.

Để xây dựng nhân vật Moses Rosenthaler trở nên sống động với người xem, Anderson đã mời một bộ ba nghệ sĩ IRLSandro Kopp với sự hỗ trợ của Sian SmithEdith Baudraud để thực hiện các tác phẩm trên màn ảnh của Rosenthaler, bao gồm những bức tranh ban đầu theo phong cách truyền thống cho đến các tác phẩm trừu tượng hóa khi ông thực hiện trong nhà tù.

Từ trái qua là Sian Smith, Sandro Kopp, và Edith Baudraud trong xưởng vẽ thực hiện cho bộ phim.

Đội ngũ nghệ sĩ của Kopp đã tạo ra những bức tranh không chỉ sống động với cốt truyện mà còn làm hài lòng con mắt tinh tường của Anderson về độ chi tiết và phong cách làm phim đặc biệt. “Wes đã biết công việc của tôi được một thời gian, anh ấy đã tổ chức một buổi trình diễn của tôi tại Lehmann Maupin vào năm 2012 và chúng tôi làm bạn từ đó. Anh ấy biết tôi đã vẽ cả trừu tượng và tượng hình, và tôi cũng đã từng làm việc trong lĩnh vực điện ảnh với nhiều vai trò khác nhau,” Kopp chia sẻ mối quan hệ của mình với vị đạo diễn.

Tuy nhiên, để tạo ra một loạt tác phẩm tương đương cho cả sự nghiệp của Rosenthaler là một dự án ở quy mô hoàn toàn khác mà anh biết rằng mình không thể giải quyết một mình.

Nữ họa sĩ trẻ Sian Smith thực hiện một cảnh trong phim.
Tác phẩm này chỉ xuất hiện trong vài giây thoáng qua trong phim.

Cộng sự đầu tiên của anh là Sian Smith, người đã gặp Kopp vào năm 2010 trên phim trường Chúng ta cần nói về Kevin, cũng là cháu gái đạo diễn Lynne Ramsay của bộ phim. Kopp đã gọi Smith ngay sau khi cô tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật New York vào năm 2018. Trong vòng một tuần, cô đã lên máy bay đến Angoulême, Pháp, nơi sản xuất The French Dispatch diễn ra trong một xưởng sản xuất cũ.

“Tôi là một fan cuồng nhiệt của Wes Anderson, vì vậy tất nhiên là tôi đã chớp lấy cơ hội này. Đó là môi trường bận rộn và điên cuồng, nhưng cũng rất sáng tạo và truyền cảm hứng,” cô nói với Artnet News.

Sau khi hoàn thành chương trình giảng dạy tranh sơn dầu chuyên sâu tại học viện, Smith được giao nhiệm vụ thực hiện các tác phẩm đầu, có quy mô nhỏ hơn của Rosenthaler. Với sự trợ giúp của Edith Baudraud, Kopp đã đảm nhận tác phẩm “Simone khỏa thân“, cũng như những bức bích họa dài khoảng 3.5 mét là kiệt tác của nghệ sĩ, cũng như là điểm nhấn cao trào kịch tính của câu chuyện.

Một phác thảo khác cho bộ phim.

Các nghệ sĩ đã làm việc trong hơn một tháng để sản xuất. Anderson cung cấp các phác họa khung cảnh phim cơ bản, các tác phẩm tượng hình một phần được lấy cảm hứng từ họa sĩ Félix Vallotton chuyên vẽ về cuộc sống, kết quả là bức “Rổ trái cây” trong phim. Tuy nhiên, các họa sĩ đã phải chạy khắp thị trấn để kiếm chùm cherry làm mẫu vật, cuối cùng họ phải dùng trái phúc bồn tử đỏ để thay thế.

Đối với mỗi bức tranh xuất hiện trên màn ảnh, các nghệ sĩ phải làm việc và làm lại bố cục để đáp ứng các thông số kỹ thuật chính xác của Anderson. “Wes đã có ý tưởng thực sự rõ ràng trong đầu. Anh ấy biết chính xác những gì anh ấy muốn và chúng tôi đã vẽ rất nhiều bản phác thảo cho mỗi bức tranh,” Kopp nói. “Tôi đã thực hiện 9 phiên bản khác nhau cho bức ‘Simone khỏa thân’.”

Tác phẩm ‘Simone khỏa thân’ xuất hiện trong phim.

Kể cả đến khi các bức tranh được đưa vào cảnh quay, Kopp vẫn cảm thấy các tác phẩm trên màn ảnh vẫn chưa được hoàn hảo. Anh tin chắc rằng mình có thể làm tốt hơn nữa, nên đã tiếp tục làm lại bố cục sau khi quá trình quay phim kết thúc, vì một bức tranh khác có thể được hoán đổi trong quá trình hậu sản xuất, nhưng Anderson vẫn giữ bức tranh được sử dụng trên phim trường cho khâu hậu sản xuất.

Thậm chí Kopp còn đòi hỏi nhiều hơn với bức vẽ con chim sẻ (The Perfect Sparrow), một tác phẩm nhỏ xíu mà trong phim Moses được cho là đã hoàn thành “trong 30 giây với đầu que diêm bị cháy”. Khi Kopp hỏi Anderson rằng vị đạo diễn có ý tưởng gì cho bức vẽ, anh nhận lại được hẳn một bản khắc gỗ Dürer cực kì chi tiết.

Bức tranh con chim sẻ nhỏ cũng được đầu tư chi tiết trong bộ phim.

Kopp ước tính rằng anh ấy đã vẽ khoảng 50 con chim sẻ để Anderson có thể chọn một bức hoàn hảo nhất từ cánh, đầu và phần bóng từ các phiên bản khác nhau và kết hợp chúng trong một bản vẽ cuối cùng. Tuy nhiên, sau khi Kopp xem bộ phim, con chim sẻ mà anh thực hiện đã không xuất hiện. Thậm chí anh còn không biết ai là tác giả của bức vẽ xuất hiện trong cảnh phim.

Mặt khác, việc thực hiện một loạt tác phẩm quy mô lớn ở cuối câu chuyện lại là một vấn đề khó khăn. “Đó là về một cách vẽ tranh rất bản năng, những phần nội tạng gần như trở nên bạo lực nên tôi phải đeo tai nghe vào và xách những cái xô đầy sơn. Có những chiếc cọ đã bị hỏng,” Kopp nói. “Tôi chỉ đang cố gắng đem lại một nguồn năng lượng bản năng hết sức có thể.”

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng có những thách thức. Toàn bộ phiên bản đầu tiên phải được làm lại hoàn toàn khi các bức tranh không được làm khô đúng cách, khiến lớp sơn dày bị nứt và rơi ra. Để đáp ứng thời hạn sản xuất chặt chẽ của bộ phim, Smith đã giúp Kopp và Baudraud hoàn thành tác phẩm.

Simone – Nàng thơ của họa sĩ Moses trong phim.

Sau đó, các tác phẩm được đưa vào bộ phim đã được trưng bày chung với toàn bộ đạo cụ trong phim ở một triển tại Pháp. Và đối với những bức tranh chưa đạt yêu cầu, Kopp có một buổi trình diễn sắp tới có tựa đề “Tìm kiếm Simone trong vô vọng” tại phòng trưng bày Ebensperger ở Berlin. Hóa ra, việc đưa nhân vật Moses Rosenthaler trở nên gần gũi đã trở thành bước tiếp theo trong quá trình thực hành của anh.

“Họ cảm thấy như những bức tranh của tôi, và tôi đã tiếp tục làm việc theo cách đó,” Kopp nói và nhấn mạnh rằng bộ phim đã truyền cảm hứng cho anh ấy như thế nào. “Bộ phim chạm đến một số sự thật sâu sắc về ý nghĩa của việc trở thành một nghệ sĩ. Cốt truyện phim được viết rất hay và đẹp.”

Một số hình ảnh hậu trường về cách 3 họa sĩ thực hiện các tác phẩm:

Kopp đang thực hiện các tác phẩm trên bức tường bê tông trong phim.
Tất cả những gì anh cần là đeo tai nghe và một thùng sơn khổng lồ.
Sian Smith cũng phụ giúp cho loạt 10 tác phẩm trong phim.
Những gì Kopp đem lại là những tác phẩm mang tính vẽ theo bản năng hết mức có thể của Moses.
Anh dường như đang xem xét lại các tác phẩm sau khi hoàn thành.
Toàn bộ 10 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm của bộ phim.
Các đạo cụ của họa sĩ Moses và bức ‘Simone khỏa thân’ được đặt cạnh nhau.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Artnet

Cùng tác giả

#Tag

Edith Baudraud hậu trường phim họa sĩ trừu tượng minh họa phim movie Navi Nguyễn Sandro Kopp Sian Smith the french dispatch wes anderson điện ảnh Mỹ

iDesign Must-try

Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Thiệp Giáng Sinh đầu tiên có ở quốc gia nào? Làm thế nào mà chúng ra đời?
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.