Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)

Thiệp Giáng Sinh đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi mùa đông đến. Quá trình phát triển lịch sử của tấm thiệp này cũng là một câu chuyện vô cùng thú vị. Từ một hành động mang tính thực dụng khi không thể trả lời toàn bộ thư, một ngành công nghiệp đã ra đời sau đó.

Mọi người đã gửi lời chúc Giáng sinh đến nhau từ hàng trăm năm nay. Lời chúc ‘Merry Christmas’ lần đầu tiên được ghi nhận là trong một bức thư Giáng sinh được gửi vào năm 1534. Tờ giấy đầu tiên được biết đến trông hơi giống một tấm thiệp Giáng sinh đã được trao cho Vua James I của Anh vào năm 1611. Đây giống như một tờ giấy được trang trí lớn, hơn là một tấm thiệp như chúng ta nghĩ ngày nay. Nó có kích thước 33x 24 và được gấp lại thành các nếp để có thể mang đi khắp nơi. Trên tờ giấy cũng có hình một bông hồng ở trung tâm, thông điệp Giáng sinh và về Năm mới tới Nhà vua và con trai của ông, ngoài ra còn có bốn bài thơ và một bài hát.

John Callcott Horsley là nghệ sĩ đã vẽ ra tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên khi được một người bạn nhờ giúp đỡ.

Tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên trên thế giới

Tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên trên thế giới đã ra đời do một họa sĩ ở Luân Đôn, ông John Callcott Horsley (1817-1903) thiết kế. Ý tưởng làm ra tấm thiệp này xuất phát từ Henry Cole (1808-1882), một công chức cấp cao, một nhà giáo dục, nhà phát minh và cũng là giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Victoria & Albert nổi tiếng. Ace Collins, tác giả cuốn Những câu chuyện đằng sau những truyền thống vĩ đại của Giáng sinh, đã viết: “Ở Anh thời Victoria, việc không trả lời thư được coi là bất lịch sự. Nên ông ấy phải tìm ra cách để làm hài lòng tất cả mọi người.”

Bởi vì quá bận rộn, không thể tự tay viết từng bức thư gửi đến tất cả người thân, bạn bè nên Sir Henry Cole đã tìm đến họa sĩ J.Horsley để tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn ý nghĩa, đó là tạo ra tấm thiệp Giáng Sinh. Thế là Noel năm 1843, Horsley trình làng tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên trên thế giới. Trùng hợp rằng đây cũng là năm mà tác phẩm văn học kinh điển Đêm Giáng Sinh của Charles Dickens ra đời.

Năm 2001, một bản in gốc của tấm thiệp đã được bán với giá kỷ lục 22.500 bảng Anh (khoảng 700 triệu đồng) tại một phiên bán đấu giá thu hút các nhà sưu tập Anh và Mỹ.

Tấm thiệp là kiểu tranh 3 phần được vẽ bằng tay. Phần ở giữa mô tả cảnh một gia đình quây quần bên bữa tiệc Giáng sinh và hai phần còn lại tả cảnh trẻ em nghèo được ăn no và mặc ấm. Trên tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên này nổi bật câu chúc mừng: “Chúc bạn Giáng sinh an lành và một năm mới hạnh phúc!” Bức tranh vẽ cảnh trẻ em uống rượu đã gây tranh cãi, vì đây là thời đại mà phong trào vận động điều độ đang phổ biến ở Anh, nhưng điều này không ngăn được người mua thẻ và phải in ra thêm để đáp ứng nhu cầu.

Với mẫu thiết kế thiệp Giáng sinh trên, Henry Cole cho ra lò 1000 tấm thiệp được in thạch bản và tô màu bởi thợ tô chuyên nghiệp Mason, điều này dẫn đến giá thành khá đắt đỏ. Hiện nay, còn khoảng 12 tấm vẫn nằm đâu đó trong các bộ sưu tập cá nhân hay ở các viện bảo tàng.

Bản phác thảo bút chì về tấm thiệp Giáng Sinh thứ 2 của William Maw Egley. Ảnh: Bảo tàng Victoria and Albert, London.

Tấm thiệp Giáng sinh thứ hai, được thiết kế bởi nghệ sĩ William Maw Egley (1826-1916), xuất hiện sau đó vài năm vào năm 1848 (người ta cho rằng đây có thể là tấm thiệp có trước Horsley, vì ngày đó đã bị đọc nhầm thành năm 1842). Thiết kế tương tự như tấm thiệp đầu tiên: cả hai đều thể hiện cảnh vui chơi trong lễ hội thuộc tầng lớp trung lưu với các hoạt động từ thiện theo mùa và đều được in với kích thước bằng tấm thiệp thăm hỏi của phụ nữ.

Một tấm thiệp lễ Tình nhân vào giữa thế kỷ 19, có thể của Anh, Mỹ hoặc Pháp. Ảnh: Bảo tàng Victoria and Albert, London.

Cũng phải nói thêm, đạo luật Bưu chính năm 1839 đã giúp điều chỉnh giá bưu phí của Anh và dân chủ hóa việc chuyển phát thư. Một năm sau, với việc thông qua luật Bưu Điện một xu, bất kỳ ai ở Anh cũng có thể gửi thứ gì đó qua đường bưu điện chỉ với một xu. Hãng bưu tá Half Penny ra mắt năm 1894 đã thúc đẩy doanh số bán thiệp Giáng sinh lên cao hơn nữa, với dạng bưu thiếp rẻ hơn về giá và tiền gửi, chiến lược này đã trở nên phổ biến.

Đồng thời, việc cắt gỗ và các quy trình in ấn rườm rà khác đã nhường chỗ cho việc sản xuất hàng loạt. Việc in thiệp Giáng sinh hàng loạt đầu tiên diễn ra vào những năm 1860. Vào năm 1870, khi việc in ấn có thể được thực hiện với giá chỉ vài xu trên một tá, hàng trăm nhà sản xuất thiệp châu Âu đã sản xuất để bán trong nước và cho công chúng Hoa Kỳ. Thời kỳ hoàng kim của thiệp Giáng sinh ở Victoria (1860 – 1890) được thúc đẩy bởi các quy trình và kỹ thuật in mới kết hợp màu sắc (chromolithography), mực kim loại, vải đính và cắt để tạo ra những tấm thiệp có vẻ ngoài tỉ mỉ.

Biểu tượng Giáng Sinh vào thời Victoria

Các tấm thiệp mang tính thẩm mỹ được sản xuất trong thời kỳ này được coi là trang nhã hoặc tinh tế một cách nghệ thuật. Chúng được bán ở các hiệu sách và văn phòng phẩm với giá rất đắt, và nhắm vào khách hàng thuộc lớp tư sản. Các nhà xuất bản như Hildesheimer&Co. đã nhập khẩu các loại thiệp rẻ hơn từ Đức. Vào khoảng năm 1879, họ cho ra mắt một túi combo chứa khoảng một tá thẻ và được bán thông qua các cửa hàng bán thuốc lá, ra trải giường và cửa hàng đồ chơi.

Một tấm thiệp của Marcus Ward & Co. năm 1870. Ảnh: Bảo tàng Victoria and Albert, London.

Trong giai đoạn này, họ đã thiết lập một biểu tượng Giáng sinh gần gũi. Thời kỳ Victoria đã chứng kiến sự ra mắt của nhiều biểu tượng và đồ trang trí có ý nghĩa mà chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến mùa lễ hội: chim cổ đỏ vào mùa đông, cây chi bùi, cây thường xuân, nhà thờ và phong cảnh tuyết; cùng với các cảnh nghi lễ trong nhà và việc tặng quà, trang trí cây cối và bữa tối Giáng sinh, đến ông già Noel, trò chơi dành cho trẻ em, nhân vật kịch câm và bánh quy Giáng sinh (một phát minh của thời Victoria).

Bên trái là một tấm thiệp có biểu tượng chim cổ đỏ và bao bọc với giấy ren năm 1970. Bên phải gồm cây thông noel và các vật trang trí mang tính biểu tượng năm 1960. Ảnh: Bảo tàng Victoria and Albert, London.

Những tấm thiệp Giáng sinh cũng nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi các tấm thiệp Lễ tình nhân vốn phổ biến và có ‘ren giấy’, các lớp mở ra để lộ hoa và các biểu tượng tôn giáo bao gồm thiên thần đang trông chừng những đứa trẻ đang ngủ.

Một số mẫu thiết kế vào cuối thế kỉ 19. Ảnh: Bảo tàng Victoria and Albert, London.

Các họa sĩ minh họa nổi tiếng đã tạo ra các thiết kế cho thiệp Giáng sinh mới: Linnie Watts (1850-?) truyền tải bằng các bức tranh trẻ em thơ mộng của bà, trong khi nghệ sĩ Harry Payne (1858-1927) thì nổi tiếng với những bức vẽ chính xác về quân phục, biến những bức chân dung của những người lính thành thiệp Giáng sinh kết nối gia đình và bạn bè trên khắp đế chế Anh.

Bên trái là một thiết kế của Harry Payne ra mắt năm 1887. Bên phải là thiết kế của Linnie Watt năm 1880. Ảnh: Bảo tàng Victoria and Albert, London.

Người Victoria đã trao đổi, trưng bày và thu thập thiệp Giáng sinh với số lượng lớn. Những cuộc trao đổi gồm những vật kỷ niệm và sưu tập thiệp Giáng sinh đã trở thành niềm đam mê của tầng lớp trung lưu. Trong cuốn sách Lịch sử của tấm thiệp Giáng sinh (1954), nhà sưu tập George Buday đã gợi ý rằng: “tấm thiệp Giáng sinh ngay từ đầu đã siết chặt trong tâm trí người gửi với khía cạnh xã hội, những lễ hội liên quan đến Giáng sinh hơn là với ý nghĩa tôn giáo trong mùa”, và mô tả cơn sốt thiệp Giáng sinh ở Victoria là “sự xuất hiện của một loại hình nghệ thuật đại chúng”.

Buday đã tặng bộ sưu tập thiệp phong phú của riêng mình cho bảo tàng để có thể theo dõi các truyền thống phát triển qua nhiều thập kỷ. Ví dụ thú vị là Santa Claus thời Victoria đã đi trên đỉnh tuyết bằng một chiếc xe đạp – một phát minh còn tương đối mới vào cuối thế kỷ 19. Thông điệp ở mặt trong của tấm thiệp có nội dung: “Đây là lễ Giáng sinh của người cha già tốt lành, trên chiếc xe đạp của ông ấy, ông ấy có thể mang cho bạn nhiều quà và một mùa Giáng sinh vui vẻ”.

Tấm thiệp mà Santa Claus lái xe đạp được cho là do Ernest Nister thực hiện khoảng 1890 – 1900. Ảnh: Bảo tàng Victoria and Albert, London.

Tấm thiệp Giáng Sinh khởi đầu bằng một hành động thực dụng của Henry Cole qua bàn tay minh họa của John Callcott Horsley đã phát triển thành một hiện tượng bán lẻ trị giá hàng triệu bảng Anh, với khoảng một tỷ tấm thiệp Giáng sinh được mua ở Anh mỗi năm. Hàng năm, các chiếc thiệp Giáng Sinh mới được lấy cảm hứng từ thời Victoria vẫn được tái bản và ra mắt.

Những tấm thiệp kì quặc ra đời

Khi sự phổ biến của thiệp Giáng sinh ngày càng tăng, mọi người thời Victoria đòi hỏi sự mới lạ hơn. Trong số những thứ mới lạ có một bộ sưu tập lớn các thiết kế mang phong cách kỳ dị và khó hiểu. Vấn đề đạo đức và quy tắc ứng xử xã hội nghiêm ngặt thể hiện trong khoảng thời gian trị vì của Nữ hoàng Victoria (1837-1901), nhưng con người trong thời vẫn có những hành vi vi phạm đạo đức nếu được nhìn theo góc nhìn hiện đại. Điều này phần nào ảnh hưởng lên hình ảnh những tấm thiệp sau đó.

Trên tấm thiệp viết: “Một lời chúc giáng sinh thành tâm/ Môn trượt băng phù hợp là một trò chơi vui/ Chúng đã xin phép mẹ, nhưng bà nghiêm khắc nói “không”/ Và tất cả đều ngã đẹp thật đau đớn/ Một Giáng Sinh ngọt ngào và vâng lời là không quá muộn/ Chỉ cần học thôi!”
Một tấm thiệp có cảnh chuột cưỡi tôm hùm năm 1880. Trên tờ giấy viết: “Bình yên, Vui vẻ, Sức khỏe và Hạnh phúc.”

Katie Brown, quản lý lịch sử xã hội tại Bảo tàng Lâu đài York cho biết: “Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải hiểu rằng những tấm thiệp như chúng ta biết hiện nay là một hiện tượng rất phổ biến của thế kỷ 20.” Theo ý kiến của Brown, mặc dù một phần lịch sử đã bị mất, nhưng các thiết kế này vẫn được tạo ra để phục vụ cho mục đích chính của ngày lễ. Nhiều thiệp Giáng sinh thời Victoria đã trở thành tác phẩm nghệ thuật trong phòng khách hoặc mọi người đưa chúng vào bộ sưu tập của họ.

“Mong sự hân hoan sẽ ‘thắp sáng’ Giáng Sinh của bạn.”

“Những quan điểm và thiết kế có vẻ khác thường so với ngày nay lại được coi là dấu hiệu của may mắn, trong khi những người khác lại chế nhạo đó là những điều mê tín dị đoan.”

Samantha Bradbeer, nhà lưu trữ và nhà sử học của Hallmark Cards, Inc.
Hình ảnh những con chim chết trên thiệp Giáng sinh có thể “gợi lên sự đồng cảm của người Victoria và ám chỉ những câu chuyện phổ biến về cảnh trẻ em nghèo chết cóng vào đêm Giáng Sinh.”
Người vẽ tấm thiệp này có thể có một thông điệp sâu xa nào đó?

Nhìn chung, thiệp chúc mừng liên kết chặt chẽ về mặt xã hội, kinh tế và chính trị với văn hóa, thời kỳ và nơi xuất xứ và sử dụng của chúng. Phong tục dân gian đã ảnh hưởng đến thiết kế của nhiều thiệp Giáng sinh thời Victoria. Trong văn hóa dân gian của Anh, ví dụ như chim cổ đỏ và chim hồng tước được coi là những loài vật thiêng liêng.

John Grossman, tác giả của Những hiếu kỳ về Giáng Sinh thời xưa bị quên lãng, viết rằng hình ảnh những con chim chết trên thiệp Giáng sinh có thể “gợi lên sự đồng cảm của người Victoria và có thể ám chỉ những câu chuyện phổ biến về cảnh trẻ em nghèo chết cóng vào đêm Giáng Sinh.” Penne Restad cũng nói thêm: “Tôi tin rằng mối quan tâm văn hóa đối với các nàng tiên, những địa điểm bí mật và những sinh vật kỳ lạ đã phát triển, có thể bắt đầu từ các tiên nữ, yêu tinh,… trong thời đại Victoria đã ảnh hưởng đến một số tấm thiệp Giáng sinh tuyệt vời”.

Ở phần hai của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử thiệp Giáng Sinh ở Mỹ. Mặc dù Châu Âu đã thịnh hành việc gửi thiệp nhưng bạn có biết hẳn 30 năm sau người Mỹ mới có thiệp Giáng Sinh đầu tiên?

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Giáng Sinh greeting card lịch sử thiệp giáng sinh minh hoa Navi Nguyễn thiệp chúc mừng Thiệp Giáng Sinh thời Victoria

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Điều gì sẽ xảy ra nếu vi khuẩn tổ chức lễ Giáng sinh? Họa sĩ minh họa Wenjing Yang sẽ cho bạn câu trả lời
Điều gì sẽ xảy ra nếu vi khuẩn tổ chức lễ Giáng sinh? Họa sĩ minh họa Wenjing Yang sẽ cho bạn câu trả lời
Wenjing Yang là một họa sĩ minh họa hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố New York, Mỹ với hàng loạt giải thưởng danh giá. Niềm đam…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…