Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao một cuốn sách bìa mềm bỏ túi lại luôn vừa khít kích cỡ những chiếc túi trên quần áo chưa? Đằng sau sự vừa vặn hoàn hảo đó là cả một câu chuyện lịch sử đấy!

Từ năm 1943 đến năm 1947, quân đội Hoa Kỳ đã gửi 123 triệu bản sao của hơn 1.000 đầu sách cho quân đội phục vụ ở nước ngoài. Những cuốn sách này giúp cải thiện cuộc sống của binh lính, mang lại cho họ sự giải trí và thoải mái trong suốt thời gian chiến tranh.

Những người lính đang vừa đọc sách vừa dưỡng bệnh tại bệnh viện.

Sách bìa mềm phát triển ở Mỹ

Ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, nếu không nhờ mô hình phân phối trên thị trường, rất khó để kiếm lợi từ việc bán những cuốn sách bìa mềm giá rẻ như vậy. Mặc dù một số thương hiệu xuất bản nhất định, như Pocket Books đã thành công khi hợp tác với các cửa hàng bách hóa, nhưng những người bán sách tư nhân lại thích những cuốn bìa cứng đẹp hơn và lợi nhuận sẽ cao hơn. Tuy nhiên, chiến tranh đã đem đến một lượng khách hàng tiềm năng: quân đội Mỹ.

Nhà nghiên cứu sử học Molly Guptill Manning đã viết trong cuốn When Books Went to War (2014): Mặc dù sách đã được coi là một phần quan trọng về mặt tinh thần của binh lính, việc Đức Quốc xã áp dụng cách đốt sách, tuyên truyền và kiểm duyệt nội dung trong thời chiến đã dẫn đến tình trạng “đói sách.” Năm 1940, sau khi có thông tin cho rằng các trại quân đội mới không có sách đọc, Giám đốc Bộ phận Thư viện mới của Quân đội, Raymond L. Trautman, đã bắt đầu thay đổi điều đó.

Một người lính đang ngồi đọc Hell On Ice của Edward Ellsberg khi đang chờ cắt tóc.
Nhờ sự tiện lợi, những người lính có thể đọc sách bất cứ đâu, thậm chí là ngay giữa sông.

Với nguồn quỹ chiến tranh eo hẹp, Trautman đã quyết định mở một chiến dịch quyên góp có tên Những cuốn sách Vinh quang (Victory Book Campaign) trên toàn bộ nước Mỹ. Có không ít những cuốn sách bìa cứng và dày cộm được đem đến, nhưng đây chắc chắn không thể là một “người bạn đồng hành” nhẹ nhàng với một người lính. Tiếp đến là sự chậm trễ trong quá trình quyên góp đã dẫn đến dấu chấm hết cho chiến dịch vào năm 1943.

Một tờ rơi khuyến khích người dân quyên góp sách cho quân đội năm 1942.
Những người lính ở bang Virginia đang ngồi soạn những cuốn sách được quyên góp.

Trautman đã tìm hướng đi khác bằng cách tham khảo ý kiến ​​của các nhà xuất bản, tác giả và nhà thiết kế để làm sao tăng số lượng sách đến tay quân đội một cách nhanh chóng và hiệu quả. Năm 1943, cùng với nghệ sĩ đồ họa H. Stanley Thompson và nhà xuất bản Malcolm Johnson, ông chính thức đề xuất ý tưởng của mình: Phiên bản Phục vụ Vũ trang (ASE).

Tiểu sử về George Gershwin dưới định dạng ASE cho quân đội.

Đây sẽ là những cuốn sách bìa mềm được sản xuất hàng loạt và gửi ra nước ngoài thường xuyên. Những người lính sẽ được đọc những tác phẩm nổi tiếng mà nhiều người hiếm khi được chạm vào – từ tác phẩm kinh điển, sách bán chạy cho đến sách phương Tây, truyện hài và thơ – mỗi đầu sách được lựa chọn đặc biệt bởi một ban tình nguyện về các tác phẩm văn học.

Tiêu chuẩn của những cuốn sách này là phải phẳng, rộng và dễ bỏ túi. Do kích thước khác nhau của máy in, hai loại kích cỡ ra đời: một loại nhỏ hơn, có kích thước và hình dạng của một tấm bưu thiếp, có thể vừa với túi áo ngực và loại lớn hơn cho vừa túi quần. Cả hai loại đều được định hướng theo chiều ngang, giống như một cuốn sách lật. Kích cỡ cuốn sách này đã không gây cản trở gì nữa cho những người lính.

Ấn bản ASE của A Tree Grows in Brooklyn giúp Betty Smith có thêm lượng fan đông đảo.

Ngay lập tức, những người lính đã trở thành độc giả trung thành. Một số người từng thừa nhận rằng họ không bỏ qua bất cứ cuốn sách ASE nào mỗi khi nhận được. Không chỉ những người lính, cả tác giả những cuốn sách cũng bất ngờ nhận được sự quan tâm ngoài sức tưởng tượng. Ví dụ như nhà văn Betty Smith với tác phẩm A Tree Grows in Brooklyn (1943) đã nhận được gấp 10 lần thư của người đọc là binh lính sau khi tác phẩm được ra mắt dưới dạng ASE.

Mặt khác, tác phẩm kinh điển The Great Gatsby (1925) của F. Scott Fitzgerald đã nổi tiếng sau khi ra mắt phiên bản ASE. Trước đó, tác phẩm này có danh tiếng khá khiêm tốn khi mới ra mắt lần đầu.

Tác phẩm The Great Gatsby được hồi sinh sau khi được phát hành dưới dạng ASE.

Trong một sự kiện của Thư viện Quốc hội vào năm 1983, cựu binh Arnold Gates nhớ lại ông từng nhét cuốn Storm Over the Land (1942) của Carl Sandburg, vào mũ của mình trước khi hành quân ra tiền tuyến. “Trong thời gian tạm lắng trong trận chiến, tôi sẽ đọc những gì anh ấy viết về một cuộc chiến khác và tìm thấy rất nhiều sự an ủi bình yên,” ông chia sẻ.

Đến năm 1949, những cuốn sách bìa mềm đã trở thành một phần thói quen của người đọc. Thống kê ghi nhận người mua sách bìa mềm tăng 10% so với những cuốn sách bìa cứng. Vào thời hậu chiến, những cuốn sách bìa mềm đã thực sự chuyển đổi ngành công nghiệp xuất bản, từ loại bìa mềm rẻ tiền, tồi tàn trở thành một biểu tượng của nền dân chủ và tính thực tiễn trên toàn nước Mỹ.

Biên tập: Navi Nguyen
Nguồn: Atlas Obscura

Cùng tác giả

#Tag

Heirstory lịch sử lịch sử thiết kế pocket books sách thiết kế bìa sách tiểu thuyết

iDesign Must-try

Khi nghệ sĩ thị giác trổ tài minh họa sách văn học
Khi nghệ sĩ thị giác trổ tài minh họa sách văn học
Nhiều nghệ sĩ thị giác đã lấn sân sang lĩnh vực xuất bản bằng cách vẽ trang bìa hoặc minh họa ý tưởng cho các tác phẩm văn chương kinh…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
Đọc gì mùa Covid: 10 tựa sách dành cho dân thiết kế
Đọc gì mùa Covid: 10 tựa sách dành cho dân thiết kế
Bước sang năm thứ hai của dịch Covid-19, có những cuốn sách hay giống như liều thuốc cứu rỗi tâm hồn, động viên và cổ vũ con người vượt qua…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…