Prison Art - Lịch sử những người nghệ sĩ đứng sau song sắt

Kể cả trong những nơi tăm tối nhất như nhà tù, con người cũng không ngừng tìm kiếm khả năng sáng tạo của họ. Qua thời gian hình thành và phát triển, các cuộc triển lãm dành cho các nghệ sĩ trong tù đã cho thấy một thế giới khác đằng sau song sắt.

Không có tài liệu ghi chép nào về thời gian xuất hiện của những nghệ sĩ trong tù, nhưng có khả năng các tù nhân đã sáng tạo nghệ thuật kể từ những ngày đầu tiên bị giam giữ. Các chương trình giải trí và nghệ thuật đầu tiên ở Hoa Kỳ đã xuất hiện tại trại cải tạo Elmira vào năm 1876. Vào giữa thế kỷ 20, các chương trình nghệ thuật đã tồn tại trong các nhà tù của Hoa Kỳ nhưng không mang tính điển hình. Sau Thế chiến thứ hai, Hiệp hội Cải huấn Quốc gia và Cải huấn Hoa Kỳ thừa nhận tầm quan trọng của việc cải tạo trong nhà tù. Cùng với sự gia tăng của các trại cải tạo trong những năm 1960 và 1970, các chương trình nghệ thuật đã phát triển mạnh mẽ. Dù không có các chương trình nghệ thuật, một số tù nhân cũng sẽ tìm cách để thực hiện tác phẩm của họ.

Hubert Robert, Một tù nhân của Nhà tù Saint-Lazare, 1794. Ảnh: Kevin Noble

Nhiều nhà tù có một cửa hàng bán họa cụ và tù nhân có thể trả tiền theo tháng hoặc theo quý để thực hiện các dự án cá nhân, hoặc được giám sát độc lập với các chương trình nghệ thuật chính thức.

Các chương trình này sẽ cung cấp cho tù nhân một lối thoát mang tính xây dựng và kỹ năng sống, từ đó giúp họ thích nghi tốt hơn với môi trường nhà tù. Hầu hết các cơ quan cải tạo ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới công nhận rằng những lựa chọn như vậy có lợi cho nhân viên nhà tù và phạm nhân vì là một phần quan trọng của việc lập chương trình và quản lý thể chế.

Những người nghệ sĩ sau song sắt trong quá khứ

Triển lãm “Pencil is the key” năm 2019.

Năm 2019, triển lãm “Bút chì là chìa khóa” (Pencil is the key) được thực hiện tại Drawing Center gồm khoảng 140 bức vẽ được thực hiện bởi hơn 50 nghệ sĩ – trong đó có một số người đã bắt đầu vẽ từ rất lâu trước khi bị bỏ tù, và những người khác đã tìm thấy tiếng nói sáng tạo của mình khi ở sau song sắt. Thuật ngữ “giam giữ” (incarceration) được sử dụng hơi lỏng lẻo trong triển lãm. Theo danh mục, những người quản lý định nghĩa việc giam giữ là “bất kỳ tình huống nào mà một cá nhân bị từ chối quyền tự do của họ.” Vì triển lãm có các nghệ sĩ bị giam giữ trái với ý muốn của họ, dù là trong các nhà tù thời Cách mạng Pháp, Xô Viết, trại tâm thần hay ở Hoa Kỳ dưới hình thức giam giữ hàng loạt nào.

Một tác phẩm được Fatima Meer vẽ để mô tả nhà tù dành cho nữ và nạn phân biệt chủng tộc năm 1976.

Danh sách các tác phẩm thể hiện một phần phạm vi thời gian và địa điểm mà các tác phẩm này xuất hiện; sự đa dạng là điều khiến chương trình trở nên khác thường. Bằng cách vẽ ra các mối liên hệ giữa các thế kỷ và các nền văn hóa, chương trình đã tạo nên một tuyên bố có hồn về bản chất cơ bản của cách diễn đạt sáng tạo và ý nghĩa của việc bị giam cầm.

Honoré Daumier phải vào tù vì tác phẩm châm biếm nhà vua.
Gustave Courbet, Những người trẻ trong tù, 1871.
Malheur Migron, Bất hạnh, 1932.

Một số những cái tên nổi tiếng như Honoré Daumier (1808 – 1879) và Gustave Courbet (1819 – 1877), cả hai đều bị cầm tù trong thế kỷ 19 đầy biến động của nước Pháp. Bên cạnh dó còn có một loạt các bức vẽ của Migron, một tù nhân tại Mazas và sau đó là Nhà tù Saint-Joseph ở Pháp, kể về câu chuyện của một người đàn ông giết người tình của vợ mình theo phong cách truyện tranh. Các bản vẽ trong sổ của Howling Wolf, Bear’s HeartEtadleuh Doanmoe cũng cung cấp cái nhìn thoáng qua về các chiến công và cuộc đấu tranh của các quốc gia Mỹ bản địa nhằm chống lại chính phủ Hoa Kỳ. Ba người này nằm trong số 72 nhà lãnh đạo Southern Plains bị giam giữ tại pháo đài Marion sau cuối thế kỷ 19.

Tác phẩm bằng than chì của Miné Okubo vẽ trong lúc bị giam trong trại tập trung Topaz ở Utah sau sự kiện Trân Châu Cảng khiến chính phủ Mỹ phải bắt giam những người Mỹ gốc Nhật ở Bờ Tây. Năm 1946, bà đã tổng hợp hàng trăm bức vẽ của mình vào một cuốn hồi ký tên “Citizen 13660.”
Felix Nussbaum, Chiến thắng cái chết, 1944. Tác phẩm được vẽ không lâu trước khi họa sĩ bị giết ở trại tập trung Auschwitz.

Trong một cặp bản vẽ bằng than, Miné Okubo (1912 -2001) thể hiện nỗi đau trong trại tập trung bằng cách vẽ những hình người có khuôn mặt tròn bằng những nét dày với cánh tay giơ lên khiến người ta nhớ đến thảm họa Holocaust. Gây ám ảnh nhất là hai bức phác họa ban đêm về những bộ xương chơi kèn clarinet tên “Death Triumphant” (1944) do Felix Nussbaum thực hiện không lâu trước khi ông bị giết ở Auschwitz.

Một tác phẩm được vẽ bởi Marcus Behmer khi ở trong tù sau khi bị Đức Quốc xã bắt nhốt vì đồng tính.

Một số khác đã cố gắng thoát khỏi sự giam cầm của họ bằng cách vẻ khung cảnh trong trí tưởng tượng của mình như Frank Jones, một tù nhân lâu năm tại nhà tù tiểu bang Texas ở Huntsville đã vẽ những hồn ma và ác quỷ, trong khi Marcus Behmer (1879 – 1958) từng bị Đức Quốc xã bỏ tù vì đồng tính đã vẽ ba bức tranh thể hiện sự huyền bí về con người, động vật và sinh vật lai.

Miguel Lawner Steiman, Giáng sinh ở Ritoque, 1974.

Đáng chú ý, tác phẩm “A Plea to God” của Mahmoud Mohamed Abd El Aziz, được anh vẽ vào năm 2018 khi bị giam ở Ai Cập vì tham gia biểu tình chống chính phủ, gần giống với tác phẩm “Navidad en Ritoque” (Giáng sinh ở Ritoque) của nghệ sĩ Chile Miguel Lawner Steiman được thực hiện khi ông bị giam giữ tại một trại tập trung ở Chile vào năm 1974. Những điểm tương đồng như vậy đặt ra câu hỏi: Liệu thẩm mỹ của nghệ thuật trong tù có thể được xác định hay định nghĩa? Những người bị giam giữ có nhiều khả năng vẽ một số thứ nhất định không?

Những người nghệ sĩ sau song sắt ở hiện tại

CPA ban đầu được đặt tên là Hội bạn bè của tù nhân (Prisoners’ Friends Society) được thành lập vào năm 1875 tại Hartford bởi một nhóm các nhà cải cách xã hội, bao gồm cả Mark Twain, người từng làm trong hội đồng quản trị. Chương trình Nghệ thuật trong tù được hình thành vào năm 1977, khiến nó trở thành một trong những chương trình lâu đời nhất của đất nước.

Một tác phẩm tại triển lãm “How Art Changes The Prison” diễn ra tại bảo tàng nghệ thuật đương đại Aldrich. Ảnh: Christopher E. Manning.

Cũng vào 2019, bảo tàng Nghệ thuật đương đại Aldrich của Connecticut cũng giới thiệu tác phẩm của 34 nghệ sĩ mà trước đây từng bị giam giữ trong một cuộc triển lãm mới có tiêu đề “Cách nghệ thuật thay đổi nhà tù: Tác phẩm của chương trình nghệ thuật trong tù CPA.” Tổng cộng 103 tác phẩm được tổng hợp từ các tù nhân và cựu tù nhân, bộ sưu tập tư nhân và bộ sưu tập vĩnh viễn của CPA, đồng thời từ 6 trong số 15 nhà tù của tiểu bang.

“Đây là cuộc triển lãm tác phẩm của những người thực sự đang cố gắng làm những điều tốt đẹp trong thế giới tăm tối đằng sau dây bọc thép ở khu phố của bạn. Xin đừng xem cuộc triển lãm này là một chuyến đi đến sở thú hay việc mở một tủ đồ gây tò mò. Đây là cuộc triển lãm về những nỗ lực để đối đầu với bóng tối.”

Jeffrey Greene, người đã tổ chức triển lãm viết trong danh mục của chương trình.
James Pinder, Bên ngoài nhìn vào, 2016
Vincent Nardone, Cốc nước cay đắng, 2011 – 2012.

Sau 28 năm giảng dạy trong các nhà tù, Greene đã thực sự tìm thấy bước tiến của mình trong việc khuyến khích và thách thức các nghệ sĩ bị giam giữ bước ra ‘bên ngoài chiếc hộp’ khi làm nghệ thuật. Kết quả là những tác phẩm biểu hiện mang tính cá nhân và đầy cảm động được ra đời, cho thấy được sự giải phóng khỏi thực tế khắc nghiệt của nhà tù từ những con người đang phải đối mặt hàng ngày.

Một số tác phẩm chẳng hạn như của tù nhân Michael Seidman tại Viện cải huấn Connecticut thuộc Brooklyn, được vẽ từ bút chì màu và bút bi. Greene nhận ra tài năng nghệ thuật của Seidman và khuyến khích anh mở rộng phạm vi công việc của mình, thuyết phục anh rằng anh đang tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vô cùng sống động.

Edward Schank, Chân dung hộp châu báu, 2016. Tác phẩm được cắt và đan nhau bằng 1374 gói mì.

Trong khi đó, các nghệ sĩ khác đã sử dụng các vật dụng mà họ tìm thấy xung quanh phòng giam để làm tác phẩm của mình như giấy gói mì Ramen, giấy vệ sinh, xà phòng, băng keo, Q-tip và sáp sàn. Một nghệ sĩ tên Edward Schank đã vẽ một bức chân dung tự họa ba chiều bằng cách đan 1374 gói mì ramen với nhau để tạo ra một tác phẩm chân dung khổ lớn. Việc sử dụng mì ramen cho bức chân dung của Schank là một tuyên bố có ý nghĩa sâu sắc về danh tính và sự phức tạp của cuộc sống trong tù. Mì ăn liền là món ăn chính rất phổ biến của nhà tù, và cũng là hình thức “tiền tệ” được các tù nhân thừa nhận. Nhiều tù nhân đã phải chịu đựng khủng hoảng lương thực do khẩu phần ăn ít ỏi và lượng bữa ăn bị cắt giảm mỗi ngày, vì vậy mì ramen là nguồn sống của nhiều người vì chúng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế.

Wilfredo Ramos, Một góc nhỏ ở phòng bếp, 2017.
Mark Despres, Cuộc chiến của bugi ốc vít, 2006

Wilfredo Ramos lại hiện thực hóa thông qua những ký ức thân thuộc của về thời thơ ấu và quê hương. Ramos sử dụng các quan điểm thẩm mỹ độc đáo để nâng cao tâm trạng tổng thể, các góc nhìn từ trên cao của nhà bếp trong tác phẩm Cracker Tin Punched with Holes In the Kitchen Corner và góc nhìn phối cảnh một điểm mãn nhãn trong My Brother’s Turn. Cả hai hình ảnh này đều ám chỉ mối quan hệ tiêu cực mà Ramos có với mẹ anh, người dường như đã dùng vũ lực lên cả hai đứa con trong nhà. Greene đã viết rằng khi Ramos thực hiện những bức vẽ này “có vẻ như chúng đã xua đuổi tà ma khỏi anh ấy. Như anh ta đang đặt thứ gì đó vào vị trí của chúng và khi những bức vẽ của anh ấy trở nên nặng nề hơn, thì tâm trạng của anh cũng nhẹ hơn rất nhiều”.

Các nghệ sĩ sẽ nhận được 60% tiền thu được từ việc bán tranh vào tài khoản tù nhân của họ; 25% được chuyển vào quỹ để trả phí bưu điện và 15% được chuyển đến Quỹ Bồi thường Dịch vụ của Ủy ban Nạn nhân. Hy vọng của CPA và Greene là thay đổi môi trường nhà tù thành một nơi lành mạnh hơn, hiệu quả hơn.

“Tôi đang cố gắng giúp mọi người có được bình yên và không gian cần thiết để xem xét bản thân, giúp họ tạo ra một cuộc sống để tiếp tục cuộc đời và hơn nữa là sống có ích.”

Jeffrey Greene

Sự tồn tại của các lớp nghệ thuật trong tù là điều cần thiết để những người bị giam giữ ý thức được sự nhân văn của họ, họ thực sự có cơ hội được phục hồi và sửa sai. Cuộc triển lãm cũng có phần sắp đặt bao gồm đoạn ghi âm hơn 15 phút từ những người tham gia hiện tại và trước đây của Chương trình nghệ thuật trong tù của CPA, họ tuyên bố bản thân là minh chứng cho sự hỗ trợ của nghệ thuật trong khả năng nắm bắt sự mơ hồ, kết nối cá nhân sâu sắc, phản ánh tích cực về bản thân và thể hiện sự đồng cảm. Hơn nữa, điều này nhắc chở những người “ở bên ngoài” như chúng ta rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được nhìn thấy, lắng nghe và có giá trị.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

contemporary art làm việc trong không gian kín Navi Nguyễn Nghệ sĩ sau song sắt outsider art Prison Art

iDesign Must-try

Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Thiệp Giáng Sinh đầu tiên có ở quốc gia nào? Làm thế nào mà chúng ra đời?