Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật

Nhắc đến Walt Disney, mọi người đều nghĩ đến những tác phẩm điện ảnh vĩ đại mà ông để lại cho trẻ em và các thế hệ sau. Tuy nhiên, lịch sử của xưởng phim lại ít ghi nhận công lao của những người phụ nữ đã giúp họ làm ra Bạch Tuyết hay Bambi. Vậy nguyên nhân nào khiến cho phụ nữ khó tìm được chỗ đứng trong xưởng vẽ của Disney? Cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Năm 2009, một tài khoản trên Flikr có tên Kevin Burg đã đăng tải hình ảnh một lá thư mà Walt Disney đã gửi cho bà của anh vào năm 1938. Bức thư được gia đình phát hiện sau khi người bà qua đời. Cháu trai của bà chi sẻ: “Chúng tôi đã phát hiện ra lá thư và rất ngạc nhiên về việc nó được bảo quản tốt như thế nào vì đã gần 70 năm. Bức thư cũng tự nói lên câu chuyện của nó và thời gian đã thay đổi như thế nào kể từ lúc đó.”

Burg cho biết bà của anh chưa bao giờ nói với cháu mình về việc bị từ chối từ Walt Disney. Bà cũng chưa bao giờ theo đuổi nghệ thuật như một sự nghiệp trừ những bức phác thảo hoặc nét vẽ nguệch ngoạc rất đẹp theo phong cách minh họa thời trang của những năm 1940 hoặc 1950.

Nội dung lá thư được gửi cho Mary V. Ford:

“Kính thưa cô Ford,

Chúng tôi đã nhận và trả lời lá thư gần đây mà cô đã gửi cho phòng ban Inking and Painting.

Phụ nữ không được phép làm bất kỳ công việc sáng tạo nào liên quan đến việc thực hiện khung hình cho phim hoạt hình, vì công việc đó được thực hiện hoàn toàn bởi những người đàn ông trẻ tuổi. Vì lý do này, các cô gái không được xem xét vào trường đào tạo.

Công việc duy nhất dành cho phụ nữ là đi nét cho các nhân vật trên các tấm giấy láng bằng mực in Ấn Độ và đi màu lên các đường nét ở mặt sau theo chỉ dẫn.

Để ứng tuyển vào vị trí “Thợ tô màu” hoặc “Họa sĩ”, người ứng tuyển phải mang theo các tác phẩm được vẽ bằng bút, chì và màu nước khi đến xưởng vẽ. Tốt nhất không nên đến Hollywood nếu không đạt được những yêu cầu kể trên, vì thực sự có rất ít cơ hội so với số lượng các cô gái đăng ký.

Trân trọng,

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT WALT DISNEY.”

Hình ảnh một nữ họa sĩ đang tô màu cho Bạch Tuyết năm 1936. Công việc của họ là vẽ lại các nhân vật trên các tấm giấy bóng mờ bằng mực Ấn và tô màu theo chỉ dẫn

Chúng ta có thể không ngạc nhiên khi bức thư này tồn tại cũng như sự phân biệt giới tính hiện hữu tràn lan tại công ty Disney vào năm 1938, vì đó có thể là vấn đề chung của hầu hết các công ty lớn vào thời điểm đó. Bằng chứng về bức thư cũng là một lời nhắc nhở rằng mặc dù phụ nữ đã đạt được những bước tiến đáng kể trong 75 năm qua về bình đẳng giới tại nơi làm việc, nhưng vẫn còn nhiều thứ bàn cãi.

Năm 2014, nữ diễn viên Meryl Streep đã có bài phát biểu về nữ quyền “gây tranh cãi” bằng việc trích dẫn lá thư năm 1938 khi từ chối cơ hội của một người phụ nữ muốn được làm việc sáng tạo. Trong bài phát biểu, Streep gọi Walt Disney là “kẻ cố chấp về giới tính.”

Vì sao Walt Disney lại không muốn tuyển dụng phụ nữ cho công việc sáng tạo?

Trong suốt những năm 1930, phụ nữ tại công ty của Disney không được phép trở thành họa sĩ và không được phép vào trong xưởng vẽ trừ khi nó liên quan đến công việc kinh doanh. Họa sĩ Ward Kimball, người từng làm việc trong xưởng vẽ, nói rằng: “Anh ấy không tin phụ nữ hoặc mấy con mèo.” Cộng thêm lực lượng nòng cốt của xưởng vẽ bấy giờ đã có nhóm 9 người đàn ông đứng sau các tác phẩm nổi tiếng của Disney.

Nữ họa sĩ Reidun Medby đang tô màu cho Pinocchio năm 1939. Cô được thăng chức lên vị trí trợ lý làm phim vào năm 1944, một vị trí cao với một nhân viên nữ.

Trong một lá thư của họa sĩ Reidun Medby năm 20 tuổi viết cho bạn trai vào năm 1937 rằng “nhà sản xuất Walt Disney đã không thích các nhà làm phim hoạt hình là nữ, bởi vì mỗi khi một người phụ nữ bắt đầu trở nên lành nghề thì họ lại bỏ đi để lấy chồng hay gì đó”.

Thực chất, Walt Disney vẫn tuyển dụng phụ nữ như có đề cập trong lá thư từ chối. Nhiều cô gái đã được thuê để làm “thợ mực” giúp sửa chữa và tô màu các hoạt ảnh, và làm việc trong môi trường tách biệt với các họa sĩ nam. Trong video này, bạn có thể xem cách xưởng vẽ tách riêng công việc làm hoạt hình và công việc của thợ mực.

Nhưng việc đi mực là một công việc rất mệt mỏi. Việc phân tách công việc này đã thất bại sau đó, một phần là do chiến tranh. Năm 1941, hãng phim bắt đầu đào tạo các nhân viên nữ làm hoạt hình khi 140 nhân viên của công ty phải ra chiến trường. Trong một bài phát biểu, Walt Disney đã nói với các nhân viên lý do tại sao:

“Các cô gái đang được đào tạo vì để trung hòa vì những lý do rất chính đáng. Đầu tiên là, làm cho công việc linh hoạt hơn để có thể xử lý lượng lớn quá trình làm bóng và in mực. Hãy tin tôi khi tôi nói rằng công ty của chúng ta càng linh hoạt thì càng có lợi cho nhân viên, vì nó đảm bảo việc làm ổn định cho nhân viên cũng như doanh thu sản xuất ổn định cho xưởng.

Lý do thứ hai là khả năng xảy ra chiến tranh, chưa nói đến nghĩa vụ thời bình, có thể khiến nhiều thanh niên chúng ta hiện nay phải đi nghĩa vụ, nhất là nhiều người còn tự nguyện. Tôi tin rằng nếu có một công việc kinh doanh cho những người đàn ông trẻ tuổi trở lại sau chiến tranh, thì nó phải được duy trì trong chiến tranh. Các cô gái có thể giúp đỡ ở đây.

Thứ ba, các nghệ sĩ nữ có quyền mong đợi cơ hội thăng tiến như nam giới, và tôi thành thật tin rằng cuối cùng họ có thể đóng góp một điều gì đó cho công việc kinh doanh này mà đàn ông không bao giờ hoặc có thể. Trong nhóm những người trung hòa hiện đang được đào tạo, có những cá nhân tiềm năng nhất định và ví dụ điển hình là Ethel KulsarSylvia Holland trong tác phẩm “The Nutcracker Suite”, và Retta Scott mà bạn sẽ biết nhiều hơn khi xem Bambi.”

Walt Disney
Retta Scott trở thành nữ họa sĩ đầu tiên được ghi tên trong phim Bambi năm 1942.

Những sự kiện bi thảm như chiến tranh đôi khi có thể mang lại những lợi ích xã hội tích cực như nhu cầu về một đội ngũ công nhân đáng tin cậy dường như đã thúc đẩy Walt Disney cho phép phụ nữ “đóng góp một cái gì đó cho doanh nghiệp mà đàn ông không bao giờ có thể hoặc sẽ.”

Những cô gái bị bóc lột trong xưởng vẽ

Trung bình từ 8 đến 10 khung vẽ (cel) mỗi giờ, 100 cô gái dưới 25 tuổi làm việc từ 4h30 sáng với 2 lần nghỉ giải lao 15 phút, thời gian hoàn thành một khung hình phải chưa đến một phút. Họ kiếm được 18 đô/tuần, trong khi những nhà làm phim hoạt hình hàng đầu có thể kiếm được 300 đô/tuần. Việc các các cô gái gầy ốm, khuôn mặt luôn mệt mỏi và thậm chí có thể ngủ gục trên bàn làm việc không quá xa lạ. Thêm vào đó, Walt Disney cũng tuyển dụng những lao động trẻ và không có kinh nghiệm, vì như vậy công ty sẽ không phải trả lương cao.

Tôi sẽ rất hạnh phúc khi Bạch Tuyết hoàn thành và tôi có thể sống như một con người một lần nữa” – Reidun Medby viết sau khi cô làm việc 85 giờ/tuần.

Chúng tôi sẽ làm việc như những nô lệ và mọi người sẽ ngủ ở bất cứ đâu” – Jeanne Lee Keil, một trong hai người thuận tay trái và luôn phải vẽ ngược lại.

Khi lột bỏ trang phục và đứng ở trong tủ quần áo, tôi không thể hình dung được: ‘Mình đi ngủ hay là dậy ngủ đây?‘” Rita Hayworth.

Walt Disney đến thăm xưởng vẽ của các cô gái vào những năm 60.

Trong giai đoạn thực hiện phim Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn, các cô gái thậm chí còn không được trả lương trong vài tuần, Walt nói đùa rằng ông còn đang phải thế chấp Mickey và Minnie. Tuy nhiên, sau khi bộ phim thành công lớn vào năm 1939, Walt đã cải thiện toàn bộ văn phòng làm việc và dụng cụ vẽ cho các nhân viên.

Sau khi Disney đi qua giai đoạn đỉnh cao của họ, các họa sĩ nữ cũng đã bắt đầu kết hôn và lập gia đình. Reidun dù kết hôn nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại Disney cho đến giữa những năm 60. Cô tái hợp với các đồng nghiệp cũ như Claudia Hubley ThompsonJeanne Lee Keil tại Hanna-Barbera, một xưởng phim hoạt hình thân thiện dành cho các bà mẹ làm việc bán thời gian, trái ngược với Disney, các nhân viên được phép mang công việc về nhà. Tất cả những người phụ nữ thường tụ tập và cuối tuần và tổ chức tiệc với nhau. Mặc dù công việc dưới thời Disney vô cùng áp lực, họ đã trử thành những người bạn chí cốt của nhau.

Vị trí của nữ giới trong xưởng phim hoạt hình ngày nay

Trong một nghiên cứu vào năm 2019 về ngành hoạt hình và truyền hình được tài trợ bởi Sáng kiến hòa nhập Annenberg, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng chỉ 2,5% trong số 120 phim hoạt hình hàng đầu từ năm 2007 đến năm 2018 có đạo diễn là nữ, trong khi trong một cuộc khảo sát về 52 phim hoạt hình từ năm 2014 đến năm 2018, chỉ có 7% Trưởng bộ phận câu chuyện, 14% Giám đốc nghệ thuật và 8% Trưởng bộ phận hoạt hình là nữ. Mãi đến năm 2013, Disney mới chính thức có đạo diễn nữ đầu tiên cho phim FrozenJennifer Lee. Hãng phim Pixar khá hơn khi có được 2 đạo diễn nữ là Brenda Chapman (Brave) và Domee Shi (Bao).

Tính đến 2020, theo Tạp chí Los Angeles, 70% sinh viên làm hoạt hình từ cơ sở CalArts Valencia, 66% sinh viên hoạt hình từ UCLA và 55% sinh viên hoạt hình từ USC đều là nữ. Mặc dù tỉ lệ phụ nữ làm phim hoạt hình đang tăng nhanh, các số liệu thống kê trong ngành vẫn phản ánh kém so với việc đạt được bình đẳng giới trong công việc.

Không ít các đạo diễn làm phim hoạt hình nữ nổi tiếng như Nina Gantz, Anna GinsburgNiki Lindroth von Bahr đều đồng ý rằng đàn ông thống trị trong mọi lĩnh vực kể các ngành phim hoạt hình. Thông thường trong một xưởng phim, phụ nữ thường là người giữ vị trí sản xuất, trong khi đàn ông luôn làm đạo diễn.

Phim hoạt hình ngắn Edmond của Nina Gantz năm 2016.

“Không phải nói quá khi hầu hết tất cả các nhà sản xuất mà tôi đã làm việc đều là phụ nữ và hầu hết tất cả các đạo diễn đều là nam giới. Với tư cách là một nữ đạo diễn trong các cảnh quay người thật, khi được đọc tên và họ nói: ‘Đây là Anna, đạo diễn’, có một khoảnh khắc quay cuồng từ đoàn phim vì tôi là một phụ nữ trẻ. Bạn thường bắt đầu với những bất lợi và bạn không phải là chính mình. Bạn muốn trở nên cứng rắn hơn, hãy nói to hơn hoặc thấp hơn và đảm bảo rằng bạn không phải đang ‘kêu gào’. Bạn bắt đầu cư xử theo những cách khiến bạn mất năng lượng bởi vì bạn đang cố gắng trở thành một thứ mà bạn không phải như vậy.”

Anna Ginsburg, nữ đạo diễn từng đoạt giải thưởng BAFTA.

Bacchus, một bộ phim do một nhóm nữ sinh từ The Animation Workshop ở Viborg, Đan Mạch đạo diễn, kể về hành trình khám phá bản thân của một phụ nữ nhận được sự hoan nghênh trên toàn thế giới.

Tuy nhiên đã có nhiều thay đổi lớn hơn và tích cực hơn về vấn đề bình đẳng giới trong ngành công nghiệp sáng tạo. Nhiều phim của các đạo diễn nữ được tham gia liên hoan hơn, nhiều thành viên ban giám khảo là nữ giới hơn, và một số nữ ngôi sao như nhà làm phim Réka BucsiKirsten Lepore được thừa nhận. Nhà làm phim Natalie Busuttil chia sẻ rằng vài năm trước có thể chỉ thấy một hoặc hai phụ nữ trong xưởng hoạt hình gồm 40 nghệ sĩ, thì ngày nay đã có sự gia tăng đáng kể. Đặc biệt là trong thiết kế nhân vật, nghệ thuật ý tưởng và hoạt hình 2D, phụ nữ đôi khi đông hơn nam giới ở nhiều trường học mà cô đã đến thăm, và điều đó được phản ánh trong tác phẩm được ra mắt từ những trường đó, nơi tình dục và giới tính là những chủ đề được khám phá thường xuyên hơn trước đây.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

animation Disney Họa sĩ hoạt hình họa sĩ minh họa họa sĩ nữ làm phim hoạt hình mặt tối của nghệ sĩ Navi Nguyễn nữ quyền phân biệt giới tính Walt Disney

iDesign Must-try

Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Sarah là một illustrator/animator đang sống tại Brisbane, Úc. Cô bạn nổi tiếng trên mạng xã hội với nghệ danh là eyepicturedthis khi chia sẻ lại hàng loạt các tác…
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate vừa giới thiệu ứng dụng mới, Procreate Dreams trên iPad, giúp người dùng vẽ chuyển động và làm hoạt hình dễ dàng và tối ưu hơn. Procreate là một ứng…
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Bộ phim hoạt hình “U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ” lấy hình tượng con nghê làm nhân vật chính và kiến trúc lấy cảm hứng từ phố cổ Hội…
Xu hướng thiết kế Animation và Motion 2022
Xu hướng thiết kế Animation và Motion 2022
Hoạt ảnh Animation và chuyển động Motion đã trở thành những công cụ sáng tạo mạnh mẽ để quảng cáo và tiếp thị. Các doanh nghiệp liên tục thúc đẩy…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?