Những từ khóa liên quan đến nghệ thuật ngoại đạo.

Những cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh định nghĩa chính xác của Outsider art và các lĩnh vực tương đồng đã diễn ra kể từ khi nhận thức về hiện tượng này xuất hiện. Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ phân loại và làm rõ những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật ngoại đạo.

Outsider Art được khám phá như thế nào?

Sự phát triển về mặt nhận thức về các loại hình sáng tạo đang tồn tại bên ngoài các chuẩn mực văn hóa dần được chấp nhận. Điều này bắt nguồn từ những nghiên cứu của các nhà tâm thần học vào đầu thế kỷ này.

Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Walter Morganthaler (1882 – 1965) ghi chép lại bệnh nhân của ông là Adolf Wolfli, một thiên tài đã tạo ra hàng nghìn tác phẩm trong phòng giam nhỏ tại trại tị nạn Thụy Sĩ. Trong khi đó, tiến sĩ Hans Prinzhorn (1864 – 1930) đã thu thập hàng nghìn tác phẩm của các bệnh nhân tâm thần và ra mắt cuốn sách “Bildernerei der Geisteskranken” (Nghệ thuật của bệnh tâm thần); tác phẩm đã trở thành một tài liệu có ảnh hưởng trong trường phái Siêu thực và các nghệ sĩ khác vào thời điểm đó.

Một nghệ sĩ bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các tác phẩm từ cuốn sách của Prinzhorn chính là Jean Dubuffet (1901 – 1985). Cùng với những người khác bao gồm cả nhà văn Andre Breton, ông đã thành lập Compagnie de l’Art Brut vào năm 1948. Đây là một nỗ lực của Dubuffet trong việc tìm kiếm, thu thập các tác phẩm có tính cá nhân và sáng tạo cao đến từ những nghệ sĩ tự học hoặc chưa qua đào tạo. Họ cũng có rất ít khái niệm về trưng bày nghệ thuật hoặc thậm chí bất kỳ hình thức nghệ thuật nào khác ngoài nghệ thuật của riêng họ.

Jean Dubuffet đã có công rất lớn trong việc đưa các nghệ sĩ ngoại đạo ra ánh sáng.

Jean Dubuffet bắt đầu ra mắt khái niệm Art Brut (hay Raw Art) gồm những tác phẩm ở trạng thái “thô”, chưa bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nghệ thuật. Ông đã xây dựng bộ sưu tập khổng lồ bao gồm hàng nghìn tác phẩm. Những tác phẩm không liên quan đến sự phát triển của nghệ thuật đương đại nhưng lại thể hiện sự sáng tạo mạnh mẽ của nhiều cá nhân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Những thể loại nghệ thuật ngoại đạo

Theo sự phát triển và đa dạng của thể loại cũng như yếu tố ngôn ngữ, rất nhiều tên gọi khác nhau đã xuất hiện. Sau đây là một số từ khóa lên quan đến nghệ thuật ngoại đạo mà bạn có thể tham khảo:

Art Brut (Nghệ thuật thiếu kỹ năng)

Thuật ngữ đầu tiên do Jean Dubuffet gọi chung các tác phẩm mà ông đã sưu tầm, sau đó chúng được trưng bày ở Collection de l’Art Brut tại Lausanne. Art Brut có nghĩa là “Nghệ thuật thô” vì chưa được mài dũa hoặc chưa bị pha trộn.

Không chỉ các tác phẩm độc đáo và không giống ai, những người sáng tạo ra chúng còn không thuộc cộng đồng nghệ thuật chính thống, cũng như không có những khái niệm về nghệ thuật căn bản. Họ thường không coi mình là nghệ sĩ, thậm chí họ còn không cảm thấy bản thân đang sáng tạo nghệ thuật.

Art Brut là sự sáng tạo thị giác ở mức thuần túy nhất, như một dòng chảy tâm linh tự phát từ não bộ đến bề mặt.

(Vài nghệ sĩ tham khảo: Aloïse Corbaz, Carlo Zinelli, Madge Gill, Johann Hauser, Adolf Wölfli).

Outsider Art (Nghệ thuật ngoại đạo)

Thuật ngữ “Outsider Art” lần đầu được giới thiệu như là tiêu đề cuốn sách của Roger Cardinal, xuất bản năm 1972. Ban đầu, thuật ngữ dự định đóng vai trò như một từ tiếng Anh tương đương với thuật ngữ của Dubuffet, mặc dù ngay từ đầu nó không chỉ bao gồm Art Brut mà còn bao gồm danh mục Neuve Invention (tạm dịch: Sáng chế mới).

Trong những năm qua, thuật ngữ đã bị sử dụng ngày càng “tùy tiện” và bây giờ thậm chí có thể ám chỉ bất kỳ nghệ sĩ nào chưa được đào tạo hoặc nghệ sĩ là người khuyết tật, bất kể tính chất các tác phẩm của họ. (Vài nghệ sĩ tham khảo: Adolf Wölfli, Johann Hauser, Roger Chomo, Bill Traylor, Friedrich Schroder-Sonnenstern, Ferdinand Cheval, Simon Rodia).

Neuve Invention (Tạm dịch: Sáng chế mới)

Jean Dubuffet nhận ra rằng còn tồn tại nhiều người sáng tạo có tác phẩm mang sức mạnh nghệ thuật tương đương với Art Brut, nhưng họ gặp khó khăn với việc tiếp cận nhiều hơn với xã hội. Chưa kể, việc nhận thức về các sản phẩm nghệ thuật của họ đã ngăn cản việc đưa họ vào danh mục Art Brut nghiêm ngặt của chính ông.

Những người sáng tạo này thường là những người lao động khiêm tốn, những người vẽ khi có thời gian rỗi, hoặc những nghệ sĩ lập dị và chưa được đào tạo đang cố gắng kiếm sống từ công việc của họ, một số người có giao dịch với các phòng trưng bày thương mại. Như một cách để thừa nhận với nhóm nghệ sĩ này, ông đã thành lập “Annex Collection” (Bộ sưu tập phụ lục) vào năm 1982 và trở thành danh mục Neuve Invention của Collection de l’Art Brut. Khi các định nghĩa trở nên hợp nhất một cách chung chung, thuật ngữ này ngày càng mất đi ý nghĩa của nó. (Vài nghệ sĩ tham khảo: Gaston Chaissac, Mario Chichorro, Rosemarie Koczy, Gerard Lattier, Albert Louden, Frederich Schroder-Sonnenstern).

Marginal Art/Art Singulier (Nghệ thuật thiểu số)

Ody Saban (1953)

Thuật ngữ này được sử dụng nhiều hơn ở Châu Âu liên quan đến các tác phẩm của các nghệ sĩ tự học, gần giống với các nghệ sĩ thuộc Art Brut và Outsider, cả về cách vẽ và cách tiếp nhận. Đây là những nghệ sĩ “bên lề hoặc số ít”, có thể hiểu họ nằm ở vùng xám giữa Outsider Art và nghệ thuật chính thống bình thường, rất giống với thể loại Neuve Invention của Dubuffet. Riêng từ Art Singulier bao gồm các nghệ sĩ của Pháp.

(Vài nghệ sĩ tham khảo: Roger Chomo, Danielle Jacqui, Raymond Reynaud, Ody Saban).

Folk Art/Contemporary Folk Art – Nghệ thuật dân gian (đương đại)

Một thuật ngữ khác đơn giản hơn và thường được sử dụng nhiều ở Bắc Mỹ. Ban đầu, nhóm tác phẩm thường liên quan đến nghề thủ công bản địa và kỹ năng trang trí của người nông dân ở châu Âu. Sau đó, thuật ngữ này được áp dụng cho các đồ vật thực tế được làm đơn giản kể từ những ngày thuộc địa. Theo thuật ngữ đương đại, nghệ thuật dân gian có thể bao gồm mọi thứ, từ động vật cưa xích đến các tòa nhà có nắp đậy cũng như tác phẩm của các nghệ sĩ dễ rơi vào lĩnh vực của Outsider Art nói chung.

(Vài nghệ sĩ tham khảo: Sam Doyle, William Hawkins, William Edmondson, Mose Tolliver).

Self-taught Art (Nghệ thuật tự học)

Đây chỉ là một thuật ngữ phổ biến với cộng đồng nghệ thuật ở Mỹ nhằm tránh những kỳ thị mà một số người cảm thấy khi bị gắn vào nhóm Outsider Art. Nhiều nghệ sĩ Mỹ đã bị đẩy đến giới hạn bên ngoài xã hội do định kiến và cảm thấy thuật ngữ này mang lại nhiều phẩm giá hơn cho họ.

Visionary Art/Intuitive Art (Nghệ thuật trực quan)

Đây là những thuật ngữ khá chung chung được sử dụng cùng nhau, các tác phẩm có thể bao gồm nhiều nghệ thuật dân gian đô thị đến từ thế giới thứ tâm linh, cũng như các tác phẩm dựa trên kinh nghiệm và góc nhìn tôn giáo. Nghệ sĩ thường tránh những chi tiết cụ thể của Outsider Art hoặc Folk Art, đôi khi họ cũng có thể được sử dụng cùng với thuật ngữ Self-taught Art.

(Vài nghệ sĩ tham khảo: Norbert Kox, Joe Coleman, Myrtice West, William Thomas Thompson, Donald Pass).

Naïve Art (Tạm dịch: Nghệ thuật thiếu kỹ năng)

Grandma Moses (1860 – 1961)

Thuật ngữ này dùng để chỉ những nghệ sĩ thiếu kĩ năng mô tả những cảnh gần như thực tế, thường là những chi tiết rõ ràng với con người, động vật và các khía cạnh khác của thế giới quan, đôi khi họ kết hợp với những hình ảnh tưởng tượng. Họ thường mong muốn đạt được vị thế của “nghệ thuật bình thường” và có thể thường được coi là những người nghiệp dư khá sành sỏi về mặt chuyên môn.

(Vài nghệ sĩ tham khảo: Grandma Moses, John Kane, Ivan Generalic, Henri Rousseau).

Visionary Environment (Môi trường trực quan)

Lý tưởng Palais của Ferdinand Cheval.

Môi trường, tòa nhà và công viên điêu khắc được xây dựng bởi các nghệ sĩ trực quan gần như bất chấp mọi định nghĩa. Các tác phẩm đã được biết đến với nhiều thuật ngữ khác nhau, nhưng cụm từ Contemporary Folk Art Environments (Nghệ thuật dân gian đương đại trong môi trường) có lẽ là từ thích hợp nhất trong việc mô tả.

Mặc dù Outsider Art đã được sử dụng để mô tả, một số người cảm thấy cái mác đó là sự xúc phạm với những người sáng tạo cụ thể này, phần nhiều người trong số họ là thành viên tích hợp của cộng đồng địa phương nơi họ sống. Một thuật ngữ phổ biến khác, đặc biệt là ở Mỹ, là Grassroots Art (Nghệ thuật sân cỏ) cũng có thể bao hàm những cách diễn đạt và cấu tạo khiêm tốn hơn của dân gian bình thường ở cả thị trấn và nông thôn.

(Vài tác phẩm tiêu biểu: Tháp Watts của Simon Rodia, Vườn Địa đàng của SP Dinsmoor, Lý tưởng Palais của Ferdinand Cheval, Vườn đá của Nek Chand).

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tạp chí Raw Vision

Cùng tác giả

#Tag

art brut Art Singulier Folk Art Intuitive Art Marginal Art naive art Navi Nguyễn Neuve Invention nghệ thuật ngoại đạo outsider art Self-taught art Visionary Art Visionary Environment

iDesign Must-try

Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Thiệp Giáng Sinh đầu tiên có ở quốc gia nào? Làm thế nào mà chúng ra đời?