‘Outsider Art’: Vì sao chúng ta cần một định danh cho nghệ thuật của dân ngoại đạo?

Outsider art (Tạm dịch: Nghệ thuật của dân ngoại đạo) là nghệ thuật được tạo ra bởi những người sáng tạo tự học hay còn gọi là naïve art (nghệ thuật ngây thơ). Thông thường, những nhãn dán này ít khi hoặc không liên quan đến giới nghệ thuật chính thống cùng các cơ quan nghệ thuật. Nhiều trường hợp, tác phẩm của họ chỉ được khám phá sau khi họ chết. Thường thì outsider art mô tả cực đoan về các trạng thái tinh thần, các ý tưởng độc đáo và không theo quy ước, hay trau chuốt tạo ra các thế giới giả tưởng.

Điều gì khiến ai đó là một “outsider”? Đó có phải là một câu hỏi liên quan đến thái độ, cơ hội và khả năng tiếp cận của nghệ sĩ? Liệu nó có đơn giản ám chỉ sự nổi loạn, chống đối nghệ thuật chính thống? Khi nói đến giới nghệ thuật, thuật ngữ “outsider” có lịch sử vô cùng phức tạp và nó vẫn dấy lên nhiều cuộc tranh cãi dai dẳng. Tuy vậy, dù đôi khi chịu chút tai tiếng, “outsider art” dần trở thành một thuật ngữ được chấp nhận – một cách để mô tả loại hình sản phẩm nghệ thuật không chịu bó buộc trong khuôn khổ chật hẹp.

Những nhà buôn và chuyên gia thường đề cập đến Jean Dubuffet, người đã thu thập và đấu tranh cho dòng nghệ thuật dưới thuật ngữ Art Brut (“nghệ thuật thô”). Từ lúc ấy trở đi, hầu hết mọi người đã có một hình dung nhất định về lĩnh vực outsider art, bao gồm cả các tác phẩm của những người khuyết tật hoặc có vấn đề sức khỏe thần kinh cũng như các tác phẩm kì dị được thực hiện trong tình thế cô lập và ít khi được công bố rộng rãi.

“Yếu tố thay đổi ở đây không phải là định nghĩa về chúng mà chính là ngữ cảnh,” theo chủ phòng trưng bày New York Andrew Edlin, người sở hữu Outsider Art Fair (Chợ phiên của nghệ thuật ngoại đạo) (với triển lãm phiên bản Paris mở cửa vào thứ Năm vừa rồi). Qua đó, ông ám chỉ rằng các tổ chức và sự kiện lớn trong giới nghệ thuật như Venice Biennale ngày càng công bố nhiều tác phẩm từng bị cho là thấp kém. Thị trường cũng chứng kiến nhiều điểm nhấn và sự thành công của Outsider Art Fair chỉ là một trong số các biểu hiện cho điều đó. Christie’s đã đạt doanh số cao đỉnh điểm từ tác phẩm của các outsider và địa phương vào tháng 1, đem về gần 100 nghìn tỉ đồng và thiết lập kỉ lục đấu giá mới cho tác phẩm của nghệ sĩ ngoại đạo Bill Traylor. Dù vậy, mối quan hệ phức tạp giữa outsider art và thị trường vẫn còn tồn tại vì nhiều lý do, một trong số chúng liên quan đến mặt tài chính.


Có gì trong tên tuổi của một ‘dân ngoại đạo’?

Jean Dubuffet
Site aléatoire avec un personnage, 1982
Phòng trưng bày Opera.

“Tôi đã bắt gặp những nhà buôn trưng bày tác phẩm nghệ thuật đương đại từ các nghệ sĩ tự học và rất nhiều những outsider. Họ cố gắng không dùng thuật ngữ này bởi muốn nó là một phần của thế giới nghệ thuật đương đại,” Edlin chia sẻ. “Họ nghĩ rằng outsider không ‘ngầu’ và đôi khi quá phóng khoáng trong tác phẩm. Tất nhiên là nghệ thuật luôn hiện hữu và vươn mình trong bất kì lĩnh vực, nơi chốn nào, tuy vậy một nghệ sĩ có xu hướng phóng đại quá mức mối liên kết giữa chính tác phẩm và việc tác phẩm phần lớn không bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn chung. Họ nghĩ rằng việc này sẽ giúp ‘định giá’ outsider art và tất nhiên nó thật sự vô nghĩa. Mặt khác, đó chỉ là một kĩ thuật buôn bán.

Edlin đúc kết ra một định nghĩa của outsider art, đó là nó bao gồm các tác phẩm “được thực hiện bởi những nghệ sĩ chưa qua đào tạo, không có nền tảng học thuật hoặc chịu ảnh hưởng bởi những gì liên quan đến lịch sử nghệ thuật.” Đây là một cơ sở hữu ích để xây dựng thêm định danh cho nó. Tuy vậy dù rất dễ để sử dụng outsider art như một cách ám chỉ nhanh cho loại hình nghệ thuật phóng khoáng và không phô trương, những yếu tố mơ hồ ở giữa vần còn tồn tại. Ví dụ, việc tránh khỏi sự ảnh hưởng của các nghệ sĩ khác trong thời đại ngày nay dễ đến mức nào? Liệu việc trải qua quá trình đào tạo có khiến một người không được xem là outsider hay không?

Một điều rõ ràng ở đây là tính chất ngoại đạo không phải là thứ có thể vay mượn hoặc giả mạo. Nó không phải là một cái áo khoác có thể mặc vào bất cứ khi nào thấy tiện dù chẳng thể ngăn nghệ sĩ làm như vậy. Những outsider “thực hiện các tác phẩm như là sự giãi bày về bản thân họ và những gì đã trải qua,” Edlin chia sẻ. “Mọi chuyện không xoay quanh việc làm vui lòng nhà buôn, bên báo, giám tuyển hay bạn cùng lớp.”


Các outsider có sức ảnh hưởng

Hendry Darger
Untitled, n.d.
Phòng trưng bày Andrew Edlin.

“Nghệ sĩ đương đại là những người dẫn đầu chủ đạo cho outsider art,” Edlin chia sẻ. “Nó nhắc nhở họ về những năm tháng đầu chưa có nhận thức về bản thân, khi còn là trẻ con, làm nghệ thuật và không hề nghĩ gì về con đường sự nghiệp.” Anh có đề cập đến một show năm 2008 tại Bảo tàng Nghệ thuật Dân gian, Dargerism: Nghệ sĩ đương đại và Henry Darger,” nêu tên những nghệ sĩ (ví dụ như Trenton Doyle Hancock và người thắng giải thưởng Turner Prize Grayson Perry) thể hiện sự thích thú với các bức vẽ cũa ngôi sao outsider art Henry Darger. “Điều đó không có nghĩa là họ trở thành outsider,” Edlin nói thêm. “Nó chỉ là một phần khác từ sức ảnh hưởng của họ.”

Những điều trên đây không phải là do giáo điều hay niềm tin gì cả. Điều khiến outsider art trở nên thú vị vào thời điểm năm 2019 một phần xuất phát từ tính linh hoạt của nó. Ví dụ, Marlon Mullen làm việc tại Trung tâm Nghệ thuật NIAD của vùng vịnh với sứ mệnh hỗ trợ nghệ sĩ bị khuyết tật đã có buổi trình diễn tại Outsider Art Fair. Đồng thời, Mullen nằm trong danh sách tham gia tại phòng trưng bày JTT tại New York, đại diện cho các nghệ sĩ như Borna SammekJamian Juliano-Villani. Các bức vẽ của Mullen lấy hình ảnh từ trang bìa tạp chí nghệ thuật cũng được thêm vào buổi triển lãm Whitney Biennial năm 2019, một trong những sự kiện quảng bá của lĩnh vực nghệ thuật.

Trong khi đó, diễn viên Jim Carrey có bộ phim hoạt hình chính trị được trưng bày tại Outsider Art Fair tại New York năm 2019. Liệu một người đàn ông đã quá nổi tiếng với những tác phẩm của mình trong lĩnh vực khác có thể được coi là “outsider” trong lĩnh vực này không? Trong khi Edlin đã định rõ các yếu tố làm nên outsider art, anh cũng biết được rằng thật ngu ngốc khi cứ bám lấy một định nghĩa cứng nhắc:

“Chúng ta muốn những thứ này thuần khiết đến mức nào?

Bất kì ai muốn suy nghĩ và phức tạp hóa ý niệm về outsider art sẽ rất muốn ghé thăm “Garden,” một buổi triển lãm được tổ chức bởi Shrine Sargent’s Daughters tại New York. Sự kiện quy tụ tác phẩm của các nghệ sĩ “trong ngành” (như Josh Smith, người được đại diện bởi phòng trưng bày hàng đầu David Zwirner) cùng tác phẩm từ những cá nhân có liên kết mật thiết với loại hình outsider art. Ví dụ, một bức vẽ nhếch nhác và hoang dại về nhân vật Yoda trong bộ phim Star Wars từ Katherine Bernhardt, sinh viên tốt nghiệp trường Nghệ thuật Thị giác MFA treo gần bức họa hùng tráng tựa như thảm thêu bởi Ike Morgan, một nghệ sĩ outsider ở Austin, Texas. Trọng tâm của buổi triển lãm “Garden” không phải là để chấm dứt loại hình nghệ thuật cá biệt này hay nhằm hạ thấp giá trị của những gì ngoại đạo, Scott Ogden, đồng giám tuyển của Shrine chia sẻ. Thay vào đó, buổi triển lãm tạo cơ hội để ghi nhận và đề xướng thảo luận cho tất cả các loại hình nghệ thuật. “Tất nhiên tôi không coi ‘outsider art’ như là một phong cách hay một phương thức hoạt động nghệ thuật,” Ogden nói thêm.

Ít ra đối với Ogden, việc không tham gia trường lớp hoặc tự học không phải là yếu tố quyết định. “Các nghệ sĩ tự học có thể hồ hởi ghé thăm bảo tàng, đọc sách nghệ thuật, tương tác với các nghệ sĩ nổi tiếng hay nghiên cứu những kĩ thuật làm nghệ thuật,” anh nói. “Một ‘outsider’ thực thụ sẽ không chỉ làm những việc trên mà còn dựa vào trực giác và bản năng sáng tạo của mình khi làm ra tác phẩm nghệ thuật. Với nền tảng công nghệ hiện nay, ngày càng khó để có thể tìm ra những cá nhân khác biệt với số đông và xu hướng văn hóa nổi trội thường thấy mà không biết về lịch sử nghệ thuật.”

Nhà buôn Jennifer Gilbert ở Manchester, người đã tổ chức buổi trình diễn pop-up dưới cái tên Phòng trưng bày Jennifer Lauren, đã có mặt tại Outsider Art Fair phiên bản Paris năm nay. Khi thảo luận về lĩnh vực này, cô sử dụng các cụm từ khác thay vì nói “outsider”, ví dụ như “phát triển,” “bị bỏ qua,” hay “chưa được khai phá.” Một phần định nghĩa của cô về lĩnh vực này bao gồm “nghệ thuật được tạo tác mà không có đối tượng khán giả” và tác phẩm “được tạo ra trong tình huống mà nghệ sĩ có lẽ không hề mong muốn.” Nhìn chung, cô nói rằng cái nhãn “outsider” đã bị lầm tưởng sang ngưỡng vô dụng.


Đã đến lúc phải vứt đi cái mác “outsider”?

“Giờ đây nó đã trở thành một thuật ngữ chung cho bất kì tác phẩm nghệ thuật nào được thực hiện bởi những người không nằm trong giới nghệ thuật chính thống” Gilbert chia sẻ khi thể hiện sự tức giận đối với việc lạm dụng hashtag #outsiderart trên phương tiện truyền thông. Điều hiển nhiên này cũng khiến nhiều nghệ sĩ tự nguyện muốn coi mình là một outsider, đơn giản vì họ không có vị thế trong thị trường chính thống. “Tôi cũng hay được những người vừa mới tốt nghiệp liên hệ và thật khó để tìm đại diện cho phòng trưng bày. Họ là những người có tác phẩm mà họ nói là các phòng trưng bày không thể hiểu hết được vì sự ‘mơ hồ’ và bay bổng của chúng” Gilbert chia sẻ.

Vì thế trong năm 2019, bạn có thể bắt gặp nhiều đối tượng tốt nghiệp thạc sĩ mỹ thuật muốn định hình mình như một outsider hay nghệ sĩ tự học với thái độ chống đối hoặc khó chịu với thuật ngữ này. Những sự bối rối này đã khiến một số người đề nghị xóa bỏ hoàn toàn định danh này, tuy vậy nó đã trở thành một văn hóa phổ biến theo nhiều cách khác nhau.

“Cụm từ này ngày càng gây ra nhiều tranh cãi, khi bạn nói ‘outsider art,’ mọi người sẽ biết bạn đang nói về điều gì,” Edlin khẳng định. Ngược lại, anh cũng nói bóng gió khi việc sử dụng các ngôn ngữ kì quặc thật sự ngớ ngẩn, tương tự như buổi triển lãm du lịch “Outliers and American Vanguard Art” gần đây.

Tương tự, Ogden of Shrine cảm thấy thuật ngữ này “thật sự hữu ích và liên quan,” dù có hơi tế nhị. Nó là một cách để tách biệt các nghệ sĩ nằm trong hệ thống nghệ thuật hoàn toàn độc đáo.

Suy cho cùng, việc xác định các yếu tố cấu thành outsider art thật sự không dễ dàng. Như những cá nhân mà tôi đã thảo luận quả quyết nói rằng, nó “hoàn toàn được tự hình thành,” “cực kì chuyên biệt,” “nghệ thuật thô được tạo ra bởi các cá nhân không chuyên,” “các cá nhân không tuân thủ”.” Ogden đã trích lời của nhà buôn nghệ thuật Phyllis Kind rằng “có điều gì đó rất khác biệt từ những nghệ sĩ này và tác phẩm của họ.”

Chúng ta cần bớt rạch ròi giữa các định danh. “Điều quan trọng nhất là: Nó có tuyệt không? Hấp dẫn không? Thú vị không?” Edlin chia sẻ. “Bạn có thể nói việc định danh nó thuộc loại hình nào hoàn toàn là thứ yếu.”

Tác giả: Scott Indrisek
Người dịch: Đáo
Nguồn: Artsy

Cùng tác giả

#Tag

art art brut naive art nghệ thuật ngoài luồng outsider outsider art Từ điển Nghệ Thuật đảo

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Điều gì giúp phân tách Nghệ thuật và Thiết kế là một câu hỏi phức tạp và được tranh luận sôi nổi bấy nay. Nghệ sĩ và designer đều tạo…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hình tròn trong tác phẩm của Hiroyuki Doi ẩn chứa điều gì? Vì sao ông lại vẽ hình tròn cả đời mình?