Nghệ thuật và kinh tế vượt ra ngoài thị trường - (Phần 3)
Các tác phẩm nghệ thuật không chỉ đơn giản là chủ đề hoặc đại diện cho các vấn đề kinh tế; chúng cũng tham gia vào các cuộc tranh luận kinh tế đương thời – các hoạt động can thiệp vào kinh tế của nghệ thuật sử dụng hình thức từ vật chất, kỹ thuật, hình ảnh cho tới khái niệm. Dù vậy, điều này không hề có ý hạ thấp vai trò của các tác nhân của con người. Ngược lại, công nhận các hệ thống kinh tế như là các cấu trúc chính trị xã hội, và xác định các hình thức lao động đa dạng được gói gọn trong các tình huống và trong thực tế mới là trọng tâm bài viết. Tuy nhiên, tác giả tin rằng những mối quan hệ giữa con người như vậy có thể được hiện thực hóa theo nghĩa đen, thông qua các đối tượng nghệ thuật, và tương tự, những đối tượng nghệ thuật này có thể xác định trước, định hướng sự hiểu biết hoặc cách sử dụng của con người. Thảo luận về các tác phẩm nghệ thuật với tư cách là ‘các tác nhân kinh tế’, theo quan điểm của tác giả, có nghĩa là hạn chế đẩy tác phẩm lên tầm địa vị của những thứ nặc danh, hơn là truy tìm ‘đời sống kinh tế của mọi thứ’, để giúp hiểu cách các hệ thống kinh tế tác động theo hướng vật chất đến cuộc sống hàng ngày, và cách các hình thức vật chất đóng góp vào việc tạo ra những thói quen giúp duy trì chúng, hoặc những rạn nứt khiến chúng bị lật đổ.
Trong một số trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật cố ý phê phán các điều kiện kinh tế thông qua việc tận dụng các phương tiện tiền tệ, như trong trường hợp tiền giấy trong các bức tranh tĩnh vật đánh lừa thị giác tại Mỹ (vẽ tiền trong tranh tương tự với tiền thật). Người Mỹ từ lâu đã nhận ra mối liên hệ giữa những giá trị tiền tệ trong tranh tĩnh vật như vậy với thị trường và đã tạo ra vô số học bổng kết nối nghệ thuật đánh lừa thị giác với các hoạt động của văn hóa hàng hóa Thời đại Hoàng Kim (giới tính tiêu dùng, sự gia tăng của quảng cáo và sản xuất hàng loạt, kiến tạo tập khách hàng trung lưu, và nhiều hơn nữa). Lấy ví dụ từ lịch sử xã hội của nghệ thuật, những bài đọc đồng quan điểm có đặc quyền định hướng tư tưởng về các chủ đề xã hội như giai cấp, lao động, hoặc phê phán hình thức hàng hóa. Rộng hơn, có thể nói rằng những đặc thù của tranh tĩnh vật đánh lừa thị giác đã trở thành biểu hiện của những áp lực tác động lên quá trình sản xuất văn hóa. Người ta ít chú ý đến tiềm năng của các nghệ sĩ với tư cách là người chơi trong các cuộc tranh luận kinh tế và các tác phẩm nghệ thuật như một công cụ của sự thay đổi kinh tế.
Tác phẩm Imitation (Tạm dịch: Nguỵ tạo) bởi John Haberle
Việc kết nối giữa tranh tĩnh vật đánh lừa thị giác với các bài diễn thuyết về tiền tệ – chẳng hạn cho thấy như vai trò của thể loại này trong các cuộc tranh luận về tính hợp pháp của tiền định danh (loại tiền tệ không có giá trị nội tại được xác lập bằng tiền theo quy định của chính phủ, mà được gán giá trị nhờ quyền lực của Chính phủ) đang diễn ra giữa những người theo chủ nghĩa ủng hộ trao đổi kim loại và ngoại hối với những người theo chủ nghĩa ủng hộ tiền mặt – là bước đầu tiên trong việc xem xét lại hướng liên kết giữa nghệ thuật và kinh tế. Mặc dù tài liệu lưu trữ về mối quan hệ chính trị của các họa sĩ vẽ tiền giấy như William Harnett và John Haberle có thể ít ỏi, nhưng những nỗ lực đánh lừa người xem của các nghệ sĩ cho thấy họ có cổ phần trong logic tài chính của tiền định danh – nơi giá trị đồng tiền phụ thuộc vào niềm tin ở nhà phát hành tờ tiền. Cũng mang tính gợi ý tương tự chính là sự sắp đặt gần kề của những tờ tiền được sử dụng thường xuyên, với những món đồ sưu tầm giống vật gia truyền trong tranh tĩnh vật đánh lừa thị giác. Tính hữu hình của những thứ vật chất – được tích trữ trong thời kỳ bất ổn tài khóa – có lẽ đã cung cấp một liều thuốc giải độc cho ý kiến rằng lưu thông tiền tệ là bấp bênh và gây mất ổn định về giá trị tiền tệ.
Vào cuối thế kỷ XX, nhiều nghệ sĩ đã khám phá ra cách các đối tượng nghệ thuật có thể làm gián đoạn đời sống kinh tế đương đại. Trong khi một số hành động can thiệp này là động thái mạo hiểm của các nhà hoạt động thể hiện rõ ràng tham vọng chính trị, thì một số hoạt động khác lại là những nỗ lực khiêm tốn hơn, nhằm lật đổ hoặc làm phức tạp hóa những quan niệm chung của chúng ta về giá trị và trao đổi, coi nghệ thuật như một phòng thí nghiệm quy mô nhỏ cho xã hội nói chung.
Năm 1969, Edward Kienholz đã tạo nên một series tranh vẽ ‘Watercolors’, được định hướng sẽ được trao đổi theo ‘mệnh giá’, so với giá bằng đô la hoặc đối tượng đổi hàng được ghi trên chúng. Do đó, nghệ sĩ đã đặt ra các quy tắc mới để cách định giá các tác phẩm nghệ thuật: hai bức tranh thủy mặc gần như giống hệt nhau trên giấy có thể được giao dịch từ vài đô la đến mười nghìn đô la, từ giá ‘10 tua vít’ (For 10 Screwdrivers. 1969, Los Angeles County Museum of Art) đến ‘một chiếc áo khoác lông thú’ (For a Fur Coat). Ông cũng tổ chức các điều kiện trao đổi mới, biến quá trình bí mật đàm phán bán hàng trong hậu phòng của đại lý thành một cảnh tượng công khai, nơi các nhà sưu tập tiềm năng háo hức có mặt tại phòng trưng bày với những đồ vật bất ngờ nhất cho cuộc trao đổi. Khi sự mất giá của đồng đô la đã đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế sau chiến tranh đi đến sụp đổ, Kienholz đã nhận xét một cách có ý thức về nền kinh tế học vào thời đại của mình: “Thực tế, những gì tôi đã làm là phát hành một loại tiền tệ không phụ thuộc vào hệ thống tiền tệ thông thường. Khi lạm phát tăng lên, nó sẽ cuốn theo ‘tiền’ của tôi, và theo một cách đặc biệt, giúp đẩy giá loại tiền ấy trong khi đồng thời phá giá đồng đô la/pound/mark/franc”.
Qua ví dụ này, ta có thể hiểu rằng các tác phẩm nghệ thuật thực sự không chỉ đơn thuần là sản phẩm của những ràng buộc kinh tế bên ngoài, mà hơn thế, chúng hoạt động với tư cách là tác nhân của thực tiễn kinh tế và tư tưởng. Ngay cả khi ta có thể không nhận ra, nhưng các nghệ sĩ thường là những người quan sát nhạy bén các sự kiện kinh tế, có khả năng hình thành, thông qua nghệ thuật, những can thiệp quan trọng vào tình trạng hàng hóa của đối tượng thẩm mỹ, và chiều hướng kinh tế của giá trị và trao đổi nói chung. Nền kinh tế không bao giờ là một hệ thống chỉ đơn thuần bên ngoài tác phẩm nghệ thuật, mà là một vật chất xã hội góp phần tạo ra các hình thái nghệ thuật khác nhau.
Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Arts and Economics Beyond the Market, Maggie Cao, Sophie Cras, Alex J. Taylor
Nguồn tham khảo
Các bài khác cùng chủ đề
- 1. Nghệ thuật là gì? Cái đẹp là gì?
- 2. Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
- 3. Nghệ thuật có cần đẹp không?
- 4. Cuộc chạm trán với Nghệ thuật
- 5. Định nghĩa của Nghệ thuật
- 6. Nghệ thuật và Sự tự do Thể hiện
- 7. Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
- 8. Thẩm mỹ vs. Nghệ thuật
- 9. Nghệ thuật và Tâm hồn
- 10. Đây có thật là Nghệ thuật?