Nghệ thuật và kinh tế vượt ra ngoài thị trường - (Phần 2)
Trong phần 1 của bài nghiên cứu “Nghệ thuật và Kinh tế vượt ra ngoài thị trường”, ta đã cũng tìm hiểu về các vấn đề kinh tế vĩ mô qua lăng kính của các tác phẩm nghệ thuật, để rút ra được luận điểm rằng “Cho dù trực tiếp vướng mắc vào chính sách kinh tế, hay đơn giản hơn là luân chuyển bên cạnh và giữa các đối tượng khác của môi trường thương mại quốc tế, quỹ đạo của các tác phẩm nghệ thuật thông qua hệ thống tuần hoàn của chủ nghĩa tư bản toàn cầu sẽ không thể xóa nhòa được ý nghĩa cũng như công dụng đầy tính tư tưởng của chúng.”
Nói cách khác, giá trị tư tưởng mang tính nhân văn và xã hội của các tác phẩm nghệ thuật sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi nền kinh tế, mặc dù các tác phẩm nghệ thuật trong thời điểm hiện tại đều bị chi phối, không ít thì nhiều, bởi kinh tế. Bên cạnh đó, các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác với mục đích ‘chơi đùa’ với các tác nhân của nền kinh tế như Voltri-Bolton Landing (Từ Voltri tới Bolton Landing) của David Smith hay Hộp súp Campbell (Campbell Soup) của Andy Warhol giúp ta hiểu được thêm nhiều vấn đề tiềm ẩn hiện hữu trong nền kinh tế tư bản.
Trong phần 2 của bài nghiên cứu, chúng ta sẽ cùng hiểu thêm về tính trọng yếu của các khái niệm kinh tế và mối quan hệ giữa nghệ thuật và kinh tế ngoài chủ nghĩa tư bản.
2. Tính trọng yếu của các khái niệm kinh tế
Mặc dù có xu hướng lý tưởng hóa các giao dịch tài chính như những dòng chảy trừu tượng và không xuất hiện ma sát, lĩnh vực kinh tế vẫn chứa đựng những đối tượng vật chất đáng chú ý trong lịch sử nghệ thuật. Phù hợp với học thuật trong nhân học kinh tế, lịch sử nghệ thuật có thể giúp khôi phục tính vật chất và tính không đồng nhất của các công cụ tiền tệ như các giá trị tiền tệ và phương tiện thanh toán đa dạng (từ tiền xu đến séc và đến các giao dịch tài chính) mà các nhà kinh tế học từ lâu đã trình bày như những ký hiệu trừu tượng, một ‘bức màn’ trung hòa cho tính lưu động của sự trao đổi kinh tế.
Vụ xét xử James McNeill Whistler và John Ruskin năm 1878 có thể đã phong thánh cho tác phẩm Nocturne in Black and Gold: The Falling Rocket của McNeill Whistler (hình minh hoạ tại ảnh bìa) như một tác phẩm nghệ thuật kinh tế giúp làm sáng tỏ các cuộc tranh luận về lao động nghệ thuật và giá trị thị trường của nó. Nhưng, chúng ta cũng có thể nhìn thoáng qua mặt trái của đồng tiền, có thể nói vậy, nếu ta chỉ chăm chăm chạy theo tiền bạc. Sau khi Whistler giành chiến thắng và được đền bù chỉ 1 đồng xu đã hỏng có giá trị bằng ¼ penny Anh chỉ mang tính biểu tượng, người ta đồn rằng ông đã treo đồng xu mệnh giá thấp ấy trên dây đồng hồ và đeo nó trong suốt quãng đời còn lại. Mãi mãi bị loại bỏ khỏi lưu thông và được làm lại thành một vật trang trí cho cơ thể, đồng xu đặc biệt này đã được chuyển thể thành một lời nhắc nhở chắc chắn về sự nặng nề, lộn xộn của các giao dịch kinh tế. Tất cả các loại tiền, từ những hình thức giao dịch hàng hóa thời kỳ đầu (hàng hóa hàng ngày như vỏ sò hoặc đầu mũi tên được sử dụng làm phương tiện trao đổi) đến các loại tiền điện tử hiện đại nhất, tính vật chất của tiền cũng tương tự như tính trừu tượng của chúng.
Sự công nhận này có lẽ được thể hiện mạnh mẽ nhất trong quá trình toàn cầu hóa của thế kỷ mười tám, thời kỳ mà chính khách người Anh Joseph Addison đã viết cuốn tự truyện của ông về dòng đời của một đồng shilling bạc, thứ có một cuộc sống xen kẽ và luân phiên bị thay đổi giữa việc bị giao dịch như tiền tệ và bị kéo giãn dài như một mảnh kim loại hời (được nấu chảy, tích trữ hoặc thay đổi). “Mặc dù ngày nay, việc giao dịch thường diễn ra dưới hình thức tiền điện tử, nhưng tình trạng tiền tệ như trọng lượng chết này vẫn tồn tại trong vô thức tiền tệ của chúng ta. Chẳng hạn, nó xuất hiện trong lời hùng biện và cơ sở hạ tầng của loại tiền tệ ít vật chất nhất, Bitcoin, vốn phải được “khai thác” — một quá trình mà hiện tại nền tảng kỹ thuật số vẫn cần đòi hỏi cả sức lao động, của con người và năng lượng, tốn kém về mặt môi trường, nhằm cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu khổng lồ được trang bị điều hòa nhiệt độ phục vụ cho mục đích khai thác.
Sự chú ý về vật chất của Whistler đối với đồng xu đặc biệt của mình, bao gồm cả việc khắc họa nên một bức chân dung cho đồng xu ấy, bị gạt bỏ toàn bộ chỉ bởi một bản chữ ký lồng cánh bướm đặc biệt và đầy mạnh mẽ của chính ông – một chữ ký mang sức nặng khủng khiếp đủ để khắc chính gương mặt của người họa sĩ Anh Quốc vương giả trên mặt sau của đồng tiền. Họa tiết, xuất hiện trong lời kể của chính ông tại phiên tòa, đóng vai trò như một lời nhắc nhở rõ ràng không chỉ về vấn đề đồng tiền bạc mà còn về sự gắn bó của con người và mọi thứ trong các giao dịch kinh tế.
3. Nghệ thuật và Kinh tế bên ngoài Chủ nghĩa Tư bản
Sự tò mò về thị trường nghệ thuật không nên làm lu mờ thực tế rằng, kinh tế học rộng hơn nhiều so với kinh tế thị trường và cũng không đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản. Động lực của những món quà và sự trao đổi giữa các nghệ sĩ, kinh tế gia đình theo giới (vô số người phối ngẫu không được tín nhiệm cung cấp hỗ trợ tài chính và lao động tự do), cũng như sản xuất và tiêu dùng nghệ thuật trong các xã hội cộng đồng hoặc tự cung tự cấp là một trong số nhiều hình thức kinh tế mà lịch sử nghệ thuật chú ý đến trong những bối cảnh đa dạng như hiện nay. Các tác phẩm nghệ thuật có cảm hứng bắt nguồn từ những khoảnh khắc của cuộc chạm trán kinh tế – trong các cuộc khủng hoảng tài chính hoặc các cuộc cách mạng chính trị, sau quá trình phá, chinh phục hoặc thuộc địa hóa, hoặc với sự hình thành các cộng đồng có chủ đích – là những ứng cử viên chính để hình dung ra sự đa dạng của các chế độ kinh tế và sự xích mích giữa chúng. Chẳng hạn, trong suốt lịch sử toàn cầu hóa, các đối tượng vật chất là môi trường tồn tại của chủ nghĩa tư bản phương Tây cũng như các hệ thống trao đổi của bản địa.
Ở thuộc địa Bắc Mỹ, wampum – những hạt được làm từ vỏ sò quahog, khi được dệt thành những chiếc thắt lưng có hoa văn, từ lâu đã có chức năng liên quan tới nghi lễ để tưởng nhớ các hội đồng và hiệp ước của Người bản địa, đã được người châu Âu chấp nhận như một loại tiền tệ thực tế, không những để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các các nhóm châu Âu và người bản địa, mà còn giúp dựng nên việc đấu thầu hợp pháp giữa những người định cư. Tuy nhiên, vào thế kỷ XIX, nguồn đòn bẩy tài chính bản địa này đã được người da trắng chịu đầu tư tham gia hợp tác sản xuất, bằng cách chế tạo hạt vỏ sò của riêng họ bằng máy móc công nghiệp và thuê các nhà bán buôn để phân phối làm đồ trang trí ở các vùng lãnh thổ phương Tây, nơi trước nay không hề tồn tại văn hóa sở hữu chuỗi hạt làm từ vỏ sò.
Bước sang Thời đại Hoàng Kim (1861 – 1865), các nhà sản xuất chuỗi vỏ sò người da trắng ở New Jersey vẫn tự coi mình là những thợ “đúc tiền” ’ mặc dù ốc xà cừ Tây Ấn đã được sử dụng để thay thế vỏ quahog đang khan hiếm khi ấy để làm vật liệu và phần lớn hàng hóa của họ đã được chuyển đến tay người da đỏ Plains để phục vụ mục đích trang điểm cá nhân. Những tạo tác như wampum làm trung gian cho sự trao đổi văn hóa xuyên quốc gia đã giúp chứng thực thực tế rằng, các hệ thống kinh tế thống trị có thể mất khả năng tự chứng và tìm được cách giải quyết khôn ngoan. Đồng thời, các đối tượng vật chất ở khu vực biên giới có thể bị chiếm đoạt về mặt ý thức hệ, với hậu quả cả về mặt sinh thái cũng như mặt chính trị. Bởi vì nghệ thuật và các tạo tác chỉ gói gọn trong các cuộc đối đầu kinh tế, chúng có thể đóng vai trò là các điểm tiếp cận đã được kiểm chứng, với mục đích tiết lộ tầm quan trọng của các cuộc gặp gỡ giữa các nhóm xã hội, chính trị và văn hóa.
(Còn tiếp)
Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Arts and Economics Beyond the Market, Maggie Cao, Sophie Cras, Alex J. Taylor
Nguồn tham khảo
Các bài khác cùng chủ đề
- 1. Nghệ thuật là gì? Cái đẹp là gì?
- 2. Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
- 3. Nghệ thuật có cần đẹp không?
- 4. Cuộc chạm trán với Nghệ thuật
- 5. Định nghĩa của Nghệ thuật
- 6. Nghệ thuật và Sự tự do Thể hiện
- 7. Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
- 8. Thẩm mỹ vs. Nghệ thuật
- 9. Nghệ thuật và Tâm hồn
- 10. Đây có thật là Nghệ thuật?