Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển

Nửa đầu năm 2023 này, nổi bật trong cộng đồng nghệ thuật và công nghệ triển lãm Đủ thực hiện bởi Sun Life Việt Nam, De La Sól, The Lab và Shadow tại Tp.HCM đã vừa kết thúc. Đây có thể coi là một trong những triển lãm nghệ thuật công nghệ số hoành tráng tại Việt Nam vào thời điểm này, quy tụ nhiều nhà sáng tạo trẻ Việt Nam, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào tác phẩm, biến chúng thành công cụ truyền tải những thông điệp nghệ thuật trong thời đại số hóa. Những cái tên như Fustic. hay AntiAntiArt hẳn không còn xa lạ với những độc giả đam mê nghệ thuật kết hợp công nghệ số.

Cũng trong đầu năm vừa rồi là động thái phản đối của cộng đồng nghệ sĩ trên nền tảng ArtStation trước những tác phẩm hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ AI, với nhiều luồng ý kiến tẩy chay và bài xích với loại công nghệ mới này.

Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới là hướng đi đúng đắn trong tiến trình ấy? 

Cùng theo dõi bài dịch mà Artplas gửi tới ngày hôm nay, chia sẻ quan điểm của Matt Clark, nhà sáng lập UVA (Liên hiệp Nghệ sĩ Thị giác), bàn luận về sức ảnh hưởng của công nghệ tới nghệ thuật….

Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển

Bởi Matt Clark, đăng tải tại Thespace.org

Những cơ hội để nghệ thuật tham gia, sáng tạo, hay phản ánh thế giới luôn là kết quả của một số hình thức công nghệ, hay nói rộng hơn, là những đổi mới cơ khí. Đây là phạm trù thứ không thể tách rời. Nếu nói nỗ lực của một người nghệ sĩ vừa là sáng tạo nghệ thuật vừa là tìm hiểu công nghệ, với mục tiêu tìm cách giải thích hay nêu cảm nghĩ về sự tồn tại của con người cũng như tham gia vào quá trình kiến tạo nghệ thuật hay công nghệ; thì sự đổi mới cơ khí luôn hiện hữu trong khái niệm và những ứng dụng thực tế của nghệ thuật; dù ta có thể thấy nó hay không.

Nếu không có công nghệ, nghệ thuật sẽ mãi trì trệ. Trong nhiều thập kỷ qua, màu xanh dương luôn là một sắc tố rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, phải đến khi quá trình khai thác mỏ được công nghiệp hóa thì màu sắc này mới có thể trở thành một yếu tố chính trong bảng màu của các họa sĩ. Cũng như vậy, nhờ thử nghiệm giả kim mà ta đã tìm ra cách tinh chế dầu và sắc tố. Nhờ các kỹ thuật toán học mà ta có thể chế tạo ra chiếc máy ảnh hộp tối đời đầu và sau đó là phát minh ra ống kính máy ảnh hiện đại. Những đổi mới công nghệ này, cùng với vô số những đổi mới khác, đã cách mạng hóa việc sản xuất tác phẩm nghệ thuật. Chúng tạo điều kiện phát triển cho chủ nghĩa hiện thực, nhưng cũng đồng thời mở ra tiềm năng sáng tạo trừu tượng. Thậm chí dù chỉ là cây bút chì, được chế tạo thông qua công nghệ cổ xưa nhất, cũng đã giúp ta vẽ lại hình ảnh thiên nhiên!

Ảnh từ triển lãm Đủ Exhibition , bản quyền hình ảnh của Dela Sól

Bỏ qua những mối quan tâm về vật chất hay hình thức, những bộ óc nghệ thuật vẫn luôn tận dụng quá trình cơ khí hóa công nghiệp. Mặc cho những người nghệ sĩ có thích hay không, thì công nghệ vẫn luôn hiện diện ở một mức độ nào đó. Trong vài trường hợp, nó còn tạo tiền đề cho cả một phong trào nghệ thuật – Chủ nghĩa Vị lai và sau đó là phong trào ‘trở lại trật tự’, là những ví dụ cụ thể cho điều này.

Điều thú vị nhất là cách các nghệ sĩ định vị bản thân trong mối quan hệ với công nghệ, và quá trình đó diễn ra như thế nào.

Niềm đam mê sử dụng công nghệ để biểu đạt bản thân của tôi bắt đầu vào khoảng năm 1981, khi tôi 7 tuổi. Khi đó, cha tôi vừa tự tay lắp đặt dàn âm thanh hi-fi mới cho cả nhà. Tuy yêu thích nhịp điệu và nhạc blues nhưng ông lại bật nhạc của nhóm Kraftwerk để “kiểm tra” chất lượng âm thanh. Tôi nhớ là mình đã nghe bài Trans-Europe Express vang dội trên loa và bị ấn tượng mạnh bởi cách một dàn máy rất điện tử, công nghệ cao lại có thể đồng thời mang đến cảm xúc chân thực như vậy.

Ngày nay, dường như thế giới rất chú trọng đến việc thay thế con người bằng công nghệ, và từ đó thay thế nguồn nhân lực đầu vào; thậm chí công nghệ đã kiểm soát được cả thứ xúc cảm tri giác mạnh mẽ nhất của con người: trí tưởng tượng. Trước vấn đề này, nghệ thuật đã và đang khám phá khái niệm về sự sáng tạo của máy móc. Tôi nghĩ là có một nơi phù hợp riêng để áp dụng những quy trình này, nhưng vấn đề chỉ trở nên thú vị hơn khi ta nói chuyện hoặc đưa nó ra tranh luận. Cá nhân tôi cảm thấy hứng thú hơn với việc suy ngẫm về ý tưởng tổng hợp cũng như ngưỡng giao của những ứng dụng giữa người và máy. Chính bởi lẽ đó, trong quá trình thực hành của riêng tôi, ý tưởng và chất liệu ứng dụng luôn đồng thời xuất hiện.

Tác phẩm sắp đặt Infinity Mirrored Room – Filled With the Brilliance of Life (Tạm dịch: Căn Phòng Gương Vô Cực – Tràn Đầy Sự Tươi Đẹp Của Cuộc Sống) bởi Yayoi Kusama, tại NMACC, L2, Concourse Area, Ấn Độ, 2023

Ý tưởng về việc tạo ra nghệ thuật mang tính cộng tác hoặc khái quát hóa giữa con người và máy móc đã là nguồn cảm hứng bất tận cho công việc của tôi. Khi chúng ta nhanh chóng tiếp cận sự tồn tại chung giữa con người và AI, ta nhất thiết cần xem xét cách tiếp cận những công nghệ này và những hậu quả đáng chú ý của việc tích hợp hai bên. Có thể, sâu trong thâm tâm, tôi đã cố gắng áp đặt một số giới hạn đối với việc áp dụng công nghệ vào tác phẩm nghệ thuật của mình như một hành động chống cự đã được dự định trước! Tuy nhiên, tôi thấy việc đồng sáng tạo và khám phá các ý tưởng nghệ thuật thông qua các công cụ công nghệ mới có sẵn, phê bình mà nói, là một quá trình đáng bàn luận cũng như một công cụ hấp dẫn hỗ trợ trao đổi nghệ thuật. 

Điều thú vị là, ở một số lĩnh vực nhất định – điển hình là cờ vua chuyên nghiệp – ngày nay, người ta thấy rằng sự kết hợp giữa người và máy có thể có hiệu quả cao hơn hẳn so với những cá nhân giỏi nhất, hay thậm chí là máy móc. Sự phối hợp này, hay còn được gọi là ‘nhân mã’, là sự kết hợp giữa sức mạnh máy tính và sự khôn khéo cùng với khả năng biến hóa khôn lường của con người để trở nên bất bại.

Gần đây, một người phụ trách đã mời tôi tạo một tác phẩm mới sử dụng công nghệ VR (Virtual Reality – thực tế ảo). Cách tiếp cận lấy công nghệ làm trung tâm này sẽ cần sự thận trọng. Cho đến nay, tôi vẫn do dự trong việc sử dụng VR là chiếc mũ đội đầu khá cồng kềnh, gây cản trở cho trải nghiệm nhập vai nhân vật. Ngoài ra, nó cũng là một sản phẩm tương đối mới. Người dùng bị ràng buộc với các chế độ cài đặt có sẵn và đồ họa tương ứng, gây hạn chế đối với các dụng ý nghệ thuật. Cho đến giờ, tôi chủ yếu sử dụng VR để hình dung trước một trải nghiệm nghệ thuật sắp đặt trước khi bắt tay vào dàn dựng, với mục đích mô trong trải nghiệm. Từ đó tôi có thể đánh giá xem việc xác định phương hướng trong không gian tưởng tượng là có khả thi hay không.

Việc sử dụng VR là chiếc mũ đội đầu khá cồng kềnh, gây cản trở cho trải nghiệm nhập vai nhân vật. Ngoài ra, nó cũng là một sản phẩm tương đối mới.
Hình ảnh bởi chedpemika tại Freepik

Dự án mới này mang đến cơ hội khám phá niềm đam mê lâu năm của tôi; mở ra những khả năng giao tiếp giữa một bộ óc thông thường với một cá nhân bị suy giảm giác quan (ví dụ như ở chứng tự kỷ của con trai tôi). Tôi không có thế giới quan giống với Oliver, và con không thể diễn tả cho tôi hiểu vì bị hạn chế khả năng giao tiếp. Nhưng khi thấy con quan sát thế giới, tôi biết con nhìn nhận mọi thứ rất khác. Trong thời hiện đại, trí não của người tự kỷ thường không được nhận theo chiều hướng tích cực. Mọi người coi đó là một người khó tiếp cận, khó hiểu hoặc đáng sợ. Thông qua dự án mới và được làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi đang cố gắng hiểu được trí tưởng tượng đầy phong phú của Oliver, và cố gắng mang trải nghiệm đó tới những người có hệ thần kinh khỏe mạnh khác. Có thể coi đây là cách để hiểu và mở rộng nhận thức của chúng ta về cái đẹp. Khi làm như vậy, tôi cũng hy vọng có thể nói chuyện một cách sâu sắc hơn với con trai mình.

Nghệ thuật luôn nên tiếp tục được xây dựng dựa trên những thứ đã và đang tồn tại; nó vừa có trách nhiệm là trung gian lại vừa phải có tính tiên phong. Với công nghệ, sự đổi mới mang đến cơ hội để suy nghĩ khác đi về những thứ quen thuộc với chúng ta. Cuối cùng, người nghệ sĩ nên được tùy ý quyết định công cụ nghệ thuật của họ – bởi xét cho cùng, họ chẳng phải phụ thuộc vào bất cứ luật lệ nào.

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 

Nguồn: Art and technology, coexistence and innovation, Matt Clark

Cùng tác giả

#Tag

Ai Artplas công nghệ nghệ thuật Nghệ thuật thị giác Series Nghệ thuật và ? trí tuệ nhân tạo

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
“Products of Place” là một nỗ lực khám phá cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm bền vững…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…