Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)

“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra sao, chắc chắn là công nghệ sẽ tiếp tục thay đổi cách nghệ sĩ thể hiện bản thân và giúp lan rộng sự sáng tạo của họ, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng lớn tới nhân loại.” Đó chính là kết luận cuối cùng của bài viết về mối quan hệ giữa Công nghệ và Nghệ thuật mà Artplas xin chia sẻ tới các bạn ngày hôm nay.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về lịch sử của nghệ thuật kỹ thuật số cũng như cách nó tác động đến các nghệ sĩ, thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật, và bên cạnh đó, độc giả cũng sẽ được giới thiệu thêm về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ nổi bật trong vòng 20 năm trở lại đây.

Bài viết được chia làm 2 phần:

– Phần 1: Dẫn nhập, Lược sử Nghệ thuật kỹ thuật số

– Phần 2: Các triển lãm Nghệ thuật kỹ thuật số và tác phẩm nổi bật, Kết luận

Mời các bạn độc giả đón đọc:

Phần 1: Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật

Đăng tải trong chuyên mục Art Guide tại ARTDEX

Trong lịch sử, người nghệ sĩ luôn tìm kiếm các hình thức nghệ thuật mới và các phương tiện độc đáo để thể hiện phong cách cá nhân. Vào đầu thế kỷ XX, nhiều phong trào tiên phong bắt đầu mọc lên như nấm, và những phong trào này đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận truyền thống về nghệ thuật. Những nghệ sĩ nổi lên từ các phong trào tiến bộ này đã sử dụng các vật liệu phi nghệ thuật mới (sách, tạp chí, vải, đồ gia dụng và nhiều vật dụng hàng ngày khác) như một chất liệu nghệ thuật hoàn hảo và ấy là minh chứng cho sự thật rằng các nghệ sĩ thực thụ có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ bất cứ thứ gì. Đó chính là cách nghệ thuật đa chất liệu ra đời, đánh dấu một kỷ nguyên đầy thú vị và mới mẻ trong sự phát triển của nghệ thuật.

Pixelwald Motherboard (Tạm dịch: Bo mạch chủ Pixelwald) (Pixelforest Mutterplatte), 2016 bởi Pipilotti Rist. Cài đặt video đa kênh có âm thanh. Hình ảnh sắp đặt, Pipilotti Rist: Sip my Ocean, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Úc, Sydney, 2017. Được phép của nghệ sĩ, Hauser & Wirth và Luhring Augustine © nghệ sĩ. Ảnh: Ken Leanfore

Sự phát triển không ngừng của công nghệ nắm tay song hành cùng với các ý tưởng nghệ thuật tiến bộ, đồng thời thay đổi cách sáng tạo và chia sẻ nghệ thuật, tạo cơ hội phát triển cho những người nghệ sĩ xuất chúng với cách thể hiện vô cùng sáng tạo giúp chạm tới nhóm khán giả rộng hơn, mới hơn, vượt ra khỏi giới hạn nghệ thuật thông thường trên thế giới. Ta chỉ có thể tự vấn rằng, nếu không có công nghệ in lụa và máy chụp ảnh sẵn có, liệu kho tàng đồ sộ của Andy Warhol có phát triển được như bây giờ hay không?

Ngày nay, các nghệ sĩ không chỉ coi các tiến bộ công nghệ như trợ lý trong quá trình sáng tạo của họ. Nhiều nghệ sĩ và các tạo tác gia chuyên nghiệp đang thay đổi thế giới nghệ thuật bằng cách ứng dụng những loại công cụ và công nghệ mới đầy tiềm năng làm chất liệu nghệ thuật và thiết kế. Điều này giúp họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật nổi bật, tái tạo chính xác thế giới thật và rất thu hút.Đó chính là những tác phẩm nghệ thuật và sắp đặt sử dụng đa chất liệu đầy mới mẻ và đa chiều.

Bài báo này sẽ nói về cách sự phát triển vũ bão của công nghệ kỹ thuật số tiên tiến đã thay đổi thế giới nghệ thuật mãi mãi, mở rộng thêm giới hạn trong cách con người ta nhìn nhận và thấu hiểu nghệ thuật như thế nào.

Lược sử nghệ thuật kỹ thuật số

Từ những năm 1960, con người đã bắt đầu thực hiện ý tưởng kết hợp nghệ thuật thị giác với công nghệ. Vào năm 1967, đánh dấu lần đầu tiên chúng ta cố gắng kết hợp công nghệ và nghệ thuật trong quá trình sáng tạo. Vào thời điểm đó, một nhóm các nghệ sĩ New York bao gồm John Cage, Robert Rauschenberg, Robert Whitman và Yvonne Rainer, v.v., đã làm việc với các kỹ sư và nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Bell nổi tiếng thế giới nhằm tạo ra những màn trình diễn ấn tượng kết hợp công nghệ mới. Những tác phẩm sắp đặt và các màn trình diễn đầu tiên này đã thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong sáng tạo nghệ thuật và đặt nền móng cho sự phát triển nghệ thuật kỹ thuật số sau này.

Andy Warhol đã được nhắc đến ở trên với vai trò là một trong những nghệ sĩ có sức ảnh hưởng nhất trong việc sử dụng công nghệ hiện đại, chẳng hạn như video, phim và in lụa để làm cho tác phẩm của ông được biết đến nhiều hơn và dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, có một sự thật ít người biết rằng Warhol cũng là một trong những người tiên phong trong phong trào nghệ thuật kỹ thuật số. Cụ thể, ông đã tạo ra các bản vẽ kỹ thuật số trên máy tính Amiga để quảng cáo hệ thống máy tính và chương trình phần mềm của nó, với tư cách là đại sứ thương hiệu cho công ty máy tính Commodore International. Sự kiện diễn ra từ năm 1985 nhưng các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của Andy Warhol đã bị thất lạc và dần trôi vào quên lãng.

Bìa báo với hình ảnh của Andy Warhol và Debbie Harry, Blondie, với máy tính Amiga, 1985

Cho tới năm 2014, Cory Arcangel – một nghệ sĩ đa phương tiện ở thành phố New York và cùng là một người hâm mộ Andy Warhol cuồng nhiệt – đã phát hiện ra và phục hồi những tác phẩm này, trong quá trình tìm kiếm và khôi phục hình ảnh do các thành viên và sinh viên của câu lạc bộ máy tính của Đại học Carnegie Mellon thực hiện. Từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2019, Bảo tàng Warhol đã trưng bày các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số mang tính lịch sử của Warhol, thông qua công cụ nguyên bản là máy tính Amiga cũ.

Trong những năm 1990, Internet và cuộc cách mạng công nghệ xuất hiện. Mọi người sớm nhận ra mạng kết nối toàn cầu này chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn, và nghệ thuật kỹ thuật số bắt đầu bùng nổ. Internet đã giúp nhiều nghệ sĩ đưa tác phẩm nghệ thuật tới công chúng trên toàn thế giới. Công nghệ tân tiến cũng giúp nghệ sĩ biến đổi và xoay chuyển các tác phẩm nghệ thuật của họ, nên nó đã trở thành một chất liệu nghệ thuật quan trọng.

Electronic Superhighway: Continental U.S., Alaska, Hawaii (Tạm dịch: Siêu xa lộ điện tử: Lục địa Hoa Kỳ, Alaska, Hawaii) bởi Nam June Paik, 1995. Lắp đặt video mạch kín 49 kênh, đèn neon, thép và linh kiện điện tử. 15 x 40 x 4 ft.
Trung tâm Nghệ thuật và Chân dung Hoa Kỳ Donald W. Reynolds, Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia và Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, Viện Smithsonian, Washington, DC

Trong thiên niên kỷ mới, đã có nhiều nghệ sĩ kỹ thuật số nổi tiếng sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những tác phẩm sắp đặt và trình diễn đáng nhớ. Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê một số nghệ sĩ và sự kiện nghệ thuật quan trọng nhất để quảng bá công nghệ với vai trò là một chất liệu nghệ thuật.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 

Nguồn: How Technology is Changing the Art World, Artdex

Cùng tác giả

#Tag

Artplas công nghệ nghệ thuật Nghệ thuật kỹ thuật số Nghệ thuật thị giác

iDesign Must-try

Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.