Angelica Kauffman (Phần 1) - Tóm lược, các thành tựu chính và đoạn đầu tiểu sử

Là một hoạ sĩ vô song và bà hoàng của việc tự lăng xê mình, sự nổi tiếng của Angelica Kauffman cũng lại là sự hủy hoại của bà. Mặc dù công chúng yêu nghệ thuật đã phát cuồng về tác phẩm của bà, nhưng những tin đồn và vu khống phủ đầy lên đời sống cá nhân dẫn tới việc bà đã phải đốt bỏ gần hết tư liệu cá nhân của mình trước khi qua đời. Trong loạt bài ba phần về Kauffman, ta cùng tìm hiểu về người phụ nữ xuất chúng của lịch sử nghệ thuật cổ điển, một bậc thầy Tân Cổ điển, thành viên sáng lập của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London danh giá.

Bức Chân dung tự hoạ khi do dự giữa Nghệ thuật của Âm nhạc và Hội hoạ (1791) của Angelica Kauffman
  • “Tình yêu của tôi dành cho đất cha sẽ không bao giờ chết trong tim tôi.”
  • “Chân dung của tôi hay đúng hơn là bức hoạ tôi đã thực hiện cho phòng trưng bày ở Florence đã được tiếp nhận một cách tử tế. Một vài ngày trước tôi nhận được những bức thư đã đặt tôi vào ánh sáng tốt lành và so sánh tôi với một người đàn ông quan trọng, không ai khác ngoài Michel Angiolo Buonarroti – tôi sẽ và nếu có thể đứng bên cạnh ông trong những tác phẩm của mình, không chỉ trong hình tượng nhưng ông quá đáng nể sợ.”
  • “Nỗi buồn trong linh hồn bởi cái chết của người cha tôi vô cùng yêu kính và người chị tôi thương yêu hiếm khi nào thuyên giảm… đó là một vết thương trong trái tim sẽ không bao giờ lành lại một khi tôi còn sống”

Tóm lược về Angelica Kauffman

Là người tiên phong đáng chú ý, Angelica Kauffman đã tạo ra nghệ thuật tương tự như các nữ nghệ sĩ tài năng khác nhưng không phải từ những vùng rìa của thế giới nghệ thuật, trái lại từ chính nơi trung tâm được công nhận của nghệ thuật Anh Quốc.

Bà là một người văn hóa cao, đi lại rộng rãi và đa ngôn ngữ ngay từ khi còn nhỏ. Là bạn tốt của cả Joshua Reynolds và Johann Wolfgang Goethe, bà có kết nối tốt, được trọng vọng và yêu quý rất nhiều bởi một vài nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong thời của bà. Angelica Kauffman cũng là một trong hai nghệ sĩ nữ duy nhất chính thức ký vào tài liệu thành lập Học viện Hoàng gia ở London. Bà đã tránh hoàn toàn được những lời chế giễu mang tính huỷ hoại và ám chỉ tính dục thường bám theo những phụ nữ cố gắng tìm cách trở thành nghệ sĩ lúc bấy giờ.

Mặc dù có bản chất nổi loạn và cá tính, luôn thích cách tiếp cận giàu trí tưởng tượng hơn là bắt chước trong nghệ thuật, Kauffman vẫn rất khôn ngoan và cẩn trọng, luôn lấy quy ước làm cách duy trì danh tiếng tốt và đảm bảo sự phát triển suôn sẻ trong sự nghiệp của mình.

Và dù chủ yếu là nghệ sĩ theo trường phái Tân Cổ điển truyền thống, trong suốt sự nghiệp của bà vẫn luôn có một xu hướng phản ánh và duy trì việc sáng tạo ổn định các hình ảnh chân dung tự hoạ, bên cạnh những chân dung của các nhân vật nổi tiếng cùng những bức hoạ lịch sử cỡ lớn. Kauffman kết hôn với nghệ sĩ Venice là Antonio Zucchi và khi qua đời đã được vinh danh bởi người bạn của bà – nhà điêu khắc nổi tiếng Antonio Canova – người đã tổ chức tang lễ và tạc mộ cho bà.

Những thành tựu

  • Kauffman đã là một thần đồng. Được dạy dỗ bởi người cha nghệ sĩ từ khi con nhỏ – người đã có ảnh hưởng lớn trong suốt cuộc đời của bà – bà đã vẽ một bức chân dung tự hoạ rất thành công ngay từ năm 13 tuổi. Đây là một trong những cách mà phụ nữ đảm bảo được danh tiếng tốt trong một thế giới do nam giới thống trị – bằng cách cho thấy rằng tài năng của họ đã bộc lộ từ sớm và một vài trong những nữ nghệ sĩ truyền thần đáng chú ý đi trước bà là Sofonisba Anguissola và Anna Waser đã làm điều tương tự.
  • Cả trong bức chân dung tự hoạ mà Kauffman thực hiện khi còn là một cô bé và trong bức chân dung khác ở tuổi 50, bà đều bộc lộ mình là nhạc sĩ tài năng bên cạnh là một hoạ sĩ và cảm thấy bị giằng xé giữa hai thiên chức trong suốt cuộc đời mình. Trong bức chân dung thời thơ ấu, bà cầm trong tay bản nhạc và bức hoạ mang tính ngụ ngôn sau này đặt bà giữa hình tượng của âm nhạc và nghệ thuật. Bà đã thành công trong việc thể hiện sự căng thẳng tâm lý, do đó hướng tới sự vật lộn nội tại thông qua nghệ thuật (một mục tiêu được nhiều người theo đuổi trong thế kỷ 20).
  • Đối với các hoạ sĩ lịch sử – lịch sử là thể loại tinh hoa, sinh lời nhiều nhất trong hội hoạ và không phổ biến đối với nữ nghệ sĩ – người ta đã thừa nhận như một truyền thống rằng các nàng thơ và hiện thân của ý tưởng thường được miêu tả là phụ nữ. Tuy nhiên, các nghệ sĩ lại thường là nam giới. Trái ngược với các quy chuẩn, Kauffman luôn đưa vào hình tượng người cầm cọ hay bút là phụ nữ, từ đó một tuyên ngôn sâu sắc và sớm về việc phụ nữ không chỉ là hình mẫu của cảm hứng mà còn là người tạo ra nghệ thuật.

Tiểu sử

Tuổi thơ

Angelica Kauffman, tên khi ra đời được đặt là Maria Anna Angelika Catherina Kauffmann, sinh ngày 30 tháng 10, 1741 tại Thuỵ sĩ. Cha mẹ bà là hoạ sĩ Johann Josef Kauffmann và Cleophea, nhũ danh Luz, đến từ một gia đình quý tộc. Kauffman trú ngụ và tiếp thu những phần tốt đẹp nhất từ cả hai thế giới tương ứng của cha mẹ bà để hình thành bản sắc của riêng mình. Như vậy, bà đã trở thành một nghệ sĩ được hành nghề, một bà chủ quyến rũ và có văn hoá cao, hoạt động trong những tầng lớp cao nhất của xã hội châu Âu.

Kauffman trải qua phần lớn thời thơ ấu ở vùng Morbegno, Graubünden của Thuỵ Sỹ và sống xung quanh hồ Como, tuỳ thuộc vào nơi cha bà làm việc. Johann quyết định rời Thuỵ Sĩ cùng gia đình vào năm 1755, khi Angelia 16 tuổi, để tìm kiếm một tập khách hàng lớn hơn ở Áo. Phong cách du cư có từ sớm này và cũng như sự quyết tâm di chuyển nhân danh nghệ thuật đã giúp định hình sự nghiệp của Kauffman như một “sự kiện quốc tế”.

Chân dung của Joseph Johann Kauffmann

Cha mẹ của Kauffman đã nhận ra khả năng và tài năng của con gái mình ngay từ khi bà còn nhỏ và cô gái trẻ đã hưởng một nền giáo dục đầy đủ và giàu có hơn phần lớn thiếu nữ cùng thời. Như mẹ của mình, bà có thể nói nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Anh, và tiếng Pháp. Bà cũng đã học chơi cello và sở hữu một giọng ca trong trẻo khỏe khoắn.

Nhà văn De Rossi trong cuốn tiểu sử về Kauffman đã kể lại câu chuyện về việc bà lựa chọn hội hoạ thay vì âm nhạc trong những năm tháng niên thiếu như thế nào. Cha của nữ nghệ sĩ đã đưa bà tới thăm một vị linh mục địa phương để giúp bà đưa ra lựa chọn khó khăn này, do bà có tài năng thiên bẩm để làm một trong hai hoặc cả hai. Vị linh mục đã khuyên rằng cuộc sống của một người trình diễn sẽ dành ra được ít thời gian cho những việc thực hành tôn giáo của một người phụ nữ Công giáo trẻ, và mặc dù khó khăn hơn, hội hoạ rồi sẽ là một sự nghiệp thỏa đáng hơn.

Dù câu chuyện của De Rossi là một giai thoại hay sự thật, nó chắc chắn cung cấp được bằng chứng cho thấy Kauffman rất tiền tiến; một phụ nữ điển hình của thế kỷ 18 vốn không được kì vọng là suy nghĩ hay quyết định cho chính mình về việc theo đuổi sự nghiệp chuyên nghiệp nào. Cha Kauffman lo lắng về việc liệu con gái ông có được làm việc thường xuyên không, bởi nghệ sĩ thời đó luôn luôn làm việc dựa trên các đơn đặt hàng, không phải là không có căn cứ.

Bức chân dung tự hoạ được vẽ ở tuổi mười ba của Angelica Kauffman. Bản thân bức tranh thể hiện tài năng hội hoạ và việc bà cầm trên tay bản nhạc thể hiện xu hướng về âm nhạc.

Những đào tạo và công việc ban đầu

Johann Kauffman là người có công trong quá trình đào tạo ban đầu của con gái mình. Sau cái chết của Cleophea vào năm 1757, hai cha con chuyển đến nơi sinh của cha bà ở Schwarzenberg, Áo. Kauffman đã hỗ trợ cha hoàn thành bức bích hoạ Mười hai vị tông đồ (Twelve Apostles) cho nhà thờ giáo xứ ở Schwarzenberg – một cơ hội hiếm có và đầy thú vị cho cô gái tuổi đó. Hai người tiếp tục làm việc cùng nhau với các đơn đặt hàng và vào tuổi 20, Angelica Kauffman đã trở thành trụ cột tài chính của gia đình.

Trong những năm sau cái chết của vợ mình, Johann đã cống hiến hết mình cho việc đào tạo Kauffman và khoảng thời gian từ năm 1762 đến 1764 được xác định rõ về khoản này. Bộ đôi cha và con này đã du hành đến Naples, Rome, Milan, Florence và các thành phố khác ở Ý, dành hàng giờ trong các phòng trưng bày để sao chép từ các bức hoạ của các Bậc thầy cổ điển, bao gồm Raphael, cũng như từ các bức tượng thạch cao. Kauffman tạo ra các bản khắc a-xít, tranh vẽ chì/than và tranh màu mà tất cả đều giúp xây dựng kiến thức của bà về Phục hưng và hội hoạ thế kỷ 17. Các mối liên hệ và nguồn lực được xây dựng bởi cha bà đã trao cho bà quyền truy cập không có rào cản để bước vào thế giới tưởng như dành riêng cho nam giới.

Một bức tranh vẽ chì và phấn nghiên cứu của Kauffman

Mặc dù còn trẻ, và làm việc rất hiệu quả ở ngay buổi đầu sự nghiệp, Kauffman đã cho thấy một tài năng khác thường tới mức vào năm 1762, bà đã là thành viên danh dự của Accademia Clementina di Bologna, được trao bằng tốt nghiệp từ Accademia de Designo ở Florence và sau đó tham gia Accademia di San Luca ở Rome. Giờ đây với một vài thư giới thiệu về tên tuổi của mình, Kauffman được nhận vào triều đình của cả Parma, Florence và tại đó bà được giao vẽ cả tranh chân dung và lịch sử.

Dịch: Hương Mi Lê


Về chủ mục

Lê Hương Mi (Hương Mi Lê) | mi-mimi

Sinh năm 1991 tại Hà Nội, hiện Mi là giảng viên môn Lịch sử Thiết kế Đồ họa và môn Typography tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, là dịch giả, biên tập sách và nhà quản lý dự án nghệ thuật tự do. Mi làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA… Bên cạnh đó, Mi cũng là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác, hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác, Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.

Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Animal Theater 2019 – Á Space (Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).

Cùng tác giả

#Tag

Angelica Kauffman Hương Mi Lê Johann Kauffman Lê Hương Mi may Series Lịch sử thiết kế đồ họa

iDesign Must-try

Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
/Maybe bạn nên … Đi/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ 1. Triển lãm ‘Hoạ Chiêu…
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng lớn nhất và hàng đầu tại Việt Nam. GHTK đóng vai trò quan trọng…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Triển lãm cá nhân của Hà Ninh Pham: ‘Fugitive Zone’ sắp sửa mở cửa đón công chúng tại Paris
Triển lãm cá nhân của Hà Ninh Pham: ‘Fugitive Zone’ sắp sửa mở cửa đón công chúng tại Paris
Đã 7 năm kể từ khi Hà Ninh Pham bắt đầu xây dựng cho mình một thế giới riêng trong dự án My Land [1] (Đất Mình), từ lúc còn…
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…