Tân cổ điển (Phần 3): Các tác phẩm nổi bật

1785: Cornelia, mẹ của Gracchi, chỉ những đứa con như là châu báu của cô ấy của Angelica Kauffman

Sơn dầu trên vải – Bảo tàng Mỹ thuật Virginia, Richmond, Virginia

Bức tranh này mô tả cuộc gặp gỡ giữa Cornelia, mặc đồ màu nâu và trắng, người là mẹ của các nhà lãnh đạo chính trị tương lai Tiberius và Gaius Gracchus, và một người phụ nữ La Mã đứng tuổi đã kết hôn, mặc áo màu đỏ ngồi bên phải. Người khách đã đến để cho Cornelia xem những kho báu xa xỉ của bà ấy, nhưng khi Cornelia được yêu cầu tương tự, cho khách xem kho báu của riêng mình, thay vì phô bày hộp trang sức của bản thân, cô ấy khiêm tốn đưa những đứa con của mình ra như những viên ngọc quý nhất của mình. 

Ngay cả khi có một chút sự bối rối lướt qua khuôn mặt người phụ nữ kia, quan điểm của Cornelia rất rõ ràng; tài sản quý giá nhất của người phụ nữ không phải là những vật dụng có giá trị vật chất, mà là những đứa con của cô ấy, những người sẽ kiến tạo tương lai. Bố trí kiến ​​trúc La Mã đơn giản nhưng hoành tráng, đóng khung khung cảnh của những ngọn núi và bầu trời ở đằng xa, và cũng đóng khung hai người phụ nữ, để ánh mắt của Cornelia và vẻ mặt ngạc nhiên của người phụ nữ kia đều ở trong không gian hình chữ nhật, nhấn mạnh thông điệp của bức tranh về exemplum virtutis, hay hình mẫu của đức hạnh.

Kauffman đã tạo ra thương hiệu tranh lịch sử đặc trưng của riêng mình, tập trung vào các đối tượng nữ từ lịch sử và thần thoại cổ điển. Bằng cách nhấn mạnh đức tính của người mẹ là khởi nguồn đức hạnh cho con cái, và nói rộng ra là công bằng xã hội và chính trị, Kauffman đã hình thành một cách giải thích về chủ nghĩa anh hùng cổ điển và chủ nghĩa lý tưởng mà bao gồm phụ nữ. Đồng thời, như nhà sử học nghệ thuật Meredith Martin đã viết, bà ấy tìm cách “phá bỏ các quy ước chiếm ưu thế của chính thể loại lịch sử và cung cấp cho khán giả của mình một phương tiện khác để trải nghiệm lịch sử và các hiện thân của nó,” và kết quả là bà đã đóng “một vai trò quan trọng trong việc định hình lại thái độ của xã hội châu Âu thế kỷ thứ mười tám đối với sự sáng tạo, tính vị kỷ và bản dạng giới.”

Kauffman đã được ca ngợi rất nhiều khi bà đến London vào năm 1766, như một thợ khắc ở London đã nhận xét, “Cả thế giới điên cuồng vì Angelica”. Bà trở thành thành viên sáng lập của Học viện Hoàng gia vào năm 1768. Tới London từ Rome, nơi mà bà là bạn thân với Winckelmann và bạn bè của ông ấy, bà, như nhà phê bình nghệ thuật Jonathan Jones đã viết, là “một người phổ biến quan trọng ở Anh cho một phong cách cổ điển mới, tối giản, lấy cảm hứng từ khảo cổ học.” 

Tác phẩm của Kauffman đã ảnh hưởng đến một số nghệ sĩ ở Anh bao gồm Joshua Reynolds. Bà là một trong hai phụ nữ duy nhất là thành viên sáng lập của Học viện Hoàng gia. Ảnh hưởng của bà đạt đến độ mà nghệ sĩ lãng mạn John Constable nhận xét rằng không một tiến bộ nào có thể đạt được trong nghệ thuật cho đến khi ảnh hưởng của bà bị lãng quên. Vào những năm 1970, tác phẩm của bà đã được các học giả nữ quyền bao gồm Linda Nochlin và Guerrilla Girls ‘khám phá lại’.

1755-1790: Điện Panthéon của Jacques-Germain Soufflot và Jean-Baptiste Rondelet

Paris, Pháp

Bức ảnh này cho thấy mặt tiền hoành tráng của Điện Panthéon, mái hiên của nó với những thức cột Corinth đồ sộ vươn lên đỡ một bức phù điêu hình tam giác, gợi nhớ đến những ngôi đền cổ điển của Hy Lạp. Các cột với những chữ in hoa được tô điểm phong phú thu hút sự chú ý hướng lên mái vòm, nơi chịu ảnh hưởng của kiến ​​trúc Phục hưng Bramante’s Tempietto (1502). Đồng thời, sự nâng lên theo chiều dọc của các cột, tương phản với các đường ngang mạnh mẽ, tạo ra hiệu ứng gây choáng ngợp về sự hùng vĩ có trật tự, thống trị quang cảnh của Paris. Như nhà sử học kiến ​​trúc Dennis Sharp đã viết, thiết kế thể hiện “sự nghiêm ngặt của đường nét, sự chắc chắn của hình dạng, sự đơn giản của đường viền và quan niệm về chi tiết có tính chặt chẽ về kiến trúc.”

Vua Louis XV đã đặt xây tòa nhà, ban đầu được gọi là Nhà thờ Thánh Geneviève, để thực hiện lời thề năm 1744 của mình rằng, nếu ông phục hồi khỏi căn bệnh nghiêm trọng, ông sẽ xây dựng lại nhà thờ dành riêng cho vị thánh bảo hộ của Paris. Soufflot sử dụng sơ đồ chữ thập của Hy Lạp, chịu ảnh hưởng từ thiết kế của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rome và Nhà thờ chính tòa Thánh Paul ở London, cả hai nhà thờ mà ông hy vọng Điện Panthéon sẽ sánh ngang. 

Bằng cách dựa vào nhiều nguồn ảnh hưởng, ông đã phản ánh quan điểm Khai sáng rằng, khi lịch sử diễn ra theo một tiến trình có trật tự và tuyến tính, các ví dụ trong quá khứ có thể được nghiên cứu để rút ra các giải pháp tốt nhất. Đồng thời, ông đã sử dụng một cách sáng tạo một mái vòm ba mái mà thông qua lỗ thông hình tròn (oculus) ở mái vòm bên trong đầu tiên sẽ nhìn vào mái vòm thứ hai có bức bích họa Sự phong thánh của Thánh Geneviève (The Apotheosis of Saint Genevieve) của Antoine Gros (khoảng năm 1812). Sau cái chết của Soufflot vào năm 1780, học trò của ông là Jean-Baptiste Rondelet đã hoàn thành thiết kế của ông, mặc dù vậy mặt tiền trải qua thêm nhiều thay đổi nữa trong cuộc Cách mạng.

Nhà thờ ban đầu có một hầm mộ rộng lớn, chứa các vật thánh tích của Thánh Geneviève và các thánh tích tôn giáo khác, nhưng sau đó, đã trở thành một lăng mộ thế tục cho những người được chỉ định là “Anh hùng Quốc gia”, bao gồm Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, và sau này là Victor Hugo và Émile Zola. Công trình đồ sộ này là tòa nhà đầu tiên trong số nhiều tòa nhà Tân Cổ điển đã trở thành biểu tượng cho niềm tự hào và bản sắc dân tộc Pháp, khi các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã áp dụng rộng rãi phong cách này cho các tòa nhà chính phủ.

1801: Achilles tiếp đón các sứ giả của Agamemnon của Jean-Auguste-Dominique Ingres

Sơn dầu trên vải – École nationale supérieure des Beaux-Arts (Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia), Paris, Pháp

Bức tranh Tân Cổ điển này mô tả một cảnh trong Illiad của Homer (thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên). Sử thi mô tả cuộc Chiến thành Troy, khi vua Agamemnon cử Odysseus cùng với các chiến binh Hy Lạp khác, cố gắng thuyết phục chiến binh nổi tiếng Achilles, xuất hiện bên trái, tham gia lại trận chiến chống quân Hy Lạp. Nhấn mạnh vào phong cách khỏa thân cổ điển, một sự tương phản mạnh mẽ được tạo ra giữa cơ bắp rắn chắc của những người đàn ông đến từ chiến trường, và vẻ nhục cảm uể oải của Achilles và người bạn Patroclus, tạo dáng tội lỗi ở bên phải anh ta. 

Bị xúc phạm bởi việc Agamemnon bắt người phụ nữ trẻ Briseis, Achilles đã rút lui khỏi trận chiến, và trong tác phẩm này, ngôn ngữ cơ thể của anh ta, khi anh ta nhoài người phía trước, tạo ra khoảnh khắc của kịch tính tâm lý. Odysseus, với chiếc áo choàng đỏ, tượng trưng cho niềm đam mê và chiến tranh, đứng với cánh tay dang rộng như thể đang khẩn nài được nói lý. Giữa hai nhóm người, khung hình mở ra khung cảnh nơi một nhóm chiến binh đang huấn luyện, trong khi ở hậu cảnh bên trái, một phụ nữ trẻ từ bóng tối ngó ra, sự hiện diện của cô gợi lên nguyên nhân ban đầu của cuộc cãi vã. Mỗi chi tiết là một sự kể: đàn lia tượng trưng cho sự bất tử được ban tặng bởi các bài hát ngợi ca, và Patroclus đội mũ bảo hộ của Achilles, định hình trước các sự kiện xảy ra kế tiếp.

Được Jacques-Louis David đào tạo theo phong cách Tân Cổ điển, Ingres đã giành được Prix de Rome vào năm 1801 với bức tranh này. Chủ đề của cuộc thi là mô tả các chiến binh chuẩn bị cho chiến trận. Ingres đã thể hiện kiến ​​thức và sự thành thạo của mình về các chủ đề Tân Cổ điển bằng cách khắc hoạ chính xác các miêu tả của Homer và dựa trên tác phẩm điêu khắc của Pseudo-Phidias để tạo ra lớp vỏ hình ảnh chính xác về mặt lịch sử. 

Ingres đã thêm đóng góp đặc trưng của riêng mình bằng cách nhấn mạnh vào khoảnh khắc tâm lý và phóng đại một cách tinh tế các đặc điểm sinh lý của đàn ông để gây tác động nhục cảm và xúc cảm. Như nhà sử học nghệ thuật Carol Ockman đã viết, “Ingres đã vẽ ra một loạt các hiện thân về mặt thị giác và văn học … Nhưng … đã biến đổi những mô hình này, đầu tiên bằng cách lồng ghép từ vựng lịch sử và thần thoại và sau đó bằng cách định vị các nhân vật của chính mình trong một bố cục phân đôi phức tạp, …mà lật đổ, ít nhất một phần, chủ nghĩa phân biệt giới tính mà anh ta định khắc ghi. “

1772-1809: Monticello của Thomas Jefferson

Đá, gạch, gỗ, sắt tấm – Hạt Albemarle, gần Charlottesville, Virginia

Bức ảnh này cho thấy khu vực phía tây của ngôi nhà đồn điền nổi tiếng của Thomas Jefferson, thể hiện phong cách Tân Cổ điển chịu ảnh hưởng bởi các thiết kế của kiến ​​trúc sư thời Phục hưng Venice, Andrea Palladio. Cổng vòm sử dụng bốn cột màu vươn lên đỡ một khối tam giác để tạo ra một lối vào hoành tráng nhưng có trật tự hài hòa, nhấn mạnh vào mái vòm hình bát giác dựa trên Đền thờ Vesta ở Rome. 

Mái vòm hình bát giác đã trở thành yếu tố định nghĩa kiến ​​trúc của Jefferson. Ở đây, ông đã kéo dài một cách sáng tạo mái vòm và làm cho cửa sổ nửa trong suốt và nửa phản chiếu để cấp thêm nhiều ánh sáng hơn. Ông sử dụng một thiết kế zig zag triệt để cho mái nhà, tạo ra các tấm sắt đan xen vào nhau. Các cột cũng có thiết kế độc đáo; mặc dù chúng giống với những cột đá truyền thống, nhưng chúng thực sự được làm bằng những viên gạch cong đặc biệt. Phần hiên trung tâm với hướng thẳng đứng nhấn mạnh vào dòng chảy của tòa nhà, sao cho tòa nhà trông như có hai cánh, trật tự nằm ngang của nó được tạo ra một phần bởi các cửa sổ khung trắng được đặt đối xứng trên nền đá nâu đỏ. Tòa nhà tạo ra cảm giác dễ chịu hài hòa, làm chủ cảnh quan xung quanh.

Jefferson thừa kế đồn điền, rộng khoảng 5000 mẫu, từ cha mình khi ông 26 tuổi. Ông xây ngôi nhà trên đỉnh đồi, nhìn ra đồn điền nơi những người nô lệ lần đầu tiên trồng cây thuốc lá, sau đó là lúa mì. Tên của ngôi nhà theo tiếng Ý, có nghĩa là “ngọn núi nhỏ”, và ngôi nhà mà chúng ta thấy ngày nay thực ra là ngôi nhà mà Jefferson thiết kế lại theo các nguyên tắc Tân Cổ điển, mà ông đã nghiên cứu trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Hoa Kỳ đến Pháp vào năm 1784. Thiết kế của ông dần có ảnh hưởng rộng rãi, thiết lập tiêu chuẩn cho các bất động sản và nơi ở giàu có trong nước.

Địa điểm này là Địa danh Lịch sử Quốc gia, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, và được mô tả trên mặt sau của đồng xu Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, các ý tưởng kiến ​​trúc của Jefferson cũng ảnh hưởng tới kiến ​​trúc chính thống, khi ông bổ nhiệm Benjamin Henry Latrobe thiết kế Ngân hàng Pennsylvania và tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ theo phong cách Tân Cổ điển, được gọi là “Kiến trúc liên bang”.

Người dịch: Quang Khải

Cùng tác giả

#Tag

Hương Mi Lê kauffman Lê Hương Mi Neoclassicism Series Lịch sử thiết kế đồ họa tân cổ điển

iDesign Must-try

Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Các dự án chính phủ như WPA (Work Progress Administration) và cơ quan tư như CCA (Container Corporation of America) của Mĩ đều là những động lực quan trọng cho…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Một trong những động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của thiết kế đồ hoạ Mĩ là làn sóng nhập cư của những nhân tài từ châu Âu…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Phong trào Hiện đại đã không có được chỗ đứng sớm ở Hoa Kì. Khi triển lãm huyền thoại Armory giới thiệu chủ nghĩa Hiện đại với nước Mĩ, nó…
Isamu Noguchi (Phần 2)
Isamu Noguchi (Phần 2)
Trong phần thứ hai cũng là phần cuối của loạt bài về Isamu Noguchi, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông, trải rộng từ tượng, phù…
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Ben Shahn (Phần 3)
Ben Shahn (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài 3 phần về Ben Shahn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tác phẩm quan trọng của ông, bao gồm Cầu thang đỏ…