Du hành ngược về tuổi thơ qua ‘NĂM MƯỜI’, tựa game mô phỏng làng nghề làm đồ chơi truyền thống Việt (Phần 2)

Trong khi những cách tiếp cận cũ cùng với bối cảnh của thời cuộc khiến cho những người trẻ dần xa rời hơn với những đề tài về văn hóa truyền thống thì tại sao chúng ta không thay đổi phương thức tiếp cận để văn hóa dễ dàng đến với những người trẻ hơn? Hiểu được điều này, Tuấn cũng đã mạnh dạn lựa chọn hình thức game mobile cho “NĂM MƯỜI“. 

Nhưng vì sao bạn lại chọn hình thức tiếp cận là game mobile cho “NĂM MƯỜI”?

Chỉ bắt đầu với một câu hỏi đặt vấn đề có phần hơi ngây ngô của mình là “Trung thu năm nay mọi người đã không có dịp chơi lồng đèn rồi, thì liệu nếu tình hình dịch kéo dài thế này, có khi nào cô chú làng nghề bỏ nghề, có khi nào người ta quên mất luôn đồ chơi trung thu hông và còn cả những món đồ chơi truyền thống khác nữa, khi mà ở thời điểm hiện tại, mọi người đã có bên mình một thiết bị giải trí vô cùng tiện lợi là smartphone rồi?” – Vậy nên mình chọn cách tiếp cận với người trẻ để “truyền thông” cho đồ chơi truyền thống qua nền tảng là game mobile. Để xem đó như là một sự lựa chọn cho người trẻ, vừa có thể giải trí, nhưng cũng vừa có cơ hội để trải nghiệm phần nào đó về những món đồ chơi độc đáo này.

Tạo hình các nhân vật được Tuấn lấy cảm hứng từ đâu? Tại sao bạn lại tạo hình nhân vật Tít như thế?

Lúc tạo hình cho các nhân vật mình chỉ đơn giản là đưa những hình ảnh quen thuộc trong tiềm thức của mình vào trò chơi thôi, đó là những hình ảnh mà mình tin là bản thân mình hay bất cứ ai đều sẽ dễ dàng bắt gặp trong đời sống hàng ngày như ông bác lao động mặc áo xanh, đội mũ cối; cô bán hàng vui tính xởi lởi mặc áo bà ba, đội nón lá,… hay những bộ đồ bông thun lạnh mà các bà mẹ hay mặc ở nhà,… 

Riêng nhân vật chính mình xây dựng cho Tít hẳn một câu chuyện phía sau, Tít là một em bé mang tính cách hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Mặt mũi Tít lúc nào cũng lấm lem, thuở nhỏ chơi lồng đèn bị cháy chân mày, thường dùng băng keo cá nhân để giấu đi vết thẹo. 

Mình nghiên cứu tạo hình cho nhân vật từ chính tuổi thơ của mình cùng những đứa cháu trong nhà: về thói quen thích đội thau, xô, chậu hay bất cứ thứ gì lên đầu để làm siêu nhân, dán thêm vài miếng băng keo cá nhân lên tay hay chân, xắn quần ống cao ống thấp để trông thật ngầu,… *cười*

Vì sao bạn lại muốn người chơi sắm vai là một cậu nhóc lém lỉnh ham khám phá mà không phải là một người thợ lành nghề hay một tạo hình khác?

Thực ra ban đầu game còn một option nhân vật nữ để người chơi lựa chọn nữa là bé Ti, em gái sinh đôi của Tít, nhưng vì khối lượng đồ án khá lớn nên mình đã lược bớt nhân vật này để đầu tư hơn cho những khâu khác. Chung quy lại thì cả hai bạn nhỏ đều có tính cách ham khám phá, tìm tòi. Vì ngay từ cái tên “NĂM MƯỜI“, đã mang ý nghĩa về “chuyện lên 5, lên 10” rồi, nên mình chọn độ tuổi của nhân vật là con nít để người chơi được hoá thân, trải nghiệm trong tuổi thơ của nhân vật, qua đó tìm lại tuổi thơ của chính mình.

Lúc xây dựng nhân vật chính mình cũng lật lại vấn đề, và mình nhận ra nếu nhân vật chính là một thợ lành nghề hay một nhân vật nào đó khác thì sẽ mất đi cái nhìn khách quan của một người trẻ hiện đại, mất đi mục đích ban đầu khi mình tạo ra trò chơi về hành trình từ một người chưa biết gì nhiều về đồ chơi truyền thống đến tìm hiểu và say mê nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu.

Mình có thấy Tuấn khoe qua dự án này, bạn bỏ túi được kha khá kiến thức cho bản thân mình. Bạn có thể chia sẻ nhiều hơn với các bạn đọc của iDesign không?

Qua dự án, bên cạnh việc học hỏi, cải thiện nhiều về kỹ thuật thể hiện đồ án, về cánh render, đánh sáng,…; mình nghĩ điều mình nhận được nhiều nhất đó là kiến thức về văn hoá xã hội. Tuy rằng mình đưa lên video trailer không được nhiều sản phẩm đồ chơi truyền thống vì thời gian thực hiện dự án có hạn; nhưng trong quá trình research, mình học được cách làm của khá nhiều món đồ chơi, và các biến thể của nó. Từ đó mình thấy được rằng những món đồ chơi dân gian không chỉ là những món đồ bình thường, mà nó còn là câu chuyện về một nền văn hoá, chứa đựng một tinh thần say mê sáng tạo của ông cha ngày xưa. Ngoài ra đó còn là câu chuyện về gắn kết cộng đồng, vì:

Ngoài ra mình cũng có cơ hội tìm hiểu sâu về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, mà cụ thể được đưa vào game đó là văn hoá thờ ông bà tổ tiên, thờ ông địa, ông thần tài, về cách bày trí bàn thờ, ông địa đặt bên phải, ông thần tài bên trái, phía sau là bài vị đặt sát vách tường,…

Dự án được bạn hoàn thành trong bao lâu?

Vì làm game về đề tài văn hoá nên mình dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu, sửa đi sửa lại nhiều lần. Mình mất khoảng 4 tháng để lên ý tưởng dần cho dự án về mặt nội dung cũng như hoàn thiện gameplay và 3 tháng hơn để hoàn thiện phần hình ảnh.

Bạn có thể chia sẻ một chút về kỷ niệm đáng nhớ nhất thông qua dự án “NĂM MƯỜI” không?

Để có thể hoàn thiện được “NĂM MƯỜI” suốt 3 tháng ròng, hẳn sẽ có rất nhiều điều mà mãi sau này mình cũng không quên được. Nhớ nhất là sự tận tâm của anh chị, bạn bè cùng những giảng viên hướng dẫn cho mình. Có những hôm đến tối muộn, lúc mình cần, họ vẫn luôn xuất hiện để hỗ trợ cho mình và động viên mình hoàn thiện đồ án. Có anh chị bạn còn gác hẳn những công việc cá nhân sang một bên để nhiệt tình hỗ trợ mình đến tận buổi sáng trước khi mình lên bảo vệ trước hội đồng. Mình thật sự cảm thấy rất may mắn và vô cùng biết ơn vì điều đó. 

Thực hiện: May

Thiết kế: Uyên Nguyễn

Hình ảnh do nhân vật cung cấp

Cùng tác giả

#Tag

game mobile idesign signature may NĂM MƯỜI thiết kế game

iDesign Must-try

Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
Làn sóng đầu tiên của thiết kế Hiện đại ở Mĩ là do những người nhập cư châu Âu tài năng tìm kiếm trốn thoát chủ nghĩa toàn trị chính…
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những ngọn đồi thoai thoải ở vùng Palouse miền bắc Hoa Kỳ với đất đai màu mỡ là kết quả của hoạt động núi lửa cổ xưa và xói mòn…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…