Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp

Làm thế nào để tiếp tục yêu và thiết kế với sự đam mê ban đầu?

Hay nói cách khác “Làm thế nào để giữ ngọn lửa đam mê”, đây là những dạng câu hỏi mang tính chất “đời người” khó để có câu trả lời xác đáng cho tất cả. Nhưng nếu mỗi người chúng ta cùng nhau chia sẻ về những cách mà ta đang thử, biết đâu nó lại có ích cho người khác ở một góc độ khác.

Vì thế, đây không phải là một bài self-help giúp bạn đọc giải quyết câu hỏi trên, đây là những suy nghĩ của người hàng ngày vẫn tự hỏi: “Liệu ngọn lửa của mình vẫn còn cháy?”.

Bây giờ hãy nhìn vào góc độ khoa học, để hình thành và duy trì một ngọn lửa ta cần gì?

Ngọn lửa hay còn gọi là sự cháy

Wiki định nghĩa Lửa là hoạt động oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng cháy, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng và các sản phẩm phản ứng khác.

Để sự cháy hình thành cần 3 yếu tố cơ bản: Nguồn cháy, oxygen và nguyên liệu. Quá trình cháy sẽ bắt đầu từ blah blah blah… ôi đây không phải là blog về khoa học, mình cũng không có mục đích xúi mọi người đi đốt lửa ở đâu bậy bạ rồi vạ lây.

Nhưng khái niệm hóa những điều mình sắp nói sẽ giúp các bạn dễ ghi nhớ thông tin hơn. Tương ứng với ngọn lửa thực tế, mình tạm cho ngọn lửa đam mê cũng cần 3 thứ:

  • Nguồn cháy – Lý do ta bắt đầu
  • Oxygen – Môi trường ta dấn thân
  • Nguyên liệu – Thứ tiếp tục nuôi dưỡng

Thiếu bất cứ thứ gì trong này, ngọn lửa của ta cũng khó mà duy trì.

1. Nguồn cháy – Lý do ta bắt đầu

Để có nguồn cháy lý tưởng, hãy chọn lý do bắt đầu thật ý nghĩa với bản thân. Không cần to tát như giải cứu thế giới, đôi khi chỉ cần thứ đang làm khiến ta mỉm cười là được. Thông thường, quá trình này người ta gọi là “Tìm kiếm đam mê”. Mình tâm niệm một người may mắn là khi sớm tìm ra được thứ mình thích, may mắn hơn nữa khi có thể làm tốt thứ mình thích, còn thành công là khi tạo ra giá trị cho xã hội và thu lại lợi ích để chăm sóc bản thân cùng gia đình.

Quá trình này dài ngắn khác nhau ở mỗi người, nếu bạn vẫn đang hỏi đam mê là gì, hãy thử đọc bài viết bên dưới.

Còn quá trình lẫn lý do đưa mình tới nghề thiết kế, bạn có thể đọc thêm:

Ta cần nguồn cháy để bắt đầu, và cần môi trường để tỏa sáng…

2. Oxygen – Môi trường ta dấn thân

“Anh hùng phải có đất dụng võ”, để thổi bùng ngọn lửa đam mê ta nên ở trong những môi trường phù hợp. Oxygen sẽ giống như những thử thách phải đối mặt để ta phát triển bản thân, vô hình nhưng luôn hiện diện ở khắp nơi nếu ta chịu để ý.

Hãy cẩn trọng nếu quá thiếu Oxygen, ngọn lửa ta sẽ lay lắt dễ lụi tàn trước gió. Thừa Oxygen, ta mau chóng bị burnout (hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc) vì lửa cháy quá nhanh lại không kịp tiếp thêm củi duy trì.

Chưa kể, nếu chọn sai môi trường, ta có thể phải sử dụng những loại Oxygen độc hại tượng trưng cho những văn hóa ganh ghét, dè biểu, bè phái… trong công ty.

Hãy thử đọc lại bài này và chiêm nghiệm công thức cho môi trường phù hợp:

Nếu may mắn đang trong một môi trường đầy đủ Oxygen – những thử thách lành mạnh để phát triển, điều cuối cùng bạn cần chính là tìm cho ra những nguyên liệu duy trì tương thích.

3. Nguyên liệu – Thứ tiếp tục nuôi dưỡng

Đây thường là thứ chúng ta hay quên nhất, không nhận ra nó thường khiến ta tự hỏi:

  • Tại sao mình đang làm cho công ty lớn, đồng nghiệp thân thiện giỏi giang, làm công việc ưa thích nhưng lại luôn cảm thấy chán nản?

Nếu bạn thấy câu hỏi này quen, thử nhớ lại xem lần cuối cùng mình ăn mừng cho một thành tựu trong công việc là bao giờ?

Nếu nó đã diễn ra cách đây hơn một tháng, hãy cẩn thận ngọn lửa của bạn đang bắt đầu yếu dần. Giống như đốt lửa cần liên tục châm củi, ngọn lửa bên trong chúng ta cũng cần những loại củi “đặc biệt” để liên tục duy trì, mình hay gọi nó là những “Small Win” tạo động lực đẩy ta về phía trước.

Mình trân trọng mọi giây phút như:

  • Khách hàng nói rất thích giải pháp thiết kế cho màn hình vừa trình bày.
  • Được Medium thưởng cho $500 vì những bài viết tốt.
  • Được đồng nghiệp cảm ơn trên Sparrow (ứng dụng nội bộ của GEEK Up cho điểm khi cảm ơn, người nhận điểm dùng nó để đổi quà: vé xem phim, sách, áo,…).
  • Thấy các bạn trong team xử lý cột mốc quan trọng của dự án mà không cần mình hỗ trợ.

Bạn có nhiều cách để ăn mừng, chia sẻ với người thân quen, đăng chúng trên mạng xã hội, hay tự thưởng những điều mình thích. Chỉ cần lưu ý nếu tần suất quá nhiều, có thể bị đánh giá là bạn chỉ biết khoe khoang.

Tất cả những thứ nhỏ nhoi ấy, như một loại củi đặc biệt liên tục giữ cho ngọn lửa nội tại được duy trì. Thứ ta cần là mở rộng tâm trí giúp dễ nhìn thấy những điều này hơn, hãy thử đọc:

Những suy nghĩ cuối cùng

Bây giờ hãy ghi nhớ để hình thành và duy trì ngọn lửa của bạn, cần 3 thứ:

  • Nguồn cháy – Lý do ta bắt đầu
  • Oxygen – Môi trường ta dấn thân
  • Nguyên liệu – Thứ tiếp tục nuôi dưỡng.

Điều gì xảy ra nếu ngọn lửa của bạn đã tắt?

Chẳng có gì phải lo lắng cả, chỉ cần còn một tia lửa nhỏ – bạn vẫn có thể đốt cháy lại ngọn lửa ban đầu.

Hoặc cũng chẳng có gì xấu nếu bạn đi tìm một nguồn cháy khác. Và thậm chí, bạn có thể duy trì một lúc nhiều ngọn lửa, miễn là chúng khiến bạn cảm thấy ấm áp – chứ không phải đang thiêu đốt bản thân. Bởi:

“Khi lửa cháy trong linh hồn con người, không còn điều gì gọi là không thể”

Man is so made that when anything fires his soul, impossibilities vanish.

Jean de La Fontiane

Tác giả: Hoàng Nguyễn


Về chủ mục

Nguyễn Xuân Hoàng (Hoàng Nguyễn)

Sinh năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Nguyễn là một trong những cá nhân tiên phong trong lĩnh vực Product Design tại Việt Nam.

Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ, trong đó với hơn 5 năm thiết kế sản phẩm cho các công ty công nghệ tại Silicon Valley. Anh có 4 năm liền làm Giám khảo chuyên môn cho Behance Portfolio Review, Halography tại Việt Nam.

Hoàng Nguyễn hiện tại là Co-Founder và Product Design Coach tại GEEK Up – công ty phát triển sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, anh từng viết bài cho GAM7, đóng góp nội dung sách: “EXPERIENCE – Xây dựng trải nghiệm trong thời đại khách hàng khó tính”, “Em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho!” và thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn cho cộng đồng.

Anh còn là Top Writer của 2 chuyên mục: Design, Creativity tại www.medium.com, nền tảng xuất bản kiến thức trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.

Blog tiếng việt: https://hoang.moe/

Blog tiếng anh: https://hoangstories.medium.com/

Cùng tác giả

#Tag

Hoàng Nguyễn Nguyễn Hoàng Series Product design ux/ui ux/ui design

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Ngày mà Design gửi phát duyệt luôn là ngày mà Trái Đất có hòa bình thật sự. Đây hẳn luôn là câu nói đùa cửa miệng của anh em Designer…
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
Tiếp tục với series bài viết về việc “Thiết kế tạo cảm xúc”, lần này mình sẽ chia sẻ về level 2: Behavioral Emotional. Các bạn có thể xem lại…