Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.”
(Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.)
Trong lần gần đây khi nói chuyện với một người bạn, hai anh em mình cũng gọi là thân vì đã gặp nhau trong giai đoạn đầu tiên của nghề, rồi trở thành đồng nghiệp để quan sát con đường phát triển của nhau; mình có chia sẻ là mình đã tổng hợp và xây dựng được một vài process (quy trình) khác nhau cho công việc thiết kế, và bạn có nói một câu mà mình khá thích:
“Bản thân em luôn update tìm cách để hack process.”
Trước tiên, để nói về process – chúng ta cần phải hiểu process là gì và vì sao nó lại quan trọng như vậy:
Ngắn gọn thì:
(Có nhiều định nghĩa khác nhau, ở đây mình đã chỉnh sửa để phù hợp với ngành Design nhất).
Có nhiều lợi ích của việc có process, nhưng có hai thứ mà mình thấy nó rõ rệt nhất: Sự hiệu quả (Efficiency) và Sự mở rộng (Scalability).
Khi còn là một Freelancer Designer, mình không có một process rõ ràng cho bản thân nên thường làm theo cảm tính, tuỳ theo từng dự án. Kết quả của các dự án đó là có khi tốt, có khi tệ, và mình sẽ dùng “Mood” để tự an ủi cho điều đó.
Sau khoảng 2 năm làm việc như vậy, mình bắt đầu mường tượng ra các dự án có kết quả tốt thường phải trải qua những đầu việc nào. Mình note chúng lại vào cuốn sổ, tự nhủ với bản thân là mỗi lần bắt đầu dự án mới mình sẽ lại lôi ra và check từng gạch đầu dòng xem đã làm đủ hay chưa. Quả thật sau đó, việc hoàn thành dự án trơn tru hơn, portfolio của mình cũng đẹp hơn và mình cũng kiếm được nhiều tiền hơn. Dù lúc bấy giờ, thời gian cho freelancer không có nhiều như trước.
Tiếc là, thời gian đó mình không nghĩ đó là Process. Chỉ đơn giản đó là kinh nghiệm hành nghề mà mình tích góp được.
Dự án ngày một nhiều hơn, mình không đủ thời gian để làm nên đã giao lại cho các bạn khác (cũng quên luôn việc chia sẻ các bước mà mình đã từng làm) và để mặc các bạn tự làm, vì nghĩ rằng kinh nghiệm cá nhân thì mỗi người mỗi khác, họ sẽ có cách hoàn thành công việc của riêng họ.
Kết quả là output (đầu ra) không được tốt lắm. Và vì để giữ chữ tín với khách hàng, mình lại phải dành thêm thời gian để hỗ trợ. Hệ quả là mình luôn trong tình trạng quá tải, chất lượng không đạt và mất các mối quan hệ với designer khác.
Đấy là ví dụ rõ ràng nhất của việc không có process nên khi mở rộng quy mô đã không đạt hiệu quả trong công việc.
Sau này gặp gỡ nhiều bạn Designer khác lâu năm trong nghề, mình thấy điểm chung ở họ là đã tự xây dựng được Process làm việc cho riêng mình. Rồi tuỳ theo tính chất từng dự án mà họ gộp chung hoặc bỏ qua các bước để tiết kiệm thời gian. Đấy gọi là “Hack the process”.
Lời khuyên của mình dành cho các bạn đang bắt đầu đó là:
Tác giả: Hoàng Nguyễn
Về chủ mục
Nguyễn Xuân Hoàng (Hoàng Nguyễn)
Sinh năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Nguyễn là một trong những cá nhân tiên phong trong lĩnh vực Product Design tại Việt Nam.
Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ, trong đó với hơn 5 năm thiết kế sản phẩm cho các công ty công nghệ tại Silicon Valley. Anh có 4 năm liền làm Giám khảo chuyên môn cho Behance Portfolio Review, Halography tại Việt Nam.
Hoàng Nguyễn hiện tại là Co-Founder và Product Design Coach tại GEEK Up – công ty phát triển sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, anh từng viết bài cho GAM7, đóng góp nội dung sách: “EXPERIENCE – Xây dựng trải nghiệm trong thời đại khách hàng khó tính”, “Em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho!” và thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn cho cộng đồng.
Anh còn là Top Writer của 2 chuyên mục: Design, Creativity tại www.medium.com, nền tảng xuất bản kiến thức trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.
Blog tiếng việt: https://hoang.moe/
Blog tiếng anh: https://hoangstories.medium.com/
Nguồn tham khảo
Các bài khác cùng chủ đề
- 1. Giới hạn của Sáng tạo và 6 Phương pháp tạo ra ý tưởng
- 2. 5 cấp độ của sáng tạo
- 3. Làm thế nào để thiết kế này đẹp hơn?
- 4. Các loại định kiến thường gặp khi thiết kế (Phần 1)
- 5. Các loại định kiến thường gặp khi thiết kế (Phần 2)
- 6. Những hiểu lầm phổ biến về UX/UI
- 7. Những điều mình chưa học ở trường thiết kế
- 8. Thiết kế ứng dụng - thế nào gọi là tốt?
- 9. Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
- 10. Khi nào thì thiết kế sẵn sàng để gửi?