Dấu ấn của Dã Thú (Fauvism) lên nghệ thuật đương đại

“Đồ thú vật! Loài dã thú!”

Đây có vẻ không phải là cách hay ho lắm để gọi những nhà nghệ thuật Hiện Đại đầu tiên, nhưng đây là phản ứng chỉ trích đối với một nhóm nhỏ họa sĩ đã triển lãm tại Salon d’Automme năm 1905 ở Paris.

Sau khi đã hiểu về phong trào này cùng những đặc điểm chính của nó qua bài viết Dã Thú (Fauvism): Không chỉ dẫn và tuyên ngôn mà đơn thuần là thể nghiệm, bài viết này sẽ đi sâu vào ảnh hưởng của Dã Thú cùng các nghệ sĩ tiêu biểu.

Ảnh hưởng của trường phái Dã Thú

Trường phái Dã Thú đã có tác động lớn đến các phong trào biểu hiện khác, bao gồm Die Brücke đương thời và Blaue Reiter sau này. Quan trọng hơn, màu sắc đậm nét của các họa sĩ Dã Thú là một ảnh hưởng hình thành đối với vô số nghệ sĩ trong tương lai: hãy nghĩ đến Max Beckmann, Oskar Kokoschka, Egon Schiele, George Baselitz, hoặc bất kỳ họa sĩ trường phái Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) nào.

Như đã nói ở đầu bài viết, Dã Thú (Fauvism) chưa bao giờ là là một phong cách hay tổ chức đồng nhất mà chỉ là cái tên dành cho một phong trào, trong đó những trí tuệ vĩ đại có suy nghĩ giống nhau tìm thấy nhau. Như cái tên của chính mình, những Dã Thú nổi lên một cách hoang dại và mạnh mẽ, chính xác như cách họ rời đi chỉ vài năm sau. Điều tốt đẹp thường qua mau, phong trào mang tinh thần phóng khoáng này cũng vậy. Fauvism tồn tại như một dòng cảm hứng chóng vánh nhưng dữ dội và là tiền thân của nhiều phong trào và phong cách nững năm tiếp theo. Nó thậm chí còn được nhắc đến như tấm gương của những phong trào đương thời. Ảnh hưởng của nó có thể thấy rõ nhất qua câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp những nghệ sĩ theo đuổi, mô tả con đường phát triển quanh co ngoằn ngoèo của họ. Phần lớn trong họ trở thành thành viên của những phong trào khác.
Ví dụ như Georges Braque, người mà bạn sẽ nhắc tới như là một họa sĩ Lập Thể, dù những đóng góp của ông dành cho Dã Thú cũng quan trọng không kém.

Georges Braque – Harbor in Normandy, 1909. một “đứa con lai” giữa Fauvism và Cubism

Bạn không thể ở trạng thái kịch phát mãi được. ( You can’t remain forever in a state of paroxysm )

Georges Braque

Ngoài ra, chúng ta có thể nói đến sự tác động của Fauvism đến nền hội họa theo hai cách riêng biệt, dù hơi giao nhau. Đầu tiên là khía cạnh giáo dục: chính cách mà những họa sĩ Dã Thú phát triển từ trường phái Ấn Tượng sang tổ hợp các trường phái nhỏ của Hậu Ấn Tượng giúp phần đông các họa sĩ các thập kỷ tiếp theo có thể làm điều tương tự nhanh hơn chính các Dã Thú.

Thứ hai, chúng ta có thể lưu ý tác động phong cách cụ thể của tác phẩm của cá nhân các Dã Thú đối với những người đã xem các bức tranh và ngay lập tức phát triển phong cách dựa trên họa sĩ Dã Thú của riêng họ, mặc dù họ sớm từ bỏ chúng để có cách tiếp cận cá nhân hơn.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như trong tác phẩm của Kirchner, hai điểm này nhập vào làm một. Ở những người khác, Fauvism chỉ đơn thuần là một ảnh hưởng mang tính giải phóng cho một phong cách khác hẳn, chẳng hạn như với Metzinger, người đã học được hình thức nâng cao của chủ nghĩa Tân Ấn tượng từ các ví dụ của Fauve trước khi trở thành một họa sĩ theo trường phái Lập thể.

Không nghi ngờ gì nữa, sự giản hóa mà trường phái Dã Thú mang lại có sức ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Vài người còn cho rằng chính sự “thiếu chiều sâu” của hình ảnh, đặc biệt là trong những tác phẩm của Matisse, dẫn đến nhiều bước chuyển đáng kể trong nghệ thuật hiện đại sau này.

Tuy nhiên, cũng khó mà nhận ra hội họa ngày nay đã lấy cảm hứng từ Fauvism một cách trực tiếp như nào, gián tiếp ra sao, bởi mỗi phong cách nghệ thuật đều có vẻ như đã vay mượn chút ít từ người tiền nhiệm được vinh danh của nó.

André Derain – The Turning Road, L’Estaque 1906

Các nghệ sĩ Dã Thú tiêu biểu

Henri Matisse

Henri Matisse

Được coi là người sử dụng màu vĩ đại nhất của thế kỷ XX, ông còn được biết đến như người tiên phong của Fauvism.

Liên hệ giữa hội họa, vẽ kỹ thuật, in ấn và điêu khắc, Matisse sử dụng màu sắc theo cách trang trí và biểu cảm nhất. Các bức tranh Fauvism của ông đặc trưng bởi việc sử dụng các màu thuần tương phản và màu trắng của vải vẽ để tạo ra một bầu không khí tràn ngập ánh sáng.

The Cat with Red Fish (1914)

Vì chịu ảnh hưởng lớn của nghệ thuật từ các nền văn hóa khác nhau, ông thường kết hợp các yếu tố trang trí từ nghệ thuật Hồi giáo, Nhật Bản và châu Phi. Ông rất chú trọng đến dáng người (human figure) và đã xử lý với nó theo nhiều cách khác nhau. Người họa sĩ chủ yếu tập trung vào các chủ đề như tĩnh vật và khỏa thân. Ông từng nói rằng việc muốn tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có thể là “một tác động nhẹ nhàng, êm dịu đến tâm trí, giống như một chiếc ghế bành êm”.

André Derain

André Derain

Là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Pháp, Andre Derain là người đồng sáng lập chủ nghĩa Fauvism với Henri Matisse. Các bức tranh của ông đặc trưng với việc sử dụng màu sắc một cách đầy cảm xúc, nét vẽ dày đặc và sống động, giản hóa dáng và niềm say mê với nghệ thuật nguyên thủy.

The Trees, 1906

Mối quan tâm đến nghệ thuật nguyên thủy của ông đã được khơi nên sau cuộc triển lãm tại Bảo tàng Negro ở London, dẫn đến việc bắt đầu một bộ sưu tập nghệ thuật bộ lạc từ châu Phi. Trong suốt quá trình làm việc, ông đã tìm cách tạo ra tác phẩm nghệ thuật không cần bối cảnh gốc, từ đó được đánh giá cao và sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tương lai. Cách tiếp cận này đã đưa ông đến gần Chủ nghĩa Tượng Trưng (Symbolism).

Derain đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một phong trào nghệ thuật quan trọng khác. Sự kết hợp của ông với Pablo PicassoGeorges Braque là một phần không thể thiếu đối với Chủ nghĩa Lập Thể sơ khai. Tuy nhiên, sự liên quan của ông với Nazi trong thời gian chiếm đóng đã khiến ông có một vị trí đáng ngờ trong lịch sử nghệ thuật.

Maurice de Vlaminck

Maurice de Vlaminck

Cùng với Andre DerainHenri Matisse, Maurice de Vlaminck được coi là một trong những nhân vật chủ chốt của phong trào. Ông cũng là một trong những nghệ sĩ được trưng bày tại triển lãm gây tranh cãi Salon d’Automne vào năm 1905.

Một nghệ sĩ tự học, tự hào từ chối đào tạo học thuật, dưới ảnh hưởng của Matisse Derain, ông bắt đầu thử nghiệm với các màu thuần nhất, dữ dội được áp dụng trong các lớp sơn dày . Có thể gọi ông là một “Dã Thú bẩm sinh” cách dùng màu dữ dội, thể hiện tính cách hoa mỹ của bản thân.

Autumn Landscape (1905)

Trong giai đoạn Fauvism của mình, bảng màu của ông bao gồm các màu cơ bản. Khi vẽ phong cảnh, ông thể hiện tâm trạng của mình thông qua màu sắc mạnh bạo và nét vẽ bỏ qua các chi tiết. Sau năm 1908, bảng màu của ông trở nên dịu hơn và đơn sắc hơn dưới ảnh hưởng của Cezanne.


Một số nghệ sĩ Dã Thú khác:

  • Georges Braque
  • Charles Camoin
  • Kees van Dongen
  • Raoul Dufy
  • Ben Benn
  • Roger de la Fresnaye
  • Othon Friesz
  • Henri Manguin
  • Albert Marquet
  • Jean Puy
  • Georges Rouault
  • Louis Valtat
  • Marguerite Thompson Zorach

Tổng hợp và dịch: Mèo Ngủ Gật
Nguồn tổng hợp:
History of the Fauvism Art Movement
Fauvism and The Wild Beasts of Modern Art
The “wild beasts”: Fauvism and its affinities, John Elderfield

Cùng tác giả

#Tag

dã thú Fauvism Heirstory hội hoạ matisse nghệ thuật

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…