Dã Thú (Fauvism): Không chỉ dẫn và tuyên ngôn mà đơn thuần là thể nghiệm

Maurice de Vlaminck (French, 1876–1958), The Seine at Chatou, 1906, oil on canvas

“Đồ thú vật! Loài dã thú!”

Đây có vẻ không phải là cách hay ho lắm để gọi những nhà nghệ thuật Hiện Đại đầu tiên, nhưng đây là phản ứng chỉ trích đối với một nhóm nhỏ họa sĩ đã triển lãm tại Salon d’Automme năm 1905 ở Paris.

Cách chọn màu rực chưa từng thấy trong những bức tranh, và việc nhìn thấy tất cả chúng cùng treo trong một gian phòng là một cú sốc lớn với công chúng. Các nghệ sĩ vốn không có ý gây sốc cho ai, họ chỉ đơn thuần thể nghiệm, cố gắng nắm bắt một cách nhìn mới với cách dùng màu rực, thuần nhất. Một số họa sĩ có chủ đích rõ ràng khi tiếp cận sản phẩm của mình, trong khi những người khác thì cố không nghĩ gì, nhưng cả hai đều cho ra kết quả tương tự: các khối và mảng màu không có trong tự nhiên, xen kẽ với các màu không tự nhiên khác trong một xúc cảm hoang dại. Những thứ này hẳn phải được tạo nên bởi những tên điên, những con thú hoang, loài ác thú (fauves)!

Phong trào kéo dài bao lâu?

Đầu tiên phải nhắc rằng, Trường phái Dã Thú chính ra không hẳn là một phong trào. Nó không có chỉ dẫn hay tuyên ngôn, không có thành viên chính thức hay triển lãm độc quyền. “Fauvism” chỉ là một từ mà chúng ta dùng thay cho: “Một nhóm các họa sĩ quen nhau sơ sơ và thử nghiệm màu sắc theo cách gần giống nhau trong cùng một thời điểm.”

Như vậy, Trường phái Dã Thú đặc biệt ngắn ngủi. Nó bắt đầu với Henri Matisse (1869-1954), một người làm việc một mình. Vài nghệ sĩ bắt đầu khám phá việc sử dụng các gam màu không pha loãng vào khoảng chuyển giao giữa hai thế kỷ. Không ai thực sự chú ý tận mãi đến Salon d’Automme năm 1905, khi tất cả các tác phẩm được treo cùng nhau trong cùng một phòng. Dù trước đó, các tác phẩm của Matisse, Maurice de Vlaminck (1876-1958), André Derain (1880-1954), Albert Marquet (1875-1947) và Henri Manguin (1875-1949) đều từng được trưng bày trong Salon năm 1903 và 1904.

Sẽ chính xác khi nói rằng thời kỳ hoàng kim của Fauves bắt đầu vào năm 1905. Phong trào đã chọn được một số tín đồ tạm thời bao gồm Georges Braque (1882-1963), Othon Friesz (1879-1949) và Raoul Dufy (1877-1953), và nằm trong tầm quan tâm của công chúng trong hai năm nữa, cho đến năm 1907. Tuy nhiên, những nghệ sĩ Dã Thú đã bắt đầu lạc trôi theo các hướng khác nhau vào thời điểm đó, và phong trào nguội lạnh vào năm 1908.

Henri Matisse (1869-1954), Portrait of Madame Matisse. (The green line), 1905

Những đặc điểm chính của Dã Thú

Màu sắc! Những màu thô, thuần khiết không bị phụ thuộc bởi bố cục, chính màu sắc quyết định bố cục. Ví dụ, nếu họa sĩ vẽ bầu trời đỏ rực, phần còn lại của phong cảnh phải theo sau. Để tối đa hóa hiệu ứng của bầu trời đỏ, anh ta có thể chọn các tòa nhà màu xanh lá cây vôi, nước màu vàng, cát màu cam và thuyền màu xanh hoàng gia (royal blue). Anh ấy có thể chọn những màu khác rực rỡ không kém. Một điều bạn có thể tin là không có con “Dã Thú” nào định vẽ phong cảnh với màu sắc như thực tế.

Dáng đơn giản (simplified form)

Có lẽ không cần phải nói tới điểm này, nhưng các họa sĩ Dã Thú tránh kĩ thuật bình thường để tả khối, việc họ sử dụng những hình dạng đơn giản là điều cần thiết.

Chủ thể thông thường

Có thể bạn sẽ để ý rằng các họa sĩ Dã Thú có xu hướng vẽ tranh phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt đời thường trong khung cảnh lớn. Giải thích đơn giản như sau: phong cảnh thì không cầu kỳ rối rắm, chúng tha thiết những mảng màu lớn.

Tính biểu đạt (Expressiveness)

Chà, nó là một thể loại sớm, thậm chí là đầu tiên trong dòng chủ nghĩa Biểu Hiện (Expressionism). Biểu Hiện tuôn trào cảm xúc của người nghệ sĩ thông qua các hình thức màu sắc và hình khối nổi bật, là một từ khác để chỉ “đam mê” ở nghĩa cơ bản nhất của nó. Các Dã Thú chẳng là gì nếu không đam mê, phải không nào?

André Derain (French, 1880-1954). Charing Cross Bridge, London, 1906. Oil on canvas.
Georges Braque, Ship at Le Havre, 1905

Trường phái Dã Thú bị ảnh hưởng bởi điều gì?

Chủ nghĩa Hậu Ấn tượng (Post-Impressionism) là ảnh hưởng chính của Dã Thú, vì các họa sĩ Dã Thú có quen biết cá nhân hoặc có nhận thức mật thiết về công việc của những người theo trường phái Hậu Ấn tượng.

Họ kết hợp các mảng màu theo trật tự của Paul Cézanne (1839-1906), Chủ nghĩa Tượng Trưng (Symbolism) và Chủ nghĩa Nhân Bản (Cloisonnism) của Paul Gauguin (1848-1903), cùng các màu sắc tươi sáng thuần khiết đã mãi gắn liền với Vincent van Gogh (1853-1890).

Ngoài ra, Henri Matisse còn ghi nhận cả Georges Seurat (1859-1891) và Paul Signac – một học viên của thuyết Pointillism của Seurat (1863-1935) vì đã giúp ông khám phá ra con thú hoang bên trong mình. Matisse đã vẽ cùng với Signac tại Saint-Tropez vào mùa hè 1904. Matisse không chỉ bị ánh sáng ngọn hải đăng của French Riviera làm kinh ngạc, ông còn ngả mũ trước kỹ thuật của Signac trong ánh sáng đó. Matisse đã làm việc hăng say để nắm bắt các khả năng dùng màu quay cuồng trong đầu mình, nghiên cứu hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác và cuối cùng, hoàn thành Luxe, Calme et Volupte vào năm 1905. Bức tranh được triển lãm vào mùa xuân năm sau tại Salon des Independents, và bây giờ chúng ta tôn vinh nó như là ví dụ thực sự đầu tiên về Fauvism.

Henri Matisse (1869-1954), Luxe, Calme et Volupte, 1905

Hãy cùng đón chờ phần 2 : Dấu ấn của Dã Thú (Fauvism)lên nghệ thuật đương đại

Tổng hợp và dịch: Mèo Ngủ Gật

———–

Nguồn tổng hợp:

History of the Fauvism Art Movement
Fauvism and The Wild Beasts of Modern Art
The “wild beasts”: Fauvism and its affinities, John Elderfield

Cùng tác giả

#Tag

dã thú Fauvism hội hoạ matisse nghệ thuật

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…