/ai đi/ Triển Lãm ‘Khoảng Trống’: Khối lập phương Kokology và cách người trẻ lấp đầy chúng

/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign

Sau tất cả những gì hỗn độn, đầy ứ, đè nén, bùng nổ, thứ vọng lại trong mỗi người chúng tôi là những khoảng trống. Một khoảng trống có thể rỗng, hoặc để dành cho điều gì đó, hoặc có thể là điều duy nhất giữa nhiều sự nhiễu loạn.

Khi đại dịch ấp đến, tất cả chúng ta đều phải đặt mình vào khoảng không bốn bức tường dù chẳng hề muốn để đảm bảo an toàn. Cuộc sống thay đổi một cách hoàn toàn, khi mỗi ngày trôi qua nhìn quanh đều là vài chục mét vuông lặp lại cũ mòn, có chăng sự tươi mới chỉ đến từ ô cửa sổ bé xinh nằm yên mình trên vách tường đón nắng. Thế nhưng, dù hoàn cảnh có tạo nên những trở ngại để ngăn cản chúng ta bước tiếp, thì con người vẫn luôn mở lối để bứt phá chông gai.

Và những người làm sáng tạo sẽ luôn có cho mình một hành trình khác lạ để khoác tấm áo mới lên cảm xúc lâu ngày bị kìm kẹp. Hình ảnh họ miệt mài lao động nghệ thuật trong không gian cá nhân “bí bách” ấy, khiến ta liên tưởng đến khối lập phương Kokology trong văn hóa Nhật Bản. Một khối hộp để mỗi người dung nạp những ý tưởng, suy tư, nghiên cứu, sắc màu,.. và từ đó tạo nên khuôn dạng, hình hài cho bản sắc riêng biệt cá nhân.

Để rồi những ngày tháng 2 này, một không gian nhỏ mang tên gọi “Blank Exhibition” (Triển lãm “Khoảng Trống”) đã mở cửa, nơi những vị khách tham quan có dịp nhìn lại hành trình của các bạn sinh viên tại Học viện Thiết kế và Thời trang London (LCDF) trưng bày những tác phẩm mà họ thực hiện trong khoảng thời gian Hà Nội giãn cách xã hội toàn thành phố. Dù biết lúc này, sự sáng tạo đang dần được trưng bày với hình thức online và mọi người cố gắng lưu giữ mối quan hệ qua màn hình. Nhưng với những con người giàu nhiệt huyết của Blank Exhibition, họ tin rằng một buổi triển lãm thực tế để mọi người có thể đến và tương tác trực tiếp là một sự mạo hiểm đáng để thử và phần nào nuôi lại những ký ức đáng nhớ của chúng ta trước kia.

Lời mào đầu của triển lãm được các bạn tâm sự rằng: “Khi dịch bệnh bùng lên cũng là lúc chúng tôi bắt đầu chạy khỏi vạch xuất phát để cố gắng tìm ra các phương thức sáng tạo khác phù hợp với bối cảnh mắc kẹt ấy. Chúng ta đều trải qua thời kì đó, khi sự lo lắng lên đến đỉnh điểm và sự tuyệt vọng không còn để cho hy vọng đến sau đó, dường như chúng ta đã đầu hàng.”

“Sau tất cả những gì hỗn độn, đầy ứ, đè nén, bùng nổ, thứ vọng lại trong mỗi người chúng tôi là những khoảng trống. Một khoảng trống có thể rỗng, hoặc để dành cho điều gì đó, hoặc có thể là điều duy nhất giữa nhiều sự nhiễu loạn. Tuy nhiên một khoảng trống luôn là nơi để bắt đầu. Bắt đầu một hành trình mới, hướng đến những điều khác lạ nhưng cũng không quên để dành những điều đã qua. Mong rằng khi bạn đứng trước khoảng trống của chúng tôi, một khoảng trống, dù to hay nhỏ trong bạn, sẽ được lấp đầy.”

Vậy họ đã tô điểm cho khoảng trống ấy như thế nào?

Một Hà Nội dường như chưa bao giờ lắng mình bởi đại dịch với những thanh âm đặc sắc của mảnh đất thủ đô. Khi toàn thành phố phong tỏa, người dân nơi đây lại hoài niệm về hình ảnh quen thuộc gắn bó trong đời sống của họ mỗi ngày, để khi xa cách nỗi nhớ ấy lại trở nên da diết vô cùng.

Với Laura Sieber đó là những “hỗn loạn” thường gặp đến từ đường phố và nhịp sống của người dân. Bằng một chút hài hước, Laura đã tạo nên một cuốn sách theo phong cách nhật ký để kể về những chuyến phiêu lưu của mình.
Còn cô bạn đến từ Trà Vinh, Võ Thị Minh Châu, ấn tượng về Hà Nội được thể hiện qua nét đẹp 12 tháng. Minh Châu chia sẻ: “Từ những hình ảnh mà chính bản thân được trải nghiệm, quan sát, chụp lại và cảm nhận trong suốt hơn 2 năm khi tôi sinh sống và làm việc tại đây. Tôi muốn gửi đến một góc nhìn khác về Hà Nội, bên cạnh vẻ đẹp hiện đại của thành phố năng động thì đâu đó mang một vẻ đẹp cổ kính và giản dị.”

Không chỉ là những nỗi nhớ man mác về nơi chốn, khoảng thời gian giãn cách dù đem đến nhiều thách thức, nhưng nó cũng là quãng nghỉ “thảnh thơi” để chúng ta tạo bước đà đột phát tương lai. Và đó là lúc bộ óc sáng tạo nảy ra nhiều ý tưởng không ngờ, từ việc làm mới những giá trị xưa cũ cho đến bay bổng ra khỏi bốn bức tường mắc kẹt.

Nguyễn Thanh Phong thử sức mình với NFT, công nghệ nổi bật của năm 2021. Bộ sưu tập “Shapes” này là sự thử nghiệm khi kết hợp NFT, Nghệ thuật tạo sinh và Thiết kế đồ họa, từ đó mang đến cái nhìn thú vị về thiết kế khi song hành cùng các phương tiện/công nghệ sáng tạo mới.
Bắt nguồn từ câu hỏi “Làm sao để duy trì tình yêu của mình với thiết kế ?”, Nhữ Thu Hương đã cho ra đời “My Design Joy”, một nơi để cô bạn lưu giữ những cảm xúc trong trẻo cần được bảo vệ, kể cả ở trong thời kì phong tỏa kéo dài. Giống như là một thử thách hàng ngày, Thu Hương thực hiện 3 dự án mini về thiết kế, minh họa và nghệ thuật cùng lúc để rèn tính kiên nhẫn và kỹ năng.
Còn đối với tác giả Trần Bảo Ngọc, trong thời gian giãn cách, sự quan quan tâm của cô được đổ dồn về những gì xảy ra sau đại dịch, đặc biệt là những ảnh hưởng đến trẻ em. Trẻ em ngày nay được tiếp xúc từ sớm với công nghệ đã trở nên quá lạm dụng điện thoại và máy tính mà quên đi những trò chơi dân gian. Từ những suy ngẫm này, Bảo Ngọc quyết định bắt tay vào thiết kế nên cuốn sách “Ngại gì mà không chơi?”, với loạt minh họa và hướng dẫn cách chơi trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, Banh đũa, Chơi Quay,…
Trịnh Ngọc Hà lại đào sâu vào thế giới sáng tạo cùng dự án “32” để đưa góc nhìn của 32 người trong ngành trở thành hình hài những đồ vật quen thuộc. Qua hình thức nghệ thuật sắp đặt, triển lãm hướng tới việc giúp người tham gia hiểu rằng dù chuyên hay không chuyên, truyền thống hay phá cách, sự đa dạng làm nên thế giới sáng tạo.
Cuối cùng là một góc nhỏ của Ngân Hà Minh, nơi cô tạo ra một không gian gần gũi để gắn kết mọi người với nhau thông qua những thẻ gỗ tương tác trực tiếp. Cùng với dự án minh họa sách “Tsukuru Tazaki không màu và những năm tháng hành hương”, Hà Minh muốn lắng nghe câu chuyện của mỗi người khi đến tham gia.

8 tác giả là 8 ngôn ngữ nghệ thuật và cách định nghĩa về “lấp đầy khoảng trống” khác nhau. Nhưng ở họ có một điểm chung là sự hăng say sáng tạo và tinh thần bền bỉ với con đường đã chọn. Triển lãm “Khoảng Trống” sẽ kéo dài đến hết ngày 22/2/2022 tại V-Art Space, mọi thông tin chi tiết các bạn có thể xem tại Facebook.

Biên tập: Hoàng

Nguồn Ảnh: GD05 Studio & Hoàng

Cùng tác giả

#Tag

Ai Đi Blank Exhibition hà nội Hoàng Học viện thiết kế & thời trang london hà nội lcdf Triển lãm khoảng trống triển lãm nghệ thuật

iDesign Must-try

Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
/Maybe bạn nên …Đi!/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ. 1. Triển lãm “Thủy triều cảm…
/ai đi/ ….. thả mình theo dòng nước êm ả với năng lượng chữa lành tại ‘Vùng Vênh’
/ai đi/ ….. thả mình theo dòng nước êm ả với năng lượng chữa lành tại ‘Vùng Vênh’
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Như đã hẹn, tối qua, ngày 18.09.2023, tại không gian Toong 48A Võ Văn Tần,…
Cảnh quan tôn giáo - tín ngưỡng đa dạng của Đông Nam Á trong triển lãm Tropical Hallucinations - Ảo giác Nhiệt đới
Cảnh quan tôn giáo - tín ngưỡng đa dạng của Đông Nam Á trong triển lãm Tropical Hallucinations - Ảo giác Nhiệt đới
Với 12 tác phẩm đa dạng chất liệu, từ tranh, điêu khắc, video, đến sắp đặt và nhiếp ảnh, triển lãm “Tropical Hallucinations – Ảo giác Nhiệt đới” soi vào…
/ai đi/ - Cuộc dạo chơi cùng Gốm Việt
/ai đi/ - Cuộc dạo chơi cùng Gốm Việt
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Một ngày vô tình lạc vào cung đường của “Triển lãm tác phẩm CLB Gốm…
Maybe bạn nên … Đi!  Tháng 08/2023
Maybe bạn nên … Đi!  Tháng 08/2023
/Maybe bạn nên … Đi!/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ. 1. Triển lãm ‘Bì Bì…
Triển lãm về Vũ trụ điện ảnh kỳ ảo của Tim Burton đang diễn ra tại Paris
Triển lãm về Vũ trụ điện ảnh kỳ ảo của Tim Burton đang diễn ra tại Paris
Triển lãm “Tim Burton’s Labyrinth” trưng bày khoảng 150 tác phẩm nhiều thể loại mô phỏng chân thực và toàn cảnh về hành trình hoạt động và sáng tác nghệ…