Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 10/2021

Thế giới nghệ thuật bắt đầu vào guồng quay nhộn nhịp nhất trong năm, 3 tháng cuối luôn là thời điểm để các nhà sưu tầm, nghệ sĩ, bảo tàng, phòng triển lãm hoạt động năng nổ tạo ra những cú huých cho thị trường, đặc biệt là tại Châu Âu. Cùng mình nhìn lại tháng 10 vừa qua có những sự kiện nổi bật nào nhé.


Hàng loạt hội chợ khai mạc, sức nóng từ nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như thế này từ khi thế giới bị hoành hành bởi đại dịch.

Nguồn ảnh: Art Basel

Lùi về cuối tháng 9 một chút, mở màn cho sự bùng nổ cuối năm này là sự kiện Art Basel 2021 tại Thụy Sĩ. Sau một năm tạm hoãn, hội chợ nghệ thuật đương đại được ngóng đợi nhất thế giới đã quay trở lại. Chương trình năm nay diễn ra trong 3 ngày từ 24/9 đến 26/9, quy tụ 272 phòng trưng bày hàng đầu từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, giới thiệu đến người xem các tác phẩm xuất sắc trên mọi phương tiện từ các kiệt tác lịch sử quý hiếm đến những tác phẩm của nghệ sĩ mới nổi.

Nguồn ảnh: Frieze

Sau đó 2 tuần, hội chợ Frieze London lớn nhất ở Anh cũng mở cửa triển lãm kéo dài từ ngày 13/10 đến 17/10 và trùng hợp với thời điểm này là sự góp mặt của hội chợ đương đại lớn nhất Hàn Quốc KIAF tổ chức ở Seoul.

Hơi rẽ hướng về phía trung đông, EXPO 2020 chính thức khai mạc từ ngày 1/10. Là hội chợ triển lãm có quy mô và sức ảnh hưởng trên toàn thế giới, thời gian mở cửa lên đến 6 tháng với sự tham gia của 135 quốc gia, trưng bày các thành tựu về khoa học, kiến trúc và công nghệ.

Nguồn ảnh: FIAC

Và không để khán giả đại chúng phải chờ lâu, ngày 20/10 “Hội chợ nghệ thuật đương đại quốc tế” hay được biết đến với tên gọi FIAC đã mở cửa khai mạc ở Paris, Pháp với khoảng 170 phòng trưng bày từ 25 quốc gia tham dự sự kiện. FIAC có tuổi đời lên đến 51 năm, là nơi gặp gỡ quốc tế giữa chủ sở hữu phòng tranh, nhà sưu tập, giám tuyển, giám đốc bảo tàng và các nhân vật nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật đương đại.


Thị trường nghệ thuật sôi động trở lại

Các hội chợ tấp nập đi cùng là sức mua bán tăng lên đáng kể, dù họ không công bố tổng doanh thu có được sau toàn phiên, nhưng chuyên trang Artlyst thống kê con số ấy sẽ lớn hơn 1 tỷ Đô la. Phân khúc thị trường cao cấp luôn khan hiếm với người mua, hội chợ Frieze London cho biết khu vực V.I.P của họ đã hết hàng sau 6 tiếng mở cửa.

Để minh chứng cụ thể hơn, cùng điểm qua một số tác phẩm đắt giá mà các phòng tranh bán được khi đem đến các hội chợ lần này.

Không chỉ các hội chợ nghệ thuật có sức nóng mạnh mẽ, cuộc đấu kim tiền cũng chạm đến các nhà đấu giá nổi tiếng.

Một bức tranh màu nước của Vincent van Gogh thực hiện vào năm 1888 với tựa đề “Meules de blé “ (tạm dịch: Những đống lúa mì) dự kiến ​​sẽ được bán với giá lên tới 30 triệu USD. Nhà đấu giá Christie’s đứng đằng sau thương vụ mua bán này mô tả trong danh mục của mình rằng: cách sử dụng màu nước thể hiện “nỗi ám ảnh với Japonisme” của Van Gogh, khiến ông áp dụng phong cách đồ họa giống với tranh khắc gỗ của Nhật Bản.

Trong khi đó, một tác phẩm làm xôn xao dư luận những ngày giữa tháng 10 là “Love is in the Bin” (tạm dịch: Tình yêu trong thùng rác), bức tranh tự hủy một phần của Banksy trong cuộc đấu giá ba năm trước đã lên sàn Sotheby’s tháng vừa rồi thêm một lần nữa, số tiền lần này chạm mốc kinh ngạc là 18,5 triệu bảng Anh tương đương 25,4 triệu USD.


Mỹ: Bảo tàng Nghệ thuật Denver trả lại bốn cổ vật cho Campuchia sau khi tài liệu Pandora phơi bày nguồn gốc bất hợp pháp của chúng

Một bức tượng trong số 4 cổ vật trả lại Campuchia của Bảo tàng Nghệ Thuật Denver

Vụ rò rỉ thông tin về tài liệu Pandora một lần nữa làm rúng động thế giới, không chỉ các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội ảnh hưởng, thế giới nghệ thuật cũng không nằm ngoài cơn bão càn quét này.

Bảo tàng Nghệ thuật Denver nằm trong số đó, có mối liên hệ mật thiết với tay buôn nghệ thuật Douglas Latchford, người có tên trong bản tài liệu Pandora. Trong quá trình điều tra các hoạt động tài chính ở nước ngoài của tay buôn này, các nhà báo nắm được thông tin một quan chức của bảo tàng có liên quan đến các cổ vật mà Latchford buôn bán trái phép, đặc biệt là các cổ vật của Campuchia bị cướp trong cuộc nội chiến những năm 70s-80s.

Trong một tuyên bố mới nhất với Washington Post, người phát ngôn của bảo tàng cho biết họ đã liên hệ với các quan chức Campuchia về 4 cổ vật bị đánh cắp và đang bắt đầu quá trình trao trả chúng về quê hương.


Pháp: Ngắm nhìn tác phẩm mơ mộng của Nghệ sĩ Cyril Lancelin.

Nghệ sĩ người Pháp Cyril Lancelin được biết đến với các tác phẩm hoành tráng khám phá ranh giới giữa thực tại và mơ ảo, từ đó tạo ra những trải nghiệm về thế giới quan khác lạ cho người xem về cuộc sống bình thường.

Remember Your Dreams là tác phẩm mới nhất của Lancelin hiện đang trưng bày tại Paris. Một tác phẩm sắp đặt nghệ thuật công cộng ngoài trời khổng lồ màu tím được thiết kế từ Polyester có thể bơm hơi, anh mô tả đây là “một sự cố gắng tưởng tượng những gì không thể tồn tại trong kiến ​​trúc hiện hữu“. Tác phẩm được ủy quyền bởi hãng ô tô đến từ Đức Porsche, nhằm tạo điểm nhấn nổi bật cho hãng ra mắt lần đầu tiên tại Paris.


Ai Cập: Buổi trình diễn nghệ thuật đương đại đầu tiên trên nền Kim tự tháp

Tác phẩm sắp đặt của Nghệ sĩ JR

Lần đầu tiên trong lịch sử hơn 4.500 năm được tạo nên, Đại kim tự tháp Giza nổi tiếng sẽ là một phần trong chương trình nghệ thuật đương đại – “Forever is Now” do Simon Watson phụ trách và Art D’ Égypte tổ chức. 

Trong khoảng thời gian ba tuần ngắn ngủi, 10 dự án nghệ thuật đặc biệt dành riêng cho từng địa điểm sẽ bao quanh đại kim tự tháp để tạo nên cuộc triển lãm ngoài trời sống động. Với tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: nghệ sĩ đường phố JR, Gisela Colón, Alexander Ponomarev và Lorenzo Quinn. Chương trình kéo dài từ 24/10 đến hết 7/11/2021.


Na Uy: Sau hơn một thập kỷ trì hoãn, bảo tàng dành cho Edvard Munch cuối cùng đã mở cửa

Bảo tàng mới này nằm ở vịnh hẹp Oslo, với 13 tầng và trải rộng trên diện tích 283.000 feet vuông, biến nó nằm trong danh sách những bảo tàng dành cho một nghệ sĩ lớn nhất trên thế giới.

Bảo tàng sẽ quy tụ khoảng 26.700 tác phẩm bao gồm tranh vẽ, bản in, ảnh và bản vẽ phác họa mà Edvard Munch đã tạo ra từ năm 1873 đến năm 1944, trong số đó có cả những phiên bản khác nhau của kiệt tác “The Scream” mà nghệ sĩ để lại cho thành phố Oslo.

Không chỉ là một điểm đến về nghệ thuật, bên cạnh 11 phòng triển lãm, còn có một nhà hàng trên tầng thượng với tầm nhìn toàn cảnh thành phố, các cơ sở nghiên cứu và bảo tồn, cùng nhiều không gian để mua sắm. Tổng cộng, bảo tàng tiêu tốn 2,25 tỷ kroner Na Uy, tương đương 260 triệu USD để xây dựng.


Hong Kong: Dỡ bỏ tác phẩm điêu khắc ‘Pillar of Shame’ khỏi khuôn viên Trường Đại học Hong Kong

“Pillar of Shame” (tạm dịch: Trụ cột của sự hổ thẹn) là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của nghệ sĩ Đan Mạch Jens Galschiøt, nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông đã trao tặng nó cho Albert Ho và Lee Cheuk-yan vào năm 1997, những người tham gia cuộc biểu tình và là lãnh đạo khi ấy của Liên minh Hong Kong.

Tuy nhiên, tháng 9 vừa qua Liên minh Hong Kong đã chính thức giải thể. Vì điều này, Trường Đại Học Hong Kong cảm thấy không còn lý do để giữ bức tượng này lại và đã tuyên bố dỡ bỏ khỏi khuôn viên nhà trường đồng thời họ cũng gửi thư đến Liên minh để tìm người chịu trách nhiệm với tác phẩm, nếu không có đơn vị nào bảo lưu họ sẽ xử lý theo cách thức riêng.

Về phía nghệ sĩ Đan Mạch, ông cảm thấy đó là một sự chối bỏ quá khứ. Chia sẻ trên Artnet, Galschiøt nói: “Họ chỉ cho 5 ngày để cứu tác phẩm, tôi thực sự rất sốc. Đó là tác phẩm điêu khắc của tôi và họ đang phá hủy một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.”

Biên tập: Hoàng

Cùng tác giả

#Tag

Bảo tàng Munch Cổ vật Campuchia Hoàng Hội chợ nghệ thuật kim tự tháp Series Điểm tin nghệ thuật Tác phẩm điêu khắc Pillar of Shame

iDesign Must-try

Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Hayao Miyazaki tung poster bộ phim hoạt hình cuối cùng mà ông thực hiện “How Do You Live?” như một lời tạm biệt, Intel thiết kế kiểu chữ miễn phí nhằm…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 05/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 05/2023
TikTok tung ra kiểu chữ mới nhằm cải thiện khả năng đọc và giữ chân người dùng; FIFA rục rịch giới thiệu Logo thương hiệu chính thức cho World Cup…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Dove tung ra quảng cáo để thay đổi ‘lý tưởng làm đẹp độc hại’ của thanh thiếu niên, Fanta ra mắt bộ nhận diện thương hiệu toàn cầu, Mr.Doodle tổ…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 03/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 03/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 03/2023 sẽ giúp bạn tìm hiểu về những khám phá cũng như ứng dụng tuyệt vời của màu sắc từ PANTONE và Adobe;…
Điểm tin nghệ thuật thế giới Tháng 02/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới Tháng 02/2023
Trước những biến động của nền kinh tế, trái đất chúng ta đang sinh sống và tiến bộ của khoa học công nghệ, nghệ thuật vẫn đang đóng một vai…