Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 4/2021

Netflix ra mắt bộ phim tiếp theo về chủ đề nghệ thuật, một cặp đôi ở Hàn Quốc vô tình phá hoại bức tranh trị giá hàng trăm ngàn đô,…và còn rất nhiều tin tức nghệ thuật nổi bật khác đang đợi các bạn. Bắt đầu điểm tin nào!

Mỹ: 7 nghệ sĩ tái hiện lại hình ảnh chiếc cúp Oscar mang tính biểu tượng

Ngày 26/4 vừa qua Lễ trao giải Oscar lần thứ 93 đã được tổ chức tại Los Angeles, Mỹ. Năm nay đánh dấu sự lên ngôi của Nomadland khi bộ phim đã chiến thắng ở nhiều hạng mục quan trọng như: bộ phim xuất sắc nhất, nữ chính xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất.

Trước đó, để làm nóng cho sự kiện năm nay, Viện hàn lâm khoa học và điện ảnh đã mời 7 nghệ sĩ làm mới lại hình ảnh của chiếc cúp biểu tượng Oscar với 7 phong cách khác nhau lấy cảm hứng từ một câu hỏi duy nhất: Phim có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

Nhà thiết kế Temi Coker lấy cảm hứng từ những họa tiết và màu sắc rực rỡ của quê hương Nigeria.
Nghệ sĩ người Mexico Victoria Villasana kết hợp nghệ thuật dệt vào hình ảnh của tượng vàng Oscar.
Trong khi đó họa sĩ minh họa Karan Singh sử dụng Op-art để tạo nên hình ảnh thôi miên.
Shawna X có một cách tiếp cận đơn giản hơn khi dựa trên hình dạng kính vạn hoa.

Hàn Quốc: Gia đình lãnh đạo tập đoàn Samsung quyên góp 23.000 tác phẩm cho bảo tàng Hàn Quốc

Một tác phẩm của Monet trong bộ sưu tập hiến tặng.

Hơn 20.000 tác phẩm nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật của cố chủ tịch Tập đoàn Samsung – Lee Kun Hee sẽ được hiến tặng cho Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul, trong số đó nhiều món đồ được coi là bảo vật quốc gia.

Ngoài ra, hơn 1.200 tác phẩm nghệ thuật đương đại và hiện đại sẽ được chuyển đến Bảo tàng MMCA. Các tác phẩm nghệ thuật đương đại này gồm của những danh họa hàng đầu thế giới như Claude Monet, Salvador Dali, Paul Gauguin, Pierre-Auguste Renoir,… Bên cạnh đó, trong bộ sưu tập này cũng có sự hiện diện của các tác phẩm đến từ các nghệ sĩ quan trọng của Hàn Quốc thế kỷ 20 là Kim Whanki Lee Jung Seop.

Về phía MMCA cho biết, họ sẽ tổ chức một cuộc triển lãm giới thiệu các tác phẩm này vào cuối năm 2021 với tên gọi “Những kiệt tác trong bộ Sưu tập của Lee Kun Hee”, và sẽ lên kế hoạch tổ chức ở nhiều nơi trong Hàn Quốc cũng như trên thế giới.


Netflix: Ra mắt bộ phim tài liệu về vụ trộm nghệ thuật thế kỷ

Ngày 12/4, Netflix đã ra mắt khán giả bộ phim tài liệu mới về nghệ thuật với tên gọi “This is a Robbery: The Biggest Art Heist” được đạo diễn bởi Colin Barnicle. Loạt phim gồm 4 phần là những bức ảnh hiện trường vụ án và những manh mối xoay quanh vụ trộm bảo tàng Isabella Stewart Gardner – một trong những vụ trộm lớn nhất và kì bí nhất của lịch sử nghệ thuật.

Sau hơn ba thập kỷ kể từ lúc vụ trộm xảy ra, đến nay những bức tranh bị đánh cắp của bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston vẫn mất tích và chưa thể tìm ra chân dung của những kẻ đã thực hiện phi vụ này.

Hình ảnh hiện trường vụ án sau khi xảy ra.

Cùng với anh trai Nick, một nhà sản xuất điều hành dự án, Barnicle đã dành 7 năm để điều tra vụ đột nhập khét tiếng này “Chúng tôi phải mất một thời gian dài, kiểm tra các giả thuyết từ điên rồ nhất cho đến những giả thuyết có thể xảy ra, để tìm ra phiên bản chân thực nhất cho toàn bộ sự kiện.

Đoàn làm phim hy vọng, bộ phim sẽ gợi mở phần nào đó những chi tiết mới trong vụ án để từ đó tìm ra chân tướng sự thật và đưa các bức tranh trở về bảo tàng an toàn.


Ý: Bức tranh thất lạc của Poussin được tìm thấy ở Ý

Ảnh: Carabinieri

Tác phẩm Lot with his two daughters serving him drinks , của danh họa Nicolas Poussin, bị Đức Quốc Xã cướp từ các nhà sưu tập Do Thái ở Pháp trong thời gian chiếm đóng, đã được phát hiện ở Ý.

Theo các chuyên viên bảo vệ di sản văn hóa, năm 2017, bức tranh được một người buôn đồ cổ người Ý mua tại Pháp. Sau đó, tác phẩm được bán cho một phòng tranh ở Milan, và đã được trưng bày vào năm 2019 tại Maastricht, Hà Lan. Chính trong buổi triển lãm này, một chuyên gia về cổ vật người Hà Lan đã nhận ra nó là tác phẩm của Poussin bị thất lạc.

Lần theo dấu vết, cuối cùng lực lượng cảnh sát Ý cũng tìm được tác phẩm tại nhà của một tay buôn đồ cổ gần Padua, phía đông bắc Ý. Sau đó bức tranh đã được thu giữ và trả lại cho những người thừa kế của nó.

Poussin được coi là một trong những nghệ sĩ Pháp vĩ đại nhất thế kỷ 17. Những bức tranh sơn dầu của ông có chủ đề về những cảnh trong thần thoại Hy Lạp cũng như phong cảnh ngụ ngôn, và ông còn được biết đến là họa sĩ riêng cho vua Louis XIII.


Hàn Quốc: Một cặp đôi vô tình làm hỏng bức tranh trị giá 500.000 USD

Sự cố này diễn ra tại buổi triển lãm P / O / S / T, tại phòng trưng bày Lotte Street Mall, Seoul. Cụ thể một cặp đôi đang tham quan triển lãm đã vô tình phá hoại bức tranh trừu tượng “Street Noise” của nghệ sĩ người Mỹ – JonOne bằng cách vẽ thêm 3 nét đen lớn lên tác phẩm.

Các vật dụng nằm rải rác dưới chân tác phẩm nhằm phản ánh quá trình sáng tạo của nghệ sĩ nhưng điều này làm cặp đôi nhầm tưởng chúng được đặt đó để mọi người có thể vẽ thêm vào tác phẩm. Nửa giờ sau khi hành động phá hoại vô tình này xảy ra, cảnh sát trung tâm thương mại đã tạm giữ cặp đôi để làm rõ nguyên nhân.

Về phía nghệ sĩ Graffiti – JonOne, sau khi biết tin tác phẩm của mình bị ‘vẽ thêm‘, ông khá bất ngờ và có chút bực tức, tuy nhiên cũng chính nhờ sự việc này mà tác phẩm của ông đã nhận được sự chú ý đến truyền thông trên thế giới và nổi tiếng hơn nhờ các ‘cộng tác viên không mời‘ gây ra. Thậm trí, chia sẻ với Vice, JonOne còn nói rằng “Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có cơ hội uống trà với họ ở Hàn Quốc.

Còn về phần bức tranh, giám đốc điều hành Kang Wook đang thương thảo với nghệ sĩ về việc có nên khôi phục bức tranh hay không.


Nam Phi: Một trận cháy rừng đã thiêu rụi Thư viện 200 tuổi của Đại học Cape Town

Ảnh: RODGER BOSCH

Ngọn lửa bắt nguồn từ đài tưởng niệm chính trị gia Cecil Rhodes sau đó lan nhanh ra sườn Núi Bàn và tiến vào trường đại học Cape Town. Phải mất hơn 6 tiếng, 100 lính cứu hỏa mới khống chế được đám cháy với sự giúp đỡ của bốn trực thăng chữa cháy liên tục thả bom nước xuống các khu vực có nguy cơ bắt lửa và thêm 3 chiếc nữa tham gia chữa cháy.

Ảnh: BBC

Thiệt hại ban đầu theo các cơ quan chức năng cho biết 2 tầng của thư viện cổ Jagger gần 200 năm tuổi đã bị ngọn lửa tàn phá, công trình kiến ​​trúc lịch sử như cối xay gió Mostert’s Hill cũng bị hư hại nặng nề.

Đặc biệt, bên trong thư viện Jagger là nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu quý hiếm, theo thống kê sơ bộ gồm 85.000 tài liệu thuộc nhiều thể loại như phim, bản thảo, sách, ảnh tài liệu chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.


Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tái tạo lại một phần bức tranh bị khuyết

Ảnh: Oxia Palus

Để kỷ niệm 48 năm ngày mất của Pablo Picasso, ngày 8/4, hai nhà khoa học đã kết hợp nghệ thuật và trí tuệ nhân tạo, nhằm tái tạo lại một tác phẩm nghệ thuật bị mất ẩn bên dưới bức tranh La Miséreuse accroupie đã hoàn thành của nghệ sĩ nổi tiếng, được cho là của Santiago Rusiñol.

Dự án có tên Oxia Palus, là sản phẩm trí tuệ của hai tiến sĩ trường Đại học London – Anthony BourachedGeogre Cann, sử dụng thuật toán Deep Neural Network được phát triển bởi các nhà nghiên cứu của đại học Tubingen ở Đức để phân tích tia X các tác phẩm hội họa và dựa trên các tác phẩm cùng tác giả, máy tính có thể tạo ra phiên bản đầy đủ màu sắc và bố cục bị mất.

Phương pháp này lần đầu thử nghiệm trên The Old Guitarist của Picasso vào năm 2019 và đến nay, Oxia Palus đã tạo ra hình ảnh màu của 20 bức tranh bị mất, trước đây chỉ được nhìn thấy qua X-quang.

Tổng hợp: Hoàng
Nguồn: Artnews, Artnet

Cùng tác giả

#Tag

Hoàng netflix nghệ thuật Nicolas Poussin Oscar 2021 samsung Series Điểm tin nghệ thuật trí tuệ nhân tạo

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…