Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 3/2021

Vụ kiện bản quyền hình ảnh của Andy Warhol vẫn chưa đến hồi kết, tác phẩm sắp đặt mới ở Ý về ảnh hưởng của đại dịch lên nghệ thuật hay đám cháy lớn gây hư hại hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật ở Brazil sẽ là những tin tức nổi bật trong tháng 3 vừa qua.

Và không để các bạn chờ đợi lâu hơn nữa, chúng mình sẽ cùng bắt đầu điểm tin tháng ngay dưới đây.


Tây Ban Nha: Thu giữ bộ ba tranh giả với giá trị hơn chục triệu đô

Ảnh: Artnet

Cụ thể ngày 28/3 vừa qua, cảnh sát Generalitat, Valencia đã thu giữ 3 bức tranh giả mạo của các danh họa nổi tiếng El Greco, Francisco de GoyaAmedeo Modigliani, đến từ một nhà sưu tầm không chuyên ở tỉnh Toledo. Người bán, không được tiết lộ danh tính, được cho là đã làm việc với nhiều phòng tranh ở Thụy sĩ, Mexico và Đức để chào bán các tác phẩm và đổi lấy 10% hoa hồng.

Giá trị của thương vụ mua bán nếu trót lọt này lên đến hơn 12,5 triệu euro, trong đó bức tranh giả của Modigliani được định giá 8,5 triệu euro, Goya là 1,5 triệu euro và El Greco là 2,5 triệu euro. Rất may các bức tranh giả này đã được thu giữ kịp thời vì theo các cơ quan chức năng cho biết, rất nhiều vị khách ‘tiềm năng’ đã xếp hàng săn đón để có quyền sở hữu một trong số các tác phẩm giả mạo trên.

Người đứng đầu bộ phận Di tích lịch sử Generalitat, Antonio Lopez cho biết: “Việc mua bán tranh giả là một vấn đề dai dẳng trong thị trường nghệ thuật khiến các cơ quan cảnh sát phải lo lắng. Ngay cả nhà sưu tập, nhà môi giới tranh và người thân của các cố họa sĩ, họ cũng bất lực khi nhìn thấy thị trường bất hợp pháp này ngày càng gia tăng.”


Mỹ: Phán quyết tiếp theo trong vụ kiện bản quyền hình ảnh của Andy Warhol

Ảnh: Richard Drew

Trong diễn biến mới nhất về vụ kiện bản quyền hình ảnh của Andy Warhol, Tòa án phúc thẩm vòng 2 đã đưa ra phán quyết vào ngày 26/3 rằng Warhol đã sử dụng không hợp pháp bức chân dung Prince Rogers Nelson năm 1981 của Lynn Goldsmith cho loạt tác phẩm với hình ảnh tương tự năm 1984 của chính Warhol. Quyết định này đã đi ngược lại phán quyết lần trước được đưa ra vào năm 2019 bởi Tòa án Southern District, New York, nơi đã đưa ra phán quyết có lợi cho Andy Warhol Foundation.

Vụ kiện này được bắt đầu vào năm 2017, khi đó Goldsmith đã đệ trình lên tòa án về vụ việc liên quan đến “Prince Series” có những hình ảnh dựa trên bức chân dung Prince Rogers Nelson được cô chụp khi làm nhiệm vụ cho Newsweek. Năm 1984, Goldsmith cấp phép bức chân dung Prince của cô cho Vanity Fair, và ủy quyền cho Andy Warhol thực hiện 1 tác phẩm nghệ thuật dựa trên bức ảnh này.

Ảnh: artnet

Sau đó Warhol tiếp tục tạo thêm 15 tác phẩm khác và Goldsmith cho biết cô không hề biết đến chuyện này cho đến năm 2016, khi Prince qua đời và Conde Nast đã xuất bản một tạp chí tưởng nhớ có hình ảnh của Warhol mà không có bất kì sự ghi nhận nào đối với Goldsmith.

Trong quyết định của mình, thẩm phán Gerald Lynch đã viết rằng các hình ảnh tái hiện của Warhol về bức ảnh của Goldsmith không được coi là “biến đổi” vì những yếu tố thêm vào.

“Prince Series” giữ lại các yếu tố chủ đạo của tác phẩm gốc và những sửa đổi của Warhol chủ yếu phục vụ cho việc phóng đại một số yếu tố của chất liệu và giảm thiểu đi những yếu tố khác. Mặc dù đó là những tác động thay đổi lên tác phẩm gốc theo một cách ấn tượng hơn về chủ thể nhưng bức ảnh của Goldsmith vẫn là nền tảng để nhận biết mà Series Princes được xây dựng.

Thẩm phán Gerald Lynch viết trong phán quyết.

Về phía Andy Warhol Foundation, luật sư đại diện của họ, Luke Nikas tuyên bố sẽ theo đuổi kháng cáo này đến cùng và phán quyết này sẽ không thay đổi được những cống hiến mà Andy Warhol đã gây dựng nên đối với lịch sử nghệ thuật.

Dự kiến phiên phúc thẩm tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2023 và được chuyển tới một tòa án cấp thấp hơn.


Dubai: Bức tranh lớn nhất thế giới được bán với giá 62 triệu đô

Ảnh: Kamran Jebreili

The Journey of Humanity (Hành trình của nhân loại) được hoàn thành vào năm 2020 trong thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, Sacha Jafri đã tạo nên một tác phẩm trừu tượng đầy màu sắc và sách kỷ lục Guinness đã xác nhận đây là bức tranh lớn nhất thế giới.

Ngày 23/3 vừa qua, bức tranh này đã được bán đấu giá tại khách sạn Atlantis The Palm ở Dubai với giá trị 62 triệu đô và trở thành một trong những tác phẩm đắt giá nhất của một nghệ sĩ còn sống. Chia sẻ về việc đấu giá của The Journey of Humanity, Sacha Jafri cho biết ban đầu anh dự định sẽ cắt nhỏ bức tranh này ra thành 60 tấm để gây quỹ 30 triệu đô nhằm hỗ trợ “bình đẳng kỹ thuật số toàn cầu”.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Altius Gestion Internatinal Holding, ông Andre Abdoune đã quyết định muốn mua nguyên toàn bộ bức tranh. Số tiền thu được sẽ dành cho nhiều tổ chức khác nhau bao gồm: UNICEF, UNESCO, Bộ giáo dục UAE và Quỹ Global Gift.


Hà Lan: Bảo tàng Rijks vinh danh các nữ nghệ sĩ

Ảnh: Paulo Amorim

Bảo tàng Rijks ở Amsterdam sẽ đưa các tác phẩm của các nữ nghệ sĩ thế kỷ 17 trưng bày trong phòng danh dự của bảo tàng. Theo El País, ba bức tranh này bao gồm The Serenade (1629) của Judith Leyster, Memorial Portrait of Moses ter Borch (1667-1669) của Gesina ter BorchStill Life with Flowers in a Glass Vase (1690) của Rachel Ruysch. Trước đó trong phòng danh dự này là các tác phẩm của những danh họa nổi tiếng nhất Hà Lan như Frans Hals, Vermeer và Rembrandt.

Memorial Portrait of Moses ter Borch (1667 – 1669 ) – 76.2 × 56.5 cm – G. ter Borch

Taco Dibbits, giám đốc của bảo tàng Rijks chia sẻ với El País rằng “Bằng những nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi đang cố gắng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh hơn về nghệ thuật Hà Lan”. Phụ trách nghệ thuật thế kỷ 19 của bảo tàng, Jenny Reynaerts cũng nói thêm rằng với bộ sưu tập này, nó sẽ đem đến góc nhìn đa chiều hơn về văn hóa và giá trị lịch sử của những nữ nghệ sĩ đem đến.


Ý: Tác phẩm sắp đặt về ảnh hưởng của đại dịch lên nghệ thuật thế giới

Nghệ sĩ đường phố JR, được biết đến với các tác phẩm sắp đặt cỡ lớn, đã trưng bày một tác phẩm cao gần 28m với tên gọi “La Ferita” (Vết Thương) tại Palazzo Strozzi, một trung tâm nghệ thuật văn hóa lịch sử ở Florence.

Tác phẩm này được đặt ở mặt tiền của tòa nhà và mô phỏng một lỗ hổng khổng lồ, bên trong vết rách là hình ảnh nội thất phục hưng của Palazzo với hình ảnh ghép đen trắng. Bắt đầu sự nghiệp ở tuổi 13, JR được biết đến là một nghệ sĩ Graffiti ở Pháp, các tác phẩm của anh được trưng bày trên cầu thang, toa tàu hay thậm trí trên đỉnh bảo tàng Louvre.

Tâm sự với CNN, JR cho biết “Đi dạo qua Florence những ngày này thật kỳ lạ – Không có du khách như trước kia và ở đây chỉ là sự tĩnh lặng… Không cần vào bảo tàng, tham gia các buổi hòa nhạc hay dành thời gian tại một cuộc triển lãm, chúng tôi nhận ra rằng chính văn hóa đã mang lại màu sắc cho cuộc sống và vẻ đẹp của thành phố này”.

“Vết nứt” này tượng trưng cho những tổn thương mà tất cả các địa điểm văn hóa gặp phải trong thời gian đại dịch diễn ra. Ngành nghệ thuật bị tàn phá bởi sự đóng cửa liên tục của các viện bảo tàng, phòng trưng bày, nhà hát, thư viện – ngay cả những tổ chức lớn cũng đang vật lộn để trở lại.


Brazil: Đám cháy lớn phá hủy hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật

Ảnh: Twitter/@backalves__

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho chứa Alke, một đơn vị lưu trữ nghệ thuật ở Taboão da Serra, bang Sao Paulo, Brazil. Ngọn lửa bùng phát lúc 5h20 chiều ngày 25/03 và phải mất 5 giờ, đội cứu hỏa địa phương mới khống chế được đám cháy.

Tuy không có ai bị thương nhưng hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật ở đây đã bị hư hại đáng kể. Được biết rất nhiều phòng tranh có tiếng sử dụng nơi đây để lưu trữ các tác phẩm của mình như Nara Roesler, Luciana BritoSimões de Assis.

Hiện tại nguyên nhân cũng như giá trị hư hại thực tế vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Araujo, người điều hành cơ sở này cho biết “Về phía công ty, chúng tôi không có lời biện minh nào cho sự cố này… Và đây là lần đầu tiên trường hợp hi hữu này đã diễn ra trong lịch sử của chúng tôi”. Bên cạnh đó, kho chứa Alke cũng được cấp Giấy chứng nhận của sở Phòng cháy chữa cháy(AVCB) chứng minh đây là cơ sở an toàn.

Tổng hợp: Hoàng
Nguồn: Artnews, Artnet, CNN, ArtReview

Cùng tác giả

#Tag

andy warhol fake art Lynn Goldsmith nghệ thuật sắp đặt Prince Series Rijksmuseum Series Điểm tin nghệ thuật the journey of humanity tranh giả điểm tin

iDesign Must-try

Thiên nhiên sống động qua nét bút đơn sắc của Tomoaki Murayama
Thiên nhiên sống động qua nét bút đơn sắc của Tomoaki Murayama
Với niềm say mê đặc biệt dành cho nghệ thuật và tình yêu thiên nhiên ngay từ thuở bé, Tomoaki Murayama, một nghệ sĩ Nhật Bản đã tạo nên vô…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Hayao Miyazaki tung poster bộ phim hoạt hình cuối cùng mà ông thực hiện “How Do You Live?” như một lời tạm biệt, Intel thiết kế kiểu chữ miễn phí nhằm…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 05/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 05/2023
TikTok tung ra kiểu chữ mới nhằm cải thiện khả năng đọc và giữ chân người dùng; FIFA rục rịch giới thiệu Logo thương hiệu chính thức cho World Cup…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Dove tung ra quảng cáo để thay đổi ‘lý tưởng làm đẹp độc hại’ của thanh thiếu niên, Fanta ra mắt bộ nhận diện thương hiệu toàn cầu, Mr.Doodle tổ…
Câu chuyện về thiên nhiên và sự biến đổi, câu chuyện của ánh sáng
Câu chuyện về thiên nhiên và sự biến đổi, câu chuyện của ánh sáng
Ẩn mình trong những khu rừng và dọc theo các bở biển, những tác phẩm sắp đặt ánh sáng huyền bí của nghệ sĩ người Na Uy, Rune Guneriussen, dường…