Thụy Sĩ: Luộc sống tôm hùm sẽ bị phạt 1500$

Vừa qua, Chính phủ Thụy Sĩ đã thông qua quy định mới và trở thành quốc gia ăn tôm hùm nhân văn nhất. Theo đó, hành động “nhúng tôm hùm vào nước sôi phổ biến ở các nhà hàng sẽ bị cấm tuyệt đối”.

Theo tờ Washington Post, Văn phòng liên bang về an toàn thực phẩm và hoạt động thú y cho hay điều luật này chịu ảnh hưởng lớn từ phía các nhà hoạt động vì quyền động vật. Họ đã nhiều lần lên án chỉ trích cách làm này vì cho rằng tôm hùm và các loài giáp xác khác cũng biết cảm nhận đau đớn. Việc bỏ vào ướp đá hoặc bị luộc sống trong nước sôi là vô nhân đạo.

Bằng chứng cho thấy tôm hùm cũng biết đau

Quyết định này của chính phủ Thụy Sĩ nhận được nhiều luồng tranh luận trái chiều. 

Vào thế kỷ 17, nhà triết học người Pháp René Descartes đã khẳng định những con vật không phải con người sẽ không biết đau. Trong khi đó Peter Singer, nhà nghiên cứu đạo lý sinh vật học và tác giả cuốn Animal Liberation xuất bản năm 1975, khẳng định nhận thức không nhất thiết đóng vai trò then chốt. Bởi động vật có não nhỏ, hay “ít nhận thức” hơn con người không đồng nghĩa chúng không có khả năng thấy đau đớn. Ông Singer dẫn thêm ví dụ rằng trẻ sơ sinh hay người thoái hóa thần kinh chưa chắc không đau như chúng ta thấy đau.

Trong lĩnh vực khoa học, tranh cãi cũng không khá khẩm hơn. “Chúng có thể nhận biết về môi trường, nhưng có lẽ chúng không có khả năng xử lý cơn đau” – Bob Bayer, tổng giám đốc Viện nghiên cứu về tôm tại Đại học Maine, nhận định. Nhưng thực chất mỗi năm lại có một viện nào đó công bố một kết quả khác nhau về có hay không nỗi đau của tôm cá.

Giáo sư Brian Key, nhà nghiên cứu thần kinh học kỳ cựu tại Đại học Queensland, Úc cũng từng khẳng định cá không biết đau (và tôm càng không thể). Chúng không hề có vỏ não nên không hề có chức năng thần kinh để nhận biết cơn đau. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu, trong đó có cả Robert Elwood, giáo sư danh dự hành vi động vật tại Đại học Queen ở Bắc Ailen, lại không đồng ý với quan điểm này.

Năm 2013, Elwood thực hiện một thí nghiệm về phản ứng của cua khi bị sốc điện. Trong một thí nghiệm khác, ông cho râu tôm tiếp xúc với một lượng acid nhẹ, con tôm sẽ liên tục chà xát chỗ đó. Ngoài ra, ông cho cua lựa chọn giữa một nơi trú ẩn bị gây sốc điện và nơi ẩn náu bình thường, cua sẽ chọn nơi trú ẩn không bị sốc điện.

idesign thuy si che bien tom hum sai cach se bi phat 1500 thumb

“Với những dữ liệu mà chúng tôi có, rất có khả năng là tôm hùm biết cảm nhận đau đớn”, ông Elwood nói. “Chúng ta bảo vệ loài chim, động vật có vú, vậy tại sao không phải là tôm hùm hay cua?”

Giết chết một cách nhân đạo

Các chuyên gia đều cho rằng phương pháp sốc điện và “phá hủy cơ học” – cắt nhanh chúng bằng dao sắc để phá hủy hệ thần kinh – là những phương pháp hữu hiệu nhất.

“Các loài giáp xác còn sống, như tôm hùm, sẽ không bao giờ được phép ướp đá hoặc bỏ vào nước đá trong quá trình vận chuyển. Động vật thủy sinh phải được để trong môi trường tự nhiên của chúng. Phải gây mê các loài giáp xác trước khi giết chúng”.

Thụy Sĩ không phải là quốc gia duy nhất có quy định bảo vệ tôm hùm khỏi các cách chế biến gây đau đớn. Thực tế việc cấm luộc sống tôm cũng diễn ra ở các nơi khác như New Zealand hay Reggio Emilia – một thành phố phía bắc nước Ý.

Nguồn: theethicalist
Ảnh bìa: Robert F. Bukaty/Associated Press
Người dịch: Cải


Người dịch: Cải


Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị chế biến đúng cách crabs lobsters tôm hùm

iDesign Must-try

Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Những loại cây có tính xâm lấn cao có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật ở nơi bạn dự định rải bom, làm hại đến các…
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Mô phỏng hành động đào ấy, OPEN muốn tạo ra những không gian kết nối nhau thật tự nhiên và mượt mà, gợi nên dáng hình những hang động, nơi…
Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
“Chúng tôi muốn thay đổi quan điểm của mọi người về chiếc bàn chải đánh răng…” Bogobrush được đồng sáng lập bởi Heather McDougall và em trai John McDougall, cả hai…
Chúng ta có đang dùng sai các thuật ngữ liên quan đến môi trường không?
Chúng ta có đang dùng sai các thuật ngữ liên quan đến môi trường không?
Nếu như ta lựa chọn một sản phẩm hay một lối sống chỉ vì một 'từ khóa' gắn với nó mà không nhìn ra bản chất tác động của nó…
Bureo - xưởng tái chế lưới đánh cá thành đồ chơi
Bureo - xưởng tái chế lưới đánh cá thành đồ chơi
Bureo, một xưởng sản xuất Mỹ, đã tìm ra cách để giảm số lượng lưới cá nhựa cũ. Quy trình của Bureo tập trung ở Chile. Net Positiva, chương trình…
Thiết kế bện cỏ thành cầu treo cuối cùng của nền văn hóa Inca
Thiết kế bện cỏ thành cầu treo cuối cùng của nền văn hóa Inca
Phương pháp làm cầu đã được truyền lại qua bao thế hệ nhưng gần như chẳng thay đổi gì. Một phần vô cùng quan trọng trong phong tục này là…