Thiết kế bện cỏ thành cầu treo cuối cùng của nền văn hóa Inca

Mặc dù một cây cầu sắt thép mới đã được xây dựng gần đó để cho xe cộ đi qua sông nhưng những cư dân xung quanh vẫn tiếp tục dùng cây cầu cũ kỹ từ cỏ này để đi bộ qua sông khi cần mua bán hay thăm viếng nhau.

Trên một hẻm núi cao ở khu vực dãy Andes thuộc Peru có một cây cầu cũ kĩ treo chùng chằng bắc qua con sông Apurímac. Mỗi mùa xuân, các cộng đồng dân cư ở đây sẽ tụ tập lại để cùng thực hiện nghi lễ tu bổ cầu.

Các nhóm sẽ bắt đầu làm từ hai phía đầu cầu cùng một lúc. Người dân làng sẽ giăng một sợi dây thừng dài hơn 30m và to bằng bắp đùi một người dọc theo cây cầu cũ. Sau đó, kết cấu cầu cũ sẽ bị chặt đứt và những mảnh cũ kĩ ấy sẽ rơi xuống hẻm núi phía dưới.

Sau ba ngày cầu nguyện, ăn mừng và làm việc của dân làng, cây cầu mới sẽ được bện thành. Cây cầu Q’eswachaka đã được xây dựng rồi liên tục làm lại như thế trong suốt năm thế kỷ qua.

Sau khi nhưng sợi chính của kết cấu mới được căng lên thì cây cầu cũ sẽ bị cắt đứt và rơi xuống con sông bên dưới

Những cây cầu lịch sử

Suốt hàng trăm năm qua, đây chính là con đường duy nhất nối liền những ngôi làng ở hai bên bờ sông. Đây là loại cầu phổ biến dưới đế chế Inca một thời, kết nối phần lãnh thổ rộng lớn của đế chế này. Hệ thống cầu này là một phần của Great Inca Road (Con đường vĩ đại của Inca).

Tuyến đường trải dài gần 40.000 km giúp kết nối những cộng đồng ở nơi hẻo lánh, cho phép binh lính, khách bộ hành và dân chúng đi qua khắp miền của đế chế. Hệ thống giao thông ấy từng được người Inca coi là một phần trong việc thực hiện sứ mệnh của họ “đến và sắp xếp lại thế gian sau thời hỗn mang”.

Những cây cầu cỏ như thế này là một phần quan trọng trong quá trình mở rộng của đế chế Inca từ Cuzo theo bốn hướng và vượt qua điều kiện địa lý khắc nghiệt của dãy Andes. Ngay chính thực dân Tây Ban Nha khi lật đổ đế chế này vào thế kỷ 16 cũng đã phải kinh ngạc trước kết cấu của những cây cầu treo người Inca tạo ra ở những khu vực nơi lòng sông quá rộng, không thể dùng gỗ bắc qua.

Những cây cầu từ cỏ và cây như thế này đã từng là một phần quan trọng trong chính sách mở rộng của đế chế Inca

Nhưng theo năm tháng, những cây cầu này dần bị phá hủy. Một số không còn được dùng đến và cuối cùng đã biến mất khi những con đường và cây cầu xe ô tô đi qua được bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 20.

Mặc dù một cây cầu sắt thép mới đã được xây dựng gần đó để cho xe cộ đi qua sông nhưng những cư dân xung quanh vẫn tiếp tục dùng cây cầu cũ kỹ từ dây thừng này để đi bộ qua sông khi cần mua bán hay thăm viếng nhau.

Một phần cũng nhờ vị trí biệt lập của mình mà truyền thống ở cây cầu Q’eswachaka được kéo dài tới ngày nay và vẫn còn là thứ kết nối bốn cộng đồng nói tiếng Quechua là Huinchiri, Chaupibanda, Choccayhua và Ccollana.

Cây cầu cỏ cuối cùng của nền văn hóa Inca

Vào năm 2013, cây cầu Q’eswachaka được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nhờ vào vai trò quan trọng của nó đối với những người dân đang sinh sống tại khu vực ấy.

“Bạn có thể thấy được cả một nền văn hóa từ 500 năm trước vẫn còn sống ngay đây. Đế chế của người Inca đã không còn nhưng một phần văn hóa của họ vẫn còn sót lại trong những ngôi làng thế này.”

José Barreiro – đồng giám tuyển cho một triển lãm về con đường Inca và từng nghiên cứu về cây cầu Q’eswachaka.

Cây cầu mỗi năm được làm lại một lần

Phương pháp làm cầu đã được truyền lại qua bao thế hệ nhưng gần như chẳng thay đổi gì. Một phần vô cùng quan trọng trong phong tục này là ý niệm về sự chung tay lao động. Các cộng đồng cùng nhau làm việc vì một mục tiêu chung, không đòi hỏi được trả công vì họ biết cả ngôi làng của mình thậm chí cả vùng sẽ đều có lợi khi công việc hoàn thành.

Mọi thứ bắt đầu từ việc thu gom những sợt cỏ dài rồi bện chúng lại thành những sợi dây thừng. Những sợi dây nhỏ được bện thành những sợi dây tơ hơn trước khi được bện tiếp thành những sợi cáp to nặng để neo giữ cầu. Các cộng đồng sau đó sẽ cùng nhau hợp sức để kéo căng những sợi cáp ra, chuẩn bị cho việc lắp đặt.

Những sợi cỏ mỏng manh này sẽ là vật liệu chính làm nên cây cầu nối liền hai vách núi cheo leo
Những người phụ nữ Quechua bện những sợi cỏ ichu lại thành dây thừng trên đỉnh một hẻm núi. Trong khi diễn ra nghi lễ, phụ nữ không được phép đi xuống gần cây cầu để tránh mang đang điềm gở.
Những người dân từ các cộng đồng khác nhau cứ bện mãi những sợi cỏ vào nhau đến khi tạo ra những sợi dây thừng đủ chắc chắn để nối liền hai bờ sông

Những sợi cáp được gắn chặt vào trụ đá vững chắc để những người thợ làm cầu dày dặn kinh nghiệm bắt đầu tạo nên chiếc cầu từ hai đầu rồi tiến dần vào giữa. Phần sàn cầu và hai bên sẽ được đan bằng sợi và que. Khi những người thợ từ hai đầu cầu gặp nhau, họ xếp những miếng lót lên phần sàn và thế là một cây cầu mới ra đời.

Điều tuyệt vời nhất về cây cầu cỏ này có lẽ không phải ở sự độc đáo trong kết cấu mà chính là tinh thần gắn kết của những người làm ra nó.

Trong những năm gần đây đã có một sự thay đổi đáng chú ý trong phong tục này. Đó chính là tần suất sửa cầu. Trước đây, những cộng đồng xung quanh sửa cầu ba năm một lần. Nhưng khi việc di chuyển đến đây thuận lợi hơn và nhiều du khách tới đây hơn, họ sửa cầu mỗi năm một lần vừa để đảm bảo an toàn vừa để thu hút du lịch nhờ hoạt động vô cùng độc đáo này.

Những người làm cầu đang đang phải thành cầu và lòng cầu từ sợi và cành cây nhỏ

Khi cây cầu hoàn thành, những người dân nơi đây sẽ ăn mừng với âm nhạc, những lời cầu nguyện và tiệc tùng. Sau đó, cây cầu Q’eswachaka đã sẵn sàng cho một năm tiếp theo trước khi lại được làm mới.

Mong rằng cây cầu cỏ Q’eswachaka và những nét văn hóa Inca chứa trong đó vẫn sẽ tồn tại trong cuộc sống của các cộng đồng tại đây.

Nguồn: National Geographic
Ảnh: Jeff Heimsath
Dịch: Xanh Va

Cùng tác giả

#Tag

Andes cầu bằng cỏ cầu treo cây thành thị Inca peru Quechua

iDesign Must-try

Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
“Chúng tôi muốn thay đổi quan điểm của mọi người về chiếc bàn chải đánh răng…” Bogobrush được đồng sáng lập bởi Heather McDougall và em trai John McDougall, cả hai…
Bureo - xưởng tái chế lưới đánh cá thành đồ chơi
Bureo - xưởng tái chế lưới đánh cá thành đồ chơi
Bureo, một xưởng sản xuất Mỹ, đã tìm ra cách để giảm số lượng lưới cá nhựa cũ. Quy trình của Bureo tập trung ở Chile. Net Positiva, chương trình…
Hà Lan xây trang trại nổi đầu tiên đối phó với biến đổi khí hậu
Hà Lan xây trang trại nổi đầu tiên đối phó với biến đổi khí hậu
Ngày càng có nhiều công trình nổi được ra đời nhằm đối phó với những cơn bão.
Ngay cả cún yêu cũng có mái nhà xanh
Ngay cả cún yêu cũng có mái nhà xanh
Sở hữu ngôi nhà này, cún yêu của bạn sẽ không lo buồn chán, còn được hít thở không khí trong lành nhờ thảm cỏ xanh um trên mái nhà.…
Thức ăn của phi hành gia có bao bì thế nào?
Thức ăn của phi hành gia có bao bì thế nào?
Ngày nay, con người có xu hướng khám phá vũ trụ, việc mang theo lương thực, nấu nướng và thưởng thức đồ ăn khi đi “du lịch” luôn xuất hiện…
Chào mừng bạn đến với phòng ngủ trơ trọi tại Thụy Sĩ
Chào mừng bạn đến với phòng ngủ trơ trọi tại Thụy Sĩ
Nếu bạn thích ngủ lều, trải nghiệm này tại Thuỵ Sĩ chắc chắn sẽ hớp hồn bạn.