14 vật dụng bạn không nên vứt vào thùng rác

Có bao giờ bạn để ý những thứ rác thải bạn vứt đi là gì và chúng sẽ đi đâu không? Mỗi ngày, thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 8300 tấn rác (số liệu 2017) và hầu hết trong số đó đều được xử lý bằng cách chôn lấp. Dù ít hay nhiều, miễn là có hành động, thì những hành động của bạn sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Tham khảo 15 loại rác thải mà bạn không nên vứt vào thùng rác dưới để góp một phần vào việc giảm thiểu lượng rác mà con người thải ra nhé!

THÙNG CARTON 

Phải nói, thùng carton là một trong những thứ hay ho mà chúng ta có thể tái sử dụng rất nhiều lần. Đừng vội vứt đi, hãy cất gọn chúng trong nhà và bảo đảm sẽ có nhiều lúc bạn cần đến chúng.

NHỰA

Tác hại của nhựa đối với môi trường hẳn ai cũng rõ. Hãy cố gắng cắt giảm sử dụng nhựa/ túi nilon trong cuộc sống hằng ngày: một hành động nhỏ có thể “giải cứu” thế giới!

  • Thay vì sử dụng những chai nước suối/ ly nhựa loại chỉ sử dụng 1 lần được bán tại cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, bạn hãy mang theo bình nước cá nhân. Bình cá nhân có thể được sử dụng nhiều lần và cũng không chiếm quá nhiều không gian.
  • Thay vì sử dụng túi nilon khi đi chợ, shopping, bạn có thể mang theo một chiếc túi được làm từ các vật liệu có khả năng tái chế và thân thiện với môi trường hơn như túi giấy, túi vải…
  • Thay thế ống hút nhựa bằng ống hút tre.
  • Chủ động mang theo hộp đựng thức ăn, hoặc ăn tại quán nếu có thời gian. Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bạn mà còn giảm thiểu việc sử dụng những vật dụng gây hại đến môi trường.

GIẤY

Giấy được làm từ gỗ cây, lãng phí giấy đồng nghĩa với việc gián tiếp phá hoại rừng và môi trường sống của con người. Hãy để ý hơn trong việc sử dụng giấy.

BĂNG NHẠC 

Ngày nay khi mạng Internet trở nên phổ biến, việc nghe nhạc hay xem phim bằng những chiếc đĩa CD đã trở nên lỗi thời. Nhưng hãy khoan bỏ chúng đi, có rất nhiều cách để tái sử dụng đấy. Bạn có thể sáng tạo hàng nghìn cách khác nhau tùy theo ý thích của mình! 

NÚT BẦN 

Nút bần được làm từ cây gỗ sồi, là vật liệu bền vững và có thể tái tạo 100% khi được xử lý đúng cách. Đừng ngạc nhiên nếu phát hiện thấy nhiều món đồ trang trí cực kỳ đáng yêu được tái chế từ nút bần nhé!

THỨC ĂN THỪA

Bạn có biết: Lãng phí thực phẩm chính là một trong những nguyên nhân to lớn dẫn đến ô nhiễm môi trường? Sử dụng hợp lý, tiết kiệm thực phẩm chính là mang lại cả 2 lợi ích lớn về kinh tế và môi trường.

Một trong những cách xử lý nguồn thức ăn thừa mà các bạn có thể dễ dàng học hỏi, đó là phân phát chúng cho những ai đang cần hoặc ủ làm phân hữu cơ. 

NHÔM

Người Mỹ đã vứt bỏ gần 1 tỷ đô la vào thùng rác – tổng giá trị của những lon nhôm mỗi năm. Thay vào đó, bạn có thể bán chúng lại cho những người thu mua phế liệu và sử dụng số tiền đó làm được thêm nhiều điều ý nghĩa hơn, đúng không nào?

CHẤT THẢI HOÁ HỌC

Ngưng ngay việc vứt Hóa chất từ chất tẩy rửa gia dụng, chất chống đông, dầu ô tô, chất lỏng truyền đỏng, chất lỏng động cơ và thuốc trừ sâu vào sọt rác nếu không muốn môi trường ngày càng tệ hơn!

Nếu không thể sử dụng hết, bạn có thể quyên góp cho ai đó, gửi đến các tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương hoặc các nhà sản xuất để được đề xuất về những việc cần làm. 

PIN CŨ

Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí nặng nề. Bạn có thể gửi pin, hay những đồ điện tử đã qua sử dụng đến cho Việt Nam Tái Chế nhé, các bạn này sẽ đến thu gom tận nơi. Cây thành thị hy vọng sau khi biết thông tin này, các bạn sẽ tìm thấy cho mình những phương án khác hợp lý hơn để tái chế chúng, chẳng hạn như gửi tặng chúng.

QUẦN ÁO CŨ 

Xu hướng thời trang nhanh mang đến lượng lớn quần áo mới với tốc độ vô cùng nhanh đi kèm chi phí thấp, tập trung vào những xu hướng mới nhất hoặc phong cách của những người nổi tiếng. Chúng tác động tiêu cực đến môi trường sống vì gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng hóa chất độc hại và làm tăng lượng chất thải quần áo. Bạn có thể góp phần chung tay bảo vệ môi trường bằng một hành động nhỏ của mình, chẳng hạn như là đem quyên góp quần áo cũ chẳng hạn.

ĐỒ ĐIỆN TỬ 

Các thiết bị điện tử thường có các hóa chất khắc nghiệt gây hại cho môi trường, đó là lý do tại sao một số bang đã thực hiện chiến dịch kêu gọi cộng đồng không nên vứt chúng vào sọt rác.

ĐỒ THUỶ TINH

Thủy tinh là vật liệu có khả năng tái chế tuyệt vời – không mất độ tinh khiết hoặc giảm chất lượng sau nhiều lần sử dụng.  Chúng ta có thể sáng tạo vô tận từ những chiếc thủy tinh này, vì vậy đừng bao giờ vứt bỏ nó đi! 

CHÌA KHOÁ

Những chiếc chìa khó hỏng sẽ trở nên hữu ích hơn tại công ty Keys for Hope. Sau khi làm tan chảy chúng dưới nhiệt độ cao phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau, họ bán lại cho các trung tâm tái chế và toàn bộ số tiền thu về được sử dụng để giúp đỡ những vô gia cư. 

MẮT KÍNH

Với những chiếc mắt kính thừa mà bạn không có nhu cầu sử dụng nữa, hãy gửi nó đến tổ chức Lions Club International hoặc New Eyes nhé. Tại đây, họ lại tiếp tục phân phát những chiếc kính ấy đến những người có nhu cầu sử dụng. 

Nguồn: msn
Ảnh bìa: Photo by Jilbert Ebrahimi on Unsplash
Người dịch: Cải

Cùng tác giả

#Tag

bãi rác cây thành thị chôn lấp rác thải tái chế

iDesign Must-try

Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của chủ nghĩa Bauhaus mang tầm ảnh hưởng lớn lao đến ngành thiết kế, thương hiệu mắt kính Vinylize đã tạo ra…
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Thương hiệu mắt kính Ace & Tate đã ốp tường bên trong một cửa hàng tại Antwerp bằng loại gạch làm từ hàng loạt vụn nhựa tái chế lấy từ…
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Sinh viên tốt nghiệp trường Central Saint Martins Chiara Tommencioni Pisapia đã đề xuất một phương án để nâng cấp quy trình tái chế vải bằng cách sử dụng loài…
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Hãy cùng iDesign khám phá quá trình chế tác côn trùng từ kim loại của anh chàng Đỗ Minh Khoa và câu chuyện đằng sau những tác phẩm thủ công…
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop tại Liverpool đã tạo ra bộ sản phẩm đồ dùng nhà bếp từ phần đất sét thừa trong công nghiệp đã qua sử dụng, những thứ sẵn sàng…
Bức thư từ bã kẹo cao su và cuộc đời thứ hai của chúng sau tái chế
Bức thư từ bã kẹo cao su và cuộc đời thứ hai của chúng sau tái chế
Hành trình tái chế của mình bắt đầu từ một chiếc thùng hình tròn màu hồng, được đặt cạnh cột đèn thành phố. Từ đây, cùng nhiều người bạn bã…