‘The French Dispatch’: Sự trở lại ấn tượng của đạo diễn Wes Anderson

Trở lại sau ba năm kể từ dự án Isle of Dogs, đạo diễn Wes Anderson vẫn khiến khán giả phải không ngừng xuýt xoa với óc thẩm mỹ và góc nhìn độc đáo trong bộ phim mới nhất mang tên The French Dispatch.

Trailer của phim The French Dispatch (2021)

Trong vài thập kỷ trở lại đây, thật khó để tìm được một nhà làm phim có phong cách đặc thù và được biết đến bởi đại chúng như Wes Anderson. Khán giả nhận dạng ông qua những khung hình với bố cục đăng đối đã trở thành biểu tượng, bối cảnh, đạo cụ và phục trang theo tông màu tươi sáng và nổi bật, thông điệp xã hội ấn tượng ẩn mình trong những câu thoại mang tính trào phúng. Chính điều này đã góp phần định hình nên “thương hiệu” mang đậm chất riêng của vị đạo diễn người Mỹ và đồng hành cùng ông xuyên suốt các dự án thuộc nhiều chủ đề và thể loại khác nhau trong ba thập kỷ qua.

Những khung hình với bố cục đăng đối thể hiện phong cách làm phim của đạo diễn Wes Anderson
Nam diễn viên kỳ cựu Bill Murray có một vai diễn quan trọng trong bộ phim The French Dispatch

Vừa được ra mắt trong khuôn khổ Liên hoan phim Cannes lần thứ 74 vừa qua, The French Dispatch bao gồm ba câu chuyện khác nhau được kể theo trình tự tuyến tính. Nó được ví như một bức “tam liên họa” (một tác phẩm nghệ thuật được chia làm ba phần) kiểu mới trong lĩnh vực điện ảnh.

Thông qua những khung hình với bối cảnh được đầu tư kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ nhưng vẫn mang dáng vẻ rất đặc thù của Wes Anderson, bộ phim đi sâu vào khai thác về mối quan hệ với nhiều sắc thái cảm xúc giữa những con người xa lạ ở một thành phố giả tưởng của nước Pháp ở thế kỷ hai mươi.

The French Dispatch thể hiện rõ nét tinh thần đấu tranh và nhiệt huyết của những nhà báo Mỹ tại Pháp
Bộ phim đi sâu vào khai thác mối quan hệ với nhiều sắc thái cảm xúc giữa những con người xa lạ tại một thành phố giả tưởng ở thế kỷ hai mươi

The French Dispatch là thể hiện rõ nét tinh thần đấu tranh và nhiệt huyết của những nhà báo Mỹ tại Pháp. Được biết, xuất phát từ sự yêu mến đặc biệt dành cho tờ báo The New Yorker, đạo diễn Wes Anderson khéo léo thể hiện sự nhịp nhàng và vừa vặn trong một câu chuyện mang tính trần thuật về những con người với cá tính độc nhất. Để thông qua đó, bộ phim vừa cuốn khán giả vào một dòng chảy với nhiều tình huống bất ngờ và bùng nổ, vừa khiến người xem được mãn nhãn với những khung hình đầy tính thẩm mỹ. Hơn cả một sự trải nghiệm, vị đạo diễn người Mỹ tự hào thể hiện những “quả ngọt” từ quá trình nghiên cứu thực tế của mình bằng hàng loạt những chi tiết cũng như ẩn dụ sâu xa và đắt giá.

Đạo diễn Wes Anderson say mê làm việc trên phim trường Moonrise Kingdom (2012)

Trong bộ phim điện ảnh thứ mười của mình, khiếu thẩm mỹ cùng óc quan sát đặc biệt của Wes Anderson được thể hiện bằng nghệ thuật dàn cảnh thông minh và tài tình. Đóng góp phần lớn vào sự mượt mà của nhịp phim là tài năng cùng kinh nghiệm của nhà quay phim kỳ cựu Robert Yeoman, một người cộng sự thân thiết đã đồng hành cùng Wes Anderson trong những dự án thành công trước đó. Nhạc sĩ Alexandre Desplat hay nhà dựng phim Andrew Weisblum cũng là những cái tên nổi bật trong thành phần đoàn phim The French Dispatch.

The French Dispatch đánh dấu lần hợp tác thứ bảy của đạo diễn Wes Anderson cùng nam diễn viên Owen Wilson

Đặc biệt, bộ phim cũng đánh dấu lần hợp tác thứ bảy của đạo diễn Wes Anderson cùng nam diễn viên Owen Wilson. Sau hơn ba thập kỷ chứng kiến sự phát triển của nhau, từ những dự án đầu tiên như Bottle Rocket, The Royal Tenenbaums, The Life Aquatic with Steve Zissou đến The Grand Budapest Hotel hay vai trò lồng tiếng trong Fantastic Mr. Fox, Owen bồi hồi nhớ lại: “Thực sự, tôi chẳng hề cảm thấy một thời gian lâu đến thế đã trôi qua. Cứ như mới ngày nào, chúng tôi còn là bạn cùng phòng ở trường đại học Texas, rồi lại cùng tham gia một lớp biên kịch. Thời gian cứ thế trôi đi. Và sắp tới đây, chúng tôi sẽ cùng nhau đến Liên hoan phim Cannes.”

Một phân cảnh được giới thiệu trong The French Dispatch (2021)

Cùng với Owen Wilsion, The French Dispatch còn có sự tham gia của những diễn viên tên tuổi như Adrien Brody, Tilda Swinton, Frances McDormand, Timothée Chalamet, Lyna Khoudri, Jeffrey Wright, Mathieu Amalric, Stephen Park và Bill Murray. Điều này khiến khán giả và giới phê bình mong đợi những màn kết hợp và hóa thân xuất sắc giữa những diễn viên tài năng.

“Chàng thơ” Timothee Chalamet có sự xuất hiện đáng chờ đợi trong The French Dispatch (2021)

Sau khi ra mắt tại Liên hoan phim Cannes, The French Dispatch đã nhận được những lời ngợi khen tích cực từ giới phê bình. Bộ phim dự kiến sẽ được ra rạp vào ngày 22/10 sắp tới.

Đạo diễn Wes Anderson cùng dàn diễn viên The French Dispatch tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 74

Bài viết: Gấu Trúc

Nguồn tham khảo: Indiewire, IMDb.

Cùng tác giả

#Tag

bill murray cannes french new wave gấu trúc Hollywood nghệ thuật owen wilson phim phim điện ảnh the french dispatch Timothée Chalamet wes anderson điện ảnh điện ảnh Mỹ

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…