Gây ấn tượng với vốn kiến thức ‘bỏ túi’ về 7 loại hình nghệ thuật cơ bản (Phần 2)

Tiếp nối phần 1, hãy cùng iDesign đến với 3 loại hình nghệ thuật còn lại với những định nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất về chúng!

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy tầm quan trọng của nghệ thuật trong nhiều thế kỷ thăng trầm và biến động. Dù là ở dạng vật thể hay phi vật thể, nghệ thuật ở mọi thời đại đều chứa đựng những giá trị tư tưởng lớn, đề cao tính nhân văn cũng như hướng đến cộng đồng. Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học và kỹ thuật, nghệ thuật dần chuyển mình thành nhiều hình thức độc đáo và thú vị hơn. Nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn có thể xếp nghệ thuật vào bảy loại hình chính dưới đây:

William Shakespeare, một nhà văn và nhà viết kịch vĩ đại người Anh (1564-1616)

Văn chương là hệ thống ngôn từ phản ánh cuộc sống, được xác thực qua ngôn ngữ của con người. Nó có khả năng diễn đạt đa dạng, bao quát nhiều khía cạnh của một vấn đề, qua đó cho thấy tính cách, nội tâm, tình cảm từ chủ thể. Vì thế, văn chương được xem là cơ sở thể hiện của những loại hình nghệ thuật khác như sân khấu, âm nhạc và điện ảnh. 

Thông qua hệ thống ngôn từ, yếu tố vẫn luôn được sử dụng và phát triển mỗi ngày, văn chương cho thấy khả năng biến hóa cực kỳ ấn tượng. Không chỉ có thể miêu tả hành động của con người hay khoảnh khắc trong một sự kiện và hiện tượng, nó còn diễn đạt được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, thế giới nội tâm với diễn biến cảm xúc vốn phức tạp của mỗi cá nhân. Đặc biệt, hình tượng nghệ thuật trong văn chương được hình thành từ sự tưởng tượng và liên tưởng, bên trong tâm trí người đọc, hay còn gọi là ở chính chủ thể cảm thụ. Trong khi đó, đối với những loại hình nghệ thuật khác, hình tượng nghệ thuật được bao hàm bên trong tác phẩm, hay ở ngoài chủ thể cảm thụ.

Văn chương là hệ thống ngôn từ phản ánh cuộc sống, được xác thực qua ngôn ngữ của con người

Thể loại của văn học bao gồm tất cả những công việc liên quan đến “viết”, trong đó có thể kể đến thơ, kịch, tiểu sử, tiểu thuyết giả tưởng, truyện ngụ ngôn, tùy bút, phóng sự, vv. Trong thế giới hiện đại, với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và kỹ thuật khiến cho quá trình in ấn và phát hành trở nên dễ dàng hơn, văn chương rõ ràng được tạo điều kiện để phát triển và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Thiết kế sân khấu cho vở nhạc kịch “On This Island”, thực hiện bởi họa sĩ Dane Laffrey

Các nhà sử học cho rằng sân khấu đã xuất hiện từ cách đây hàng nghìn năm. Được kết hợp từ nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, nó được thể hiện qua diễn xuất và chuỗi hành động có chủ đích từ những diễn viên trên sân khấu. Vai trò của người biểu diễn đóng vai trò cốt lõi dẫn đến sự thành công hay thất bại của một vở diễn.

Ngôn ngữ tạo nên nghệ thuật sân khấu bao gồm hành động (hình thể, tâm lý, ngôn ngữ) thường mang tính kịch và mục đích tạo ra xung đột, cùng với diễn xuất có chủ ý của diễn viên. Sự chủ ý này dựa trên cơ sở là kịch bản văn học của vở diễn, trong đó bao gồm điều cốt lõi, tinh thần và tư tưởng của tác phẩm. Ngoài ra, đối với những vở diễn lớn, những phương tiện hỗ trợ như âm nhạc, múa, thiết kế sân khấu, đạo cụ, trang điểm, phục trang, vv cũng góp phần tạo nên độ hoành tráng và ấn tượng đối với khán giả.

Nhà hát Majestic, một biểu tượng của thành phố New York, nổi tiếng với vở diễn “Bóng ma trong nhà hát” từ năm 1988

Về thể loại, nghệ thuật sân khấu có: kịch nói, nhạc kịch, kịch rối, kịch truyền hình hay truyền thanh, kịch câm, vv. Mỗi thể loại sẽ mang cho mình một phong cách thể hiện và đặc trưng riêng biệt.

Quá trình sáng tạo ra một tác phẩm điện ảnh được công chúng đón nhận đòi hỏi nhiều tư duy và nỗ lực

Năm 1891, điện ảnh ra đời bằng việc các chuyên gia giới thiệu máy hoạt ảnh Kinetoscope (thiết bị trình chiếu chuỗi hình ảnh trong thời gian ngắn). Vào năm 1895, anh em nhà Lumière chính thức giới thiệu bộ phim đầu tiên trên thế giới đến với công chúng. Từ giây phút đó, cùng với sự ra đời của các thiết bị công nghệ tối tân, điện ảnh từng bước trở thành một nền công nghiệp với quy mô lớn như chúng ta biết hiện nay.

Dù là loại hình nghệ thuật ra đời trễ nhất, điện ảnh vẫn cho thấy tầm ảnh hưởng của mình trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và giải trí của khán giả đại chúng. Bên cạnh đó, nó còn là một công cụ mạnh mẽ để phản ánh và ghi nhận những vấn đề xã hội. So với sự thô sơ của những ngày đầu, điện ảnh giờ đây là lĩnh vực đặc thù, yêu cầu hàng loạt kỹ năng chuyên sâu như kỹ xảo đặc biệt, hoạt họa, trang điểm, phục trang, kịch bản, đạo diễn, quay phim, thiết kế, vv. Nếu điều cốt lõi của sân khấu là diễn viên, thì đối với điện ảnh, dù hành động và diễn xuất của nhân vật là điều quan trọng, nhưng nghệ thuật quay phim, âm thanh và dựng phim là những yếu tố phải lưu tâm.

Một cảnh trong phim Cinema Paradiso (1988), đạo diễn Giuseppe Tornatore

Thông qua chuỗi hình ảnh nối tiếp, không gian đa chiều được thể hiện một cách đầy sáng tạo, thể hiện rõ góc nhìn của người thực hiện. Từ kịch bản văn học, có thể là tiểu thuyết văn học, các nhà làm phim tạo nên kịch bản phân cảnh, với những phân tích kỹ lưỡng về thẩm mỹ hình ảnh và cách trình bày một câu chuyện. Quá trình sáng tạo ra một tác phẩm điện ảnh được công chúng đón nhận đòi hỏi thời gian dài tư duy, nỗ lực và phối hợp giữa nhiều bộ phận.

Oscar là giải thưởng điện ảnh hằng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ

Về thể loại, điện ảnh được chia ra thành nhiều lĩnh vực vì sự phong phú và đa dạng của nó. Nếu dựa theo bối cảnh, ta có phim tội phạm, lịch sử, chiến tranh, khoa học viễn tưởng, cổ trang, vv. Dựa theo kiểu phim, ta có phim hành động, phiêu lưu, hài, tình cảm, kinh dị, vv. Về dạng thực hiện, ta có hoạt hình, tài liệu, khoa học, vv. Ngoài ra, những giải thưởng hằng năm trong lĩnh vực điện ảnh cũng nhận được sự quan tâm từ khán giả đại chúng.

(hết)

Bài viết: Gau Truc.
Nguồn tham khảo: theatre20, adventureswithart, wikipedia.

Cùng tác giả

#Tag

7 loại hình nghệ thuật cơ bản gấu trúc Kiến thức bỏ tủi nghệ thuật cơ bản nghệ thuật nghệ thuật cổ điển nghệ thuật đương đại nhạc kịch phim điện ảnh sân khấu văn chương văn hóa dân tộc điện ảnh

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
/Maybe bạn nên …Đi!/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ. 1. Triển lãm “Thủy triều cảm…